Tag

Chuỗi đời cơ cực của nữ doanh nhân “nghiện” từ thiện

Phóng sự 06/10/2020 10:10
aa
TTTĐ - Tuổi thơ khốn khó, trải qua những giông bão cay đắng cuộc đời, phải lăn lộn khắp nơi mưu sinh, má Bảy - Trần Thị Hồng (SN 1958) giờ được xem là nữ doanh nhân thành đạt ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Trân trọng hơn khi người phụ nữ can trường ngày nào lại có tấm lòng bao dung, được nhiều người ngưỡng mộ.
Lý do bất động sản Nam Phú Quốc hot nhất thị trường địa ốc 2020? Du ngoạn Phú Quốc - những gợi ý không nên bỏ qua Phú Quốc lên thành phố - Bãi Trường trở thành đô thị trung tâm? Du lịch Phú Quốc: Kỳ vọng cú huých Công viên giải trí bản sắc Việt, chuẩn quốc tế, vị trí trung tâm Thiên đường biển nhiệt đới sẵn sàng thức dậy, bạn đã thấy cuồng chân chưa?

Một thuở cơ hàn

“Chúng tôi gọi má Bảy cho thân mật. Ở đây nhắc đến ai cũng thương quý lắm vì những tình cảm má dành cho người dân nghèo gặp khó”, câu chuyện về má được một người dân Phú Quốc kể ngắn gọn đã nói lên tất cả những gì người dân cảm mến về bà Trần Thị Hồng.

Má Bảy quê tít ở vùng U Minh Thượng (Minh Hải), nhà có 9 anh chị em, cha mẹ là ông Trần Văn Phải và bà Nguyễn Thị Lâm từng làm giao liên tham gia cách mạng. Bi kịch cuộc đời xảy đến đột ngột với má khi những người thân sinh và anh em ruột thịt không may tử nạn trong một trận pháo kích B52 của địch trong Chiến dịch Mậu Thân 1968.

Cha mẹ và 5 anh chị em cùng nhiều đồng đội hy sinh khiến má Bảy đau đớn. Mỗi khi nhắc lại, cảm xúc ùa về khiến má Bảy không kìm được nước mắt. Trải nghiệm sự mất mát quá lớn, có lúc tưởng không thể vượt qua nhưng bằng nghị lực thép, má gắng gượng dặn lòng quyết tâm bước tiếp.

Không còn thân sinh bên cạnh, má cùng mấy chị em được ông bà nội đưa về Long Xuyên (An Giang) sinh sống. Người chị lớn ngày ngày phải đi làm mướn khắp nơi tìm kế sinh nhai, còn má Bảy tuổi nhỏ hơn được giao nhiệm vụ trông giữ em mướn cho bà cô.

Nữ doanh nhân thành đạt Trần Thị Hồng
Nữ doanh nhân thành đạt Trần Thị Hồng

May mắn của má là được cắp sách đến trường nhưng ngày đó cái bụng còn đói, con chữ cũng lần lượt rơi rụng. Nhìn thấy cảnh chị gái suốt ngày vất vả, đi làm mướn kiếm tiền nuôi các em, má Bảy đưa ra quyết định nghỉ học khi vừa hết lớp 1, ở nhà làm việc mưu sinh.

Những bĩ cực tuổi thơ cứ liên tiếp ùa đến với má Bảy. Ông nội qua đời, bà nội lại dắt díu mấy chị em quay trở về vùng U Minh sinh sống. Những đứa trẻ mất cha mẹ phải nương tựa vào nhau, bám víu mọi công việc để có cái lót dạ. Cuộc sống cơ hàn cả tuổi thơ là những chuỗi ngày đi cấy lúa thuê, gặt mướn, lượm lúa.... có những ngày, đôi bàn tay, chân đau đớn đến tê dại.

Năm tháng đi qua, mấy chị em má Bảy và bà nội cũng đi qua được những mùa đói. 19 tuổi, má được bà nội gả chồng nhưng phía gia đình thông gia cũng nghèo khó chẳng kém. Cả gia đình suốt ngày chạy bữa đói bữa no. Tình cảnh đói kém, lại lần lượt 5 đứa con nhỏ chào đời, đẩy gia đình má Bảy rơi vào cảnh oái oăm, bi đát. Nếu câu chuyện chị Dậu là hình ảnh khái quát về cái nghèo đói đến bận bán cả con thì má Bảy dù chưa đến mức như vậy nhưng nghịch cảnh cũng chẳng kém. Đói nghèo, túng quẫn một lần nữa là bài toán thử thách người đàn bà từng đi qua những mùa bão giông cuộc đời.

Sự nghèo đói đẩy con người đến mức liều lĩnh một cách rồ dại và má Bảy cùng chồng, những đứa con thơ cuốn theo sự cùng quẫn đến mức quyết tâm “liều một phen”, hy vọng thoát khỏi vùng U Minh, đi tìm chân trời mới.

Năm 1988, gia đình má đóng một chiếc tàu cây nhỏ và chuẩn bị ít thức ăn lên tàu hướng về đảo Phú Quốc. Suốt 2 ngày lênh đênh trên biển, vượt qua bao sóng biển gập ghềnh, gia đình cũng đặt chân đến nơi an toàn. Ở vùng đất mới, không nhà cửa, không chỗ nương tựa, má Bảy cùng chồng dựng túp lều tạm, ngày ngày lên từng bẻ xiêm, đốt than, mua bán quả cà na, đổ bánh khọt, chiên bánh chuối... kiếm tiền mua gạo. Cuộc sống dần ổn định, chưa kịp hưởng thành quả thì chồng qua đời, để lại mình bà gồng gánh nuôi 5 đứa con nhỏ.

Má Bảy kể, lúc chồng mất, vì đã đón nhận trước đó các bi kịch người thân lần lượt rời đi nên dù đau lòng nhưng vẫn gắng sức làm việc, kiếm tiền nuôi các con ăn học. Từ số tiền tích cóp, dành dụm, má Bảy mua được mảnh đất nhỏ dựng nhà. Cơ duyên khiến má mạnh dạn dấn thân vay mượn thêm tiền, chuyển hẳn sang nghề kinh doanh sản xuất nông nghiệp từ đó cho đến nay.

Công trình giao thông nông thôn do bà Trần Thị Hồng hỗ trợ, đầu tư 13 tỷ đồng
Công trình giao thông nông thôn do bà Trần Thị Hồng hỗ trợ, đầu tư 13 tỷ đồng

“Món nợ” ân tình

Khi cuộc sống ổn định, bà Trần Thị Hồng nhìn thấy những hoàn cảnh khác cũng khó khăn không kém nên phát tâm làm từ thiện để tích đức. “Hồi đó mình nghèo đói, khó khăn đủ bề, nhờ may mắn mới ổn định được cuộc sống. Phú Quốc là nơi cho tôi cơ hội thứ hai để xây dựng phát triển nên mình phải tìm cách trả ơn. Từ năm 1993, chứng kiến các gia đình nơi đây nghèo khổ, vất vả nên tôi muốn sẻ chia cùng họ”, má Bảy kể về cơ duyên đưa mình đến với những người nghèo.

Dù cuộc sống bản thân còn vất vả nhưng với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, má Bảy thấy ai khó khăn là tìm đến chia sẻ từng lon gạo. Gia đình nào có đám tang, bà còn tận tình mua hòm chôn cất cho họ tử tế.

Gần 30 năm nay, những đóng góp của bà Trần Thị Hồng dành cho người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn đếm không kể siết. Người dân sở tại mỗi khi nhắc đến luôn tỏ vẻ biết ơn chân thành. Nhiều trường hợp, người dân nhờ có bà Trần Thị Hồng giúp đỡ đã vượt qua nghịch cảnh và xây dựng được tổ ấm ổn định.

Nhân viên “Hiệp sĩ đường phố” đã tìm được người thân cho cụ Nguyễn Việt Hùng sau 5 năm thất lạc
Nhân viên “Hiệp sĩ đường phố” đã tìm được người thân cho cụ Nguyễn Việt Hùng sau 5 năm thất lạc

Không chỉ là người có tấm lòng vị tha, những việc làm của bà Trần Thị Hồng còn trực tiếp để lại dấu ấn trong cộng đồng. Đơn cử như năm 2010, khi có chủ trương của Chính phủ về “Chương trình xây dựng Nông thôn mới”, bà Trần Thị Hồng đã bỏ ra hơn 13 tỷ mua đất, làm đường cho người dân đi lại thuận tiện. Ngoài ra, bà còn xây nhà từ thiện hơn 3,5 tỷ đồng, xây cầu, mua đất làm đường ở tổ 6, ấp Gạch Hàm, xã Hàm Ninh. Hằng tháng, bà Trần Thị Hồng còn tổ chức phát gạo cho người nghèo và nấu 2.000 phần cơm đem đến bệnh viện, các chợ giúp hoàn cảnh vô gia cư. Có lần, nhiều người thấy má chạy cả chục ki-lô-mét chỉ vì nghe mọi người nói có hoàn cảnh này, hoàn cảnh kia cần giúp đỡ. Không quản ngại nắng mưa, má Bảy lập tức lên đường tìm đến tương trợ. Mới đây, bà Trần Thị Hồng đã sáng lập công ty “Hiệp sĩ đường phố”, mục đích phối hợp với chính quyền huyện Phú Quốc bảo vệ an ninh trật tự cho người dân và du khách đến du lịch, nghỉ ngơi.

Bà Trần Thị Hồng chia sẻ, tương lai Phú Quốc lên thành phố, lượng du khách tăng, trật tự an ninh sẽ phức tạp. Vì thế, công ty “Hiệp sĩ đường phố” sẽ cùng chung tay với chính quyền bảo vệ an ninh trật tự, đem lại bình yên cho Nhân dân cho du khách... Sau khi thành lập công ty tròn 4 ngày các “hiệp đường phố” đã làm được một việc rất có ý nghĩa đó là tìm được người thân cho cụ Nguyễn Việt Hùng (70 tuổi, ở thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp). Cụ đã ra tìm người thân ở Phú Quốc. Sau 5 ngày tìm kiếm không được người thân, cụ tìm đến công ty “Hiệp sĩ đường phố” giúp đỡ. Sau vài giờ, các thành viên “Hiệp sĩ đường phố” đã tìm kiếm người thân cho cụ sau 5 năm thất lạc.

Chuỗi đời cơ cực của nữ doanh nhân “nghiện” từ thiện
Bà Trần Thị Hồng được Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen

Để liệt kê chính xác những đóng góp của má Bảy trong công tác từ thiện thật khó đong đếm. Trong nhà của má Bảy có rất nhiều bằng khen của tỉnh, Trung ương trao tặng. Đó là niềm vui, vinh hạnh nhưng má bảo “làm việc thiện chỉ mong những ai từng khó khăn giống mình hồi nhỏ sẽ có sự động viên tích cực, mạnh mẽ đứng lên, tiếp tục vượt khó, xây dựng cuộc sống”.

Chuỗi đời cơ cực của nữ doanh nhân “nghiện” từ thiện
Bà Trần Thị Hồng được UBND tỉnh Kiên Giang tặng bằng khen

Giờ đây, khi đã thành đạt sau nhiều năm bươn trải, tích góp ở huyện đảo Phú Quốc - nơi đã giang vòng tay đón gia đình, bà Trần Thị Hồng luôn tìm cánh đáp trả “món nợ” ân tình đó...

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm