Tag

Để cầu Long Biên vẫn đẹp mãi trong tâm thức người Hà Nội...

Văn hóa 02/12/2019 21:49
aa
TTTĐ- Hà Nội đã bước vào những ngày mùa đông thực sự. Gió sông Hồng thổi xao xác hơn. Bạt ngàn lau lách làm nên một Long Biên thơ mộng khiến ai đi qua cũng không thể không rung động.

Để cầu Long Biên vẫn đẹp mãi trong tâm thức người Hà Nội...

Cầu Long Biên vắt qua sông Hồng trở thành niềm tự hào, yêu mến của người Hà Nội gần 3 thế kỉ

Bài liên quan

Hà Nội: Rào chắn cầu Long Biên ngăn khách chui vào đường tàu chụp ảnh

Chiến dịch dọn rác, làm sạch khu vực sông Hồng và cầu Long Biên

Một người đàn ông bị tàu hỏa đâm văng xuống sông Hồng

Hà Nội muốn xếp hạng di tích lịch sử cho cầu Long Biên

Long Biên - cây cầu của cảm xúc

Chị Minh Tuyết, nhà ở Gia Lâm, ngày hai buổi đi sang trung tâm thành phố làm qua cây cầu Long Biên, với chị đó là những khoảnh khắc thật tuyệt vời.

Buổi sáng, khi bình minh lên, mặt nước dát vàng, gió sông Hồng thổi vi vút mang đến cho chị một ngày mới tràn đầy hứng khởi. Buổi chiều, đi ra khỏi phố phường đông đúc, trước không gian rộng lớn của sông nước, bao mệt mỏi buồn phiền của chị tan biến sạch.

Chị Tuyết bảo, cầu Long Biên bốn mùa đều đẹp nhưng chị thích nhất là mùa đông. Những ngày nắng vàng rực rỡ như thế này, hoa lau nở trắng muốt, chân cầu như mở hội.

Cầu Long Biên (ảnh tư liệu)
Cầu Long Biên (ảnh tư liệu)

Sớm sớm chiều chiều, từng đoàn người đi bộ lên cầu ngắm cảnh, chụp ảnh. Đặc biệt, có những buổi chiều khi hoàng hôn xuống, mặt trời đỏ ối phía xa hắt lên thứ ánh sáng đỏ mờ sương, ngàn lau càng trở nên quyến rũ mê hồn.

Là người quá quen thuộc với cảnh tượng này hàng năm chị Tuyết còn cứ muốn đứng ngây ra nhìn nữa là những du khách nước ngoài, khỏi nói, họ thích thú, trầm trồ, hạnh phúc đến như thế nào khi được chìm đắm vào không gian ấy.

“Hà Nội” có nghĩa là “thành phố ở trong sông”. Vì thế, hẳn nhiên rồi, để có thể vào ra thành phố này bất cứ ai cũng đều phải đi qua một trong những cây cầu.

Để cầu Long Biên vẫn đẹp mãi trong tâm thức người Hà Nội...

Tôi sống trong lòng Hà Nội, mỗi lần có dịp đi trên cây cầu Chương Dương, Thăng Long, hay Long Biên xôn xao gió bao giờ cũng có một cảm giác rất lạ.

Hà Nội của những tiếng ồn, của bụi, của tắc đường, của những cái hồ ô nhiễm đang lùi lại ở phía sau. Chỉ có gió và nước sông Hồng mềm mại chảy dưới chân như một lời chào trìu mến.

Cũng như chị Tuyết, tôi thích nhất những buổi sớm mai dạo bước trên cây cầu Long Biên, nhìn ngắm bình minh thức giấc với hình ảnh thân thương của chiếc xe đạp chở rau củ quả tấp nập vào thành phố và lác đác có những người đàn ông chạy bộ.

Sống ở Hà Nội, tôi chưa thấy địa điểm tập thể dục nào lãng mạn như thế này. Nhà văn Nguyễn Tuân từng ao ước: giá như trong một khúc quanh nào đó có cái quán nhỏ để ngồi uống một ly cà phê hay một chén trà nóng giữa lộng gió mà nhìn ngắm sông Hồng.

Để cầu Long Biên vẫn đẹp mãi trong tâm thức người Hà Nội...

Bây giờ, giới trẻ và cả những người yêu Hà Nội đã truyền tai nhau địa điểm tuyệt vời để ngắm cầu Long Biên. Quán cà phê Serein là nơi nam thanh nữ tú tấp nập đến chụp ảnh check-in với toàn bộ khung cảnh cầu Long Biên thơ mộng.

Nâng cao ý thức để bộc lộ trọn tình yêu với cầu Long Biên

Sông bao quanh đã tạo ra sự khác biệt độc đáo của Hà Nội so với rất nhiều đô thị khác. Vậy thì sao không tạo điều kiện để những dịch vụ du lịch gắn với sông? Thốt nhiên tôi mơ ước giá như có thêm nhiều cây cầu mới, hiện đại để phục vụ giao thông, còn sẽ tiến hành sửa chữa lại cầu Long Biên, chỉ dành để đi bộ và khai thác các dịch vụ du lịch…

Tôi tin chắc chắn rằng, bất cứ ai đã nhìn thấy, đã dạo bước trên cầu Long Biên, đã đọc những bài viết về cây cầu này đều phải thán phục sự tài hoa của vị kiến trúc sư người Pháp.

Bởi lối kiến trúc độc đáo ấy mà họa sĩ Văn Đa đã ví cây cầu "như cái diềm đăng ten mềm mại, như muốn bay lên". Vắt qua sông Hồng, qua Hà Nội 3 thế kỷ, dù chưa được gọi là di tích nhưng cầu Long Biên vẫn đồng hành cũng người dân.

Nó đã trở thành niềm tự hào của chúng ta giống như người Pháp tự hào về tháp Eiffel và quan trọng hơn, trở thành biểu tượng khó có thể tách rời khỏi Thủ đô ngàn năm tuổi.

Nhiều năm về trước có thông tin người ta sẽ dỡ bỏ toàn bộ hệ thống đường sắt qua cây cầu này. Lúc đó đã có nhiều ý kiến trái chiều, người thì ủng hộ, người thì quyết liệt phản đối rằng như thế sẽ mất đi hình ảnh cây cầu như trăm năm nay vẫn vậy.

Để cầu Long Biên vẫn đẹp mãi trong tâm thức người Hà Nội...

Để hay bỏ đường sắt còn là nhiều vấn đề cần phải bàn luận rất cẩn trọng. Riêng ý thức người dân với cây cầu, đặc biệt là phần đường sắt trên cầu thì điều cần phải chấn chỉnh ngay.

Vì cây cầu quá đẹp, hiển nhiên rồi, nên người ta luôn muốn tận hưởng nó theo cách của riêng mình, đôi khi bất chấp hiểm nguy. Chính vì thế, hàng ngày vẫn có những bạn trẻ đi bộ trên phần đường sắt trên cầu.

Người ta còn thích thú tạo dáng, dăng hàng ba hàng bảy ra với cả đội ngũ người mẫu, người chụp ảnh lẫn người được chụp ở đó. Lên ảnh thì rất đẹp nhưng ai chứng kiến tận mắt mới thấy rất nguy hiểm.

Chưa kể việc trượt chân, vấp ngã đau, có nguy cơ rơi xuống bên dưới, nếu chạy không kịp lúc tàu đến thì tính mạng sẽ bị đe dọa.

Mới đây nhất, dư luận hẳn không quên vụ việc được báo chí đưa tin, vào khoảng 22 giờ 55 ngày 4/3/2019, một người đàn ông trèo từ làn xe máy, xe thô sơ trên cầu Long Biên, sang phần đường sắt rồi đi bộ giữa lòng đường sắt, đoạn km3+500.

Thời điểm đó, tàu chở hàng mang số hiệu 7154 di chuyển từ ga Hà Nội sang ga Long Biên phát hiện nhưng không kịp xử lý đã đâm trúng người đàn ông, khiến nạn nhân văng xuống sông Hồng và mất tích.

Qua sự việc này, ban An ninh - An toàn giao thông đường sắt (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) cũng đã phát đi cảnh báo về tình trạng người dân trèo sang phần đường sắt để chụp hình, đi bộ,... gây mất an toàn hành lang đường sắt, và gây nguy hiểm cho chính bản thân mình.

Vậy mà, thời tiết đẹp như thế này, Long Biên mùa lau lách như thế này vẫn là một địa điểm thu hút người trẻ về chụp ảnh và thi thoảng vẫn có hiện tượng người bất chấp nguy hiểm để chụp ảnh ở phần đường sắt trên cầu.

Nhiều người vẫn thích bắt gặp hình ảnh cầu Long Biên “nguyên thủy”, đôi khi có đoàn tàu chạy qua. Khi đó, cây cầu trở nên sống động hơn, cổ xưa hơn.

Bởi thế, đường sắt chạy trên cầu cũng đã trở thành một phần của cầu Long Biên, nó đã đi vào tâm hồn của nhiều người, trở thành hình ảnh thân thuộc đến nỗi nếu thiếu vắng là nhớ, nếu mất đi đường sắt đó thì cầu Long Biên không còn là cầu Long Biên nữa.

Hơn nữa, bỏ đường sắt đi thì vai trò bảo tồn những giá trị của cầu Long Biên sẽ mất đi. Nhiều người vẫn thích nếu vì lý do an toàn thì có thể hạn chế những chuyến tàu qua đây chứ hoàn toàn không phải dỡ bỏ hệ thống đường sắt ở giữa.

Điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân cần phải được nâng cao. Đường sắt có tàu chạy qua là nơi nguy hiểm, cần phải được tránh xa, chớ vì trào lưu hay vì vài tấm ảnh đẹp, để thể hiện “bản lĩnh” của bản thân mà phải trả giá rất đắt.

Điều ấy vừa có thể khiến mình mất mạng vừa tạo nên “phong trào” coi thường các quy định và vô tình biến nơi này thành mối đe dọa đến sự an toàn của du khách.

Cần nâng cao ý thức để người dân không xâm phạm vào phần đường sắt trên cầu Long Biên
Cần nâng cao ý thức để người dân không xâm phạm vào phần đường sắt trên cầu Long Biên

Chỉ khi nào người dân biết tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đường sắt việc bảo tồn cây cầu này vẫn giữ được theo nguyên bản để mai này, biết đâu các thế hệ con cháu chúng ta sẽ có được một di sản cổ kính, như một báu vật cha ông gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Mỗi cây cầu bắc vào thành phố còn là cả một câu chuyện dài, mà mỗi người đều có thể trải nghiệm. Để thế hệ sau này được sống trọn vẹn với những biểu tượng của Hà Nội thì chúng ta ngày hôm nay càng phải biết trân trọng, giữ gìn chúng.

Đọc thêm

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô Nghệ thuật

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô

TTTĐ - Chiều 6/5, TP Hà Nội tổ chức gặp gỡ không gian văn hóa sáng tạo, kêu gọi các nhóm và tổ chức đăng ký trở thành thành viên Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội.
Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào? Nghệ thuật

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

TTTĐ - Không chỉ là nơi trình diễn nghệ thuật, nhiều nhà hát từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc và niềm tự hào quốc gia. Một dự án nhà hát tầm cỡ quốc tế tại Hà Nội sắp xuất hiện tới đây hứa hẹn trở thành “đại sứ văn hóa”, góp phần định hình diện mạo và nâng cao vị thế Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội" Nghệ thuật

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội"

TTTĐ - Diễn ra từ ngày 16 - 18/5 tại các địa điểm trung tâm, “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025” sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị để giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đến với Nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam Văn hóa

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam

Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TPHCM) những ngày này đón dòng người dài như bất tận về chiêm bái xá lợi Phật (tôn trí trong chùa Thanh Tâm, kế bên học viện) và tham gia nhiều hoạt động trong đại lễ Vesak 2025. Trong nội viện của học viện có một con đường với nhiều tiểu cảnh đẹp.
Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội Nghệ thuật

Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội

TTTĐ - Không chỉ ghi danh tên tuổi với các công trình thay đổi bộ mặt đô thị như Trung tâm Georges Pumpidou ở Paris hay tòa The Shard ở London, kiến trúc sư bậc thầy người Italy còn khiến nhiều thế hệ kiến trúc sư tôn vinh bởi những dự án thấm đẫm triết lý vì nhân loại, những rung cảm mạnh mẽ với thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người.
Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia Nghệ thuật

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

TTTĐ - Không chỉ là biểu tượng thu hút du khách cho mỗi điểm đến, các nhà hát opera còn góp phần bảo tồn di sản và trở thành linh hồn của nhiều quốc gia. Nơi nào có công trình nhà hát biểu tượng, nơi ấy văn hóa sẽ được tôn vinh.
"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam" Văn hóa

"Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam"

TTTĐ - Tối 3/5, tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình nghệ thuật chính luận "Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2025)" với chủ đề "Côn Đảo - Hùng ca ý chí Việt Nam".
Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất" Nghệ thuật

Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất"

TTTĐ - Bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất” là một trong những tác phẩm tài liệu khai thác nỗi đau chiến tranh và hành trình hòa giải dân tộc theo góc nhìn song hành từ hai phía chiến tuyến, tạo nên tiếng nói trung thực, xúc động và nhân văn về những vết thương quá khứ và nỗ lực hàn gắn của hiện tại.
Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc Nghệ thuật

Triển lãm "Thấm" - hành trình nghệ thuật đầy cảm xúc

TTTĐ - Triển lãm "Thấm" của Tuyến Vũ không chỉ mang đến những tác phẩm độc đáo mà còn tạo ra một không gian giao lưu nghệ thuật sâu sắc, khẳng định vị trí của nghệ thuật trừu tượng trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình Văn hóa

Khúc tráng ca đầy cảm xúc về Thủ đô anh hùng, trọn nghĩa tình

TTTĐ - Những dấu mốc lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975, hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội được tái hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui”.
Xem thêm