Hà Nội: 17 quận, huyện đã qua 30 ngày không phát sinh dịch tả lợn châu Phi
![]() |
Các địa phương cần triển khai các phương án tiêu độc khử trùng để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan
Bài liên quan
Tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập và bảo vệ môi trường
Khống chế dịch tả lợn châu Phi là nhiệm vụ trọng tâm số một
Quy định mới về mức hỗ trợ tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy kiểm tra sản xuất nông nghiệp và kiểm dịch tại Sóc Sơn
Báo cáo tại Hội nghị giao ban quý II, Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2019, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Hiện nay, tình hình chăn nuôi trâu, bò nhìn chung phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Đàn bò có xu hướng tăng do giá bán ổn định, nhu cầu thị trường lớn, hiệu quả kinh tế cao, riêng chăn nuôi lợn còn gặp khó khăn. Mặc dù vừa qua một số địa phương công bố hết dịch tả lợn châu Phi nhưng do dịch bệnh lan rộng đã gây ảnh hưởng đến phát triển đàn và kết quả chăn nuôi. Số lượng đầu gia súc, gia cầm ước tính: Trâu, bò khoảng 153.000 con, lợn khoảng 1.700 nghìn con và gia cầm khoảng 31 triệu con.
Dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố cơ bản ổn định với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Tai xanh, lở mồm long móng gia súc, Cúm gia cầm và Dại chó mèo.
Đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi, tính đến ngày 9/7/2019, trên địa bàn thành phố đã xảy ra tại 27.689 hộ chăn nuôi (chiếm 34,3 % tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi)/2.295 thôn, tổ dân phố/445 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện (Long Biên, Đông Anh, Hoàng Mai, Gia Lâm, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Trì, Chương Mỹ, Thạch Thất, Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hà Đông, Ứng Hòa, Mê Linh, Bắc Từ Liêm, Ba Vì, Tây Hồ, Thanh Oai, Mỹ Đức, Sơn Tây, Nam Từ Liêm). Dịch làm mắc bệnh và tiêu hủy 481.649 con (chiếm 25,7 % tổng đàn) với trọng lượng 33.151 tấn.
Đến nay, có 68 xã, phường thuộc 17 quận, huyện dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh. Tổng số lợn nái, đực giống mắc bệnh, tiêu hủy là 63.120 con, chiếm 13,1 % tổng số lợn mắc bệnh, tiêu hủy. Ngoài các đợt vệ sinh, khử trùng tiêu độc đại trà; thành phố và chính quyền địa phương đã cấp bổ sung 223 tấn hóa chất và 7.507 tấn vôi bột để khử trùng, tiêu độc ổ dịch và nơi nguy cơ cao.
Nói về vấn đề tái đàn sau khi một vài địa phương đã qua 30 ngày không phát sinh, ông Chu Phú Mỹ cho biết: Dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát trên thế giới 100 năm nay nhưng chưa có nước nào sản xuất thành công vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc đặc trị. Do đó, người chăn nuôi không nên nóng vội, cần xem xét kỹ trước khi tái đàn.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tái đàn, cần phải đảm bảo theo đúng quy định. Đối với các hộ chăn nuôi nằm trong vùng xảy ra dịch tả lợn châu Phi, sau 30 ngày không phát sinh bệnh dịch mới được tái đàn. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi khi tái đàn phải bảo đảm con giống có nguồn gốc rõ ràng, từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc được giám sát định kỳ theo quy định. Lợn vận chuyển từ các tỉnh khác vào thành phố phải có giấy chứng nhận kiểm dịch...
Đặc biệt, nếu tái đàn thì cần từ từ để kiểm tra tình hình trước, không nên làm ồ ạt. Trước khi tái đàn phải khai báo với chính quyền, thú y địa phương và được chính quyền địa phương cho phép. Nếu không khai báo, khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi sẽ không được nhận hỗ trợ và bị xử lý vi phạm. Trong quá trình chăn nuôi, cần áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; hạn chế người chăn nuôi ra vào vùng dịch, không đến các khu tiêu hủy lợn bệnh...
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thay đổi tư duy, phương thức sản xuất nông nghiệp cho các hộ nông dân

Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các loại rau gia vị

Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu mạnh về kinh tế, giàu về văn hóa

Thúc đẩy ngành nông nghiệp huyện Mê Linh phát triển hiệu quả, bền vững

500 sản phẩm OCOP đến tuần tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn

Cập nhật kiến thức khoa học, công nghệ cho bà con nông dân huyện Thạch Thất

Yên Thường hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Nhơn Hải đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của Bình Định

Quảng Nam: Đa dạng sản phẩm OCOP tại triển lãm năm 2025
