Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, tôm "vật lộn" phục hồi sản xuất
Doanh nghiệp kỳ vọng chương trình tổng thể hồi phục kinh tế Mở lối cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong kênh bán lẻ hiện đại Những chuyển biến của các doanh nghiệp sau đại dịch Covid-19 |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 10/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 1,21 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, sản phẩm cá tra chế biến xuất khẩu giảm hơn 50%. Riêng tháng 10/2021, giá trị xuất khẩu cá tra đạt 136,7 triệu USD, giảm 19,7% so với cùng kỳ năm 2020.
VASEP đánh giá, năm 2021 là năm chật vật dịch bệnh Covid-19 của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Kể từ cuối tháng 7/2021, dịch bệnh đã đi sâu vào các nhà máy chế biến cá tra tại miền Tây khiến cho nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, “3 tại chỗ” hoặc giảm tối đa công suất.
![]() |
Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vẫn gặp khó khăn |
"Hiện tại, dù nhu cầu nhập khẩu của nhiều thị trường tương đối tốt nhưng thiếu công nhân, công suất không đáp ứng được các đơn hàng", VASEP đánh giá.
Đại diện ngành thủy sản cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản, trong đó có doanh nghiệp cá tra đang rối bời chống dịch nên hoạt động sản xuất và xuất khẩu không khỏi ảnh hưởng.
Tương tư cá tra, đối với ngành tôm, sau nới lỏng giãn cách từ giữa tháng 9, doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất tuy nhiên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Theo VASEP, hiện tại, số ca nhiễm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại có xu hướng tăng, càng khiến doanh nghiệp thêm phần áp lực.
"Cần thiết nhất lúc này là người lao động được tiêm đầy đủ vắc xin, cùng với các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, để doanh nghiệp có thể khôi phục tối đa công suất hoạt động, tận dụng cơ hội từ phía các thị trường nhập khẩu", VASEP đánh giá.
Theo thống kê, sau khi sụt giảm mạnh trong 2 tháng 8 và 9 năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam tháng 10/2021 đã đạt gần bằng giá trị xuất khẩu của cùng kỳ năm ngoái với 425,3 triệu USD, giảm nhẹ 1,5%.
Dự kiến, xuất khẩu tôm Việt Nam cả năm 2021 đạt hơn 3,8 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2020.
Theo đại diện một doanh nghiệp thủy sản phía Nam, hiện tại, mối lo lớn nhất của họ là việc ổn định công nhân làm việc tại nhà máy để đáp ứng các đơn hàng đã ký kết.
"Sau khi nới lỏng giãn cách, tình hình dịch bệnh lại có dấu hiệu gia tăng trở lại. Mối lo ngại nhất của chúng tôi là nhân công làm việc, nhiều người đã bỏ về quê chưa trở lại, khi mở cửa thì nhà máy xác định xuất hiện F0 bất cứ lúc nào", vị này chia sẻ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng phương tiện công cộng

Đồng Nai: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia

Sẵn sàng kịch bản ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ

Khẳng định đẳng cấp sống thượng lưu khi làm chủ căn hộ duplex

Nhiều doanh nghiệp Bình Thuận gặp khó khăn trong 3 tháng đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì họp Tổ công tác về hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày
