Tag

Để phát triển mạnh mẽ nền kinh tế cần tạo đột phá cải cách điều kiện kinh doanh

Kinh tế 28/02/2020 11:27
aa
TTTĐ - Môi trường kinh doanh của Việt Nam mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng thực tế vẫn còn khó khăn đặt ra cho doanh nghiệp. Do đó, giải pháp cắt giảm những điều kiện kinh doanh, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn là mối quan tâm hàng đầu hiện nay.

Để phát triển mạnh mẽ nền kinh tế cần tạo đột phá cải cách điều kiện kinh doanh

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phát biểu tại Hội thảo “Chất lượng điều kiện kinh doanh: Vấn đề và kiến nghị”

Đó là nhận định của bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tại Hội thảo “Chất lượng điều kiện kinh doanh: Vấn đề và kiến nghị”, diễn ra ngày 27/2, do CIEM tổ chức.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform).

Gần 3.500 điều kiện đầu tư kinh doanh được bãi bỏ

Năm 2019, lần đầu tiên Việt Nam lọt top 30 nước có kim ngạch xuất, nhập khẩu cao nhất thế giới, cùng với đó là một loạt các cải cách tạo điều kiện cho môi trường đầu tư kinh doanh, tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Năm 2019, nước ta đã có rất nhiều cải thiện tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia nhập cũng như vận hành trong nền kinh tế. Đồng thời, 2019 cũng là một năm Việt Nam chứng kiến mức kỷ lục 138 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường.

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, thời gian qua, đã có 29 văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành được đưa ra liên quan đến cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước.

Cụ thể, đến thời điểm tháng 5/2019, các cơ quan quản lý đã bãi bỏ gần 3.500 trên tổng số gần 6.000 điều kiện kinh doanh, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao hơn 110%.

Báo cáo về kết quả cải cách điều kiện kinh doanh, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM) cho biết, trong giai đoạn 2017 - 2019 đã có gần 40 văn bản của Chính phủ chỉ đạo về nội dung cải cách. Đặc biệt trong năm 2018, liên tục các tháng Chính phủ đều ban hành văn bản chỉ đạo liên quan.

“Có lẽ, khó có nội dung cải cách nào được Chính phủ quan tâm và chỉ đạo sát sao, liên tục như điều kiện kinh doanh. Bởi vậy, xác định đúng ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và cải cách đầu tư kinh doanh là căn bản nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tại Việt Nam”, bà Thảo nhận định.

Về cơ bản, đến hết năm 2019, các cơ quan hữu quan đã cắt giảm hơn 50% điều kiện kinh doanh quy định chung chung, thiếu rõ ràng, can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các điều kiện kinh doanh trùng lặp cũng được cắt bỏ, như: Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, điều kiện thành lập một số loại hình đào tạo và chuyển sang quản lý theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Tiêu chuẩn quốc gia.

Về phía các đơn vị thực hiện cải cách, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bà Đàm Thị Thanh Xuân, Vụ Pháp chế cho biết, Bộ đã bám sát các nghị quyết của Chính phủ, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực nông nghiệp, cũng như các quy định thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư để cắt giảm và đơn giản hóa nhiều điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực phụ trách.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, công việc rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh là việc làm thường xuyên, lâu dài nên cần sự phối hợp giữa các Bộ, Ban, ngành, VCCI, nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ công tác của Chính phủ.

Hội thảo “Chất lượng điều kiện kinh doanh: Vấn đề và kiến nghị” do CIEM tổ chức
Hội thảo “Chất lượng điều kiện kinh doanh: Vấn đề và kiến nghị” do CIEM tổ chức

Còn nhiều khó khăn doanh nghiệp phải đối diện

Theo báo cáo Doing Business 2020 của Ngân hàng thế giới, Việt Nam tăng về điểm tuyệt đối trong cải cách môi trường đầu tư kinh doanh nhưng lại tụt một hạng so với năm trước.

“Điều đó cho thấy rằng, sự cố gắng vào cuộc của tất cả các Bộ, ngành mặc dù đã được ghi nhận song so với yêu cầu thực tế cần phải có sự cố gắng nhiều hơn. Đó là thách thức thức rất lớn đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu, các Bộ, ngành liên quan”, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.

Đánh giá về mức độ cải cách, bà Nguyễn Minh Thảo cũng cho rằng, điều kiện kinh doanh được cắt bỏ chủ yếu dưới hình thức đơn giản hóa, ít cắt bỏ, giảm mức độ yêu cầu về số lượng nhân sự hoặc giảm về quy mô, diện tích cơ sở vật chất, thể hiện dưới hình thức sửa đổi.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, không đạt hiệu quả quản lý, thiếu rõ ràng.

Điều kiện kinh doanh thể hiện dưới hình thức quy định về chứng chỉ do cơ quan quản lý nhà nước đào tạo và cấp khá phổ biến trong tất cả các lĩnh vực; việc quy định về chứng chỉ đôi khi mang tính hình thức hơn là năng lực thực chất.

Mặc dù các Bộ báo cáo đã hoàn thành chỉ tiêu cắt giảm điều kiện kinh doanh nhưng chưa có đánh giá nào về hiệu quả và tác động, thiếu giám sát việc tổ chức thực hiện.

“Dù đã đạt được một số hiệu quả nhất định song những vướng mắc về rào cản điều kiện kinh doanh vẫn còn phổ biến”, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM) nhấn mạnh.

Thực hiện phân cấp mạnh mẽ trong công tác quản lý

Để tạo đột phá mới trong thời gian tới, các Bộ, ngành cần thay đổi cách thức quản lý Nhà nước về điều kiện kinh doanh, chuyển mạnh sang hậu kiểm. Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện kiểm tra hậu kiểm trên cơ sở nguyên tắc quản lý rủi ro dựa vào mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh khi đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh, chỉ cần thông báo mà không cần phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc đáp ứng các yêu cầu đăng ký kinh doanh.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước rà soát, đánh giá sự cần thiết của việc đào tạo và cấp chứng chỉ, thực hiện xã hội hóa các hoạt động này, hạn chế tình trạng đổ dồn về cơ quan cấp Bộ; thực hiện phân cấp mạnh mẽ cho cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc quản lý doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, để cải cách điều kiện kinh doanh có hiệu quả, các Bộ, ngành cần đánh giá hiệu quả cải cách trong từng lĩnh vực và ước tính lợi ích từ hoạt động này trong thời gian qua; tiếp tục rà soát, đề xuất, bãi bỏ, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh; giám sát việc tổ chức, xử lý nghiêm những hành vi cố tình gây khó cho doanh nghiệp; thiết lập cơ chế đối thoại và phản hồi cho doanh nghiệp.

Từ đó, các Bộ, ngành có những đề xuất giải pháp cắt giảm điều kiện kinh doanh không phù hợp, tạo ra môi trường thuận cho doanh nghiệp hoạt động, đáp ứng được mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.

Đọc thêm

Thủ tướng đánh giá cao hoạt động của các tập đoàn lớn Hàn Quốc tại Việt Nam Doanh nghiệp

Thủ tướng đánh giá cao hoạt động của các tập đoàn lớn Hàn Quốc tại Việt Nam

TTTĐ - Trưa 1/7, tại Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung và ông Shin Dong-bin, Chủ tịch Tập đoàn Lotte.
Việt Nam - Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn Doanh nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Sáng 1/7, tại thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc Tọa đàm bàn tròn với lãnh đạo gần 20 tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc trong các lĩnh vực.
AIIB đầu tư 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do SeABank phát hành Doanh nghiệp

AIIB đầu tư 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do SeABank phát hành

TTTĐ - Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) triển khai gói đầu tư trị giá 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phát hành.
Nguồn vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến tăng gần 359 tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Nguồn vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến tăng gần 359 tỷ đồng

TTTĐ - Nguồn vốn đầu tư công năm 2025 của TP Hà Nội dự kiến là 81.392,083 tỷ đồng, tăng 358,903 tỷ đồng so với năm 2024.
Epson Việt Nam bổ nhiệm ban lãnh đạo mới Doanh nghiệp

Epson Việt Nam bổ nhiệm ban lãnh đạo mới

TTTĐ - Công ty TNHH Epson Việt Nam chính thức thông báo việc bổ nhiệm các nhân sự kỳ cựu vào một số vị trí chủ chốt, bao gồm: Ông Yunyong Muneemongkoltorn - vị trí Tổng Giám đốc và ông Ippei Nakata - vị trí Giám đốc.
Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn Nông thôn mới

Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, TikTok Việt Nam cùng đơn vị đồng hành HDBank và đối tác MCN House of Deera phối hợp thực hiện chương trình Chợ phiên OCOP "Hương vị An Giang".
Thương hiệu COTTO đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam Doanh nghiệp

Thương hiệu COTTO đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam

TTTĐ - Thương hiệu thiết bị vệ sinh hàng đầu Thái Lan COTTO đã góp mặt tại VIETBUILD 2024, sự kiện triển lãm ngành xây dựng hàng đầu tại Việt Nam, diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Hội nghị quốc tế Việt Nam – Visky Expo từ ngày 26-30/6.
Từ ngày 1/7-31/12/2024, thuế giá trị gia tăng giảm xuống 8% Thị trường - Tài chính

Từ ngày 1/7-31/12/2024, thuế giá trị gia tăng giảm xuống 8%

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội.
Quảng Nam: Kinh tế 6 tháng đầu năm tăng trưởng 2,7% Thị trường - Tài chính

Quảng Nam: Kinh tế 6 tháng đầu năm tăng trưởng 2,7%

TTTĐ - Cục Thống kê Quảng Nam vừa tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024.
GDP quý II/2024 tăng trưởng ước đạt 6,93% Thị trường - Tài chính

GDP quý II/2024 tăng trưởng ước đạt 6,93%

TTTĐ - Tại họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và 6 tháng đầu năm, đại diện Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm