Tag

Chàng trai người Dao quyết chí xây dựng quê hương

Phóng sự 22/07/2021 08:21
aa
TTTĐ - “Em làm được gì đâu mà anh cho lên báo hả anh! Những gì em đã và đang thực hiện mấy năm qua cũng chỉ là một chút nhỏ nhoi để nâng cao đời sống của bà con người Dao chúng em mà thôi”, Dương Kim Anh (Tân Sơn, Phú Thọ) khiêm tốn nói như vậy. Tuy nhiên, sự nhún nhường của Kim Anh không che mờ những thành quả mà chàng trai người dân tộc Dao này đã làm được cho cộng đồng. Mới đây nhất, Kim Anh đã hiến 653m2 đất thổ cư của gia đình để khu xây dựng nhà văn hóa của khu dân cư.
Khởi nghiệp với "Gối dược liệu người Dao" Tấm gương sáng trong cộng đồng người Dao

Dù ngọt hay chua, quê hương vẫn là cây khế

Xã Vinh Tiền nằm cách huyện lị của Tân Sơn (Phú Thọ) khoảng 30km. Từ trung tâm vào đến các bản của xã Vĩnh Tiền chỉ có duy nhất một con đường chạy ngoằn ngoèo như một dải lụa mỏng vắt vẻo trên sườn núi xanh ngằn ngặt. Dân cư của Vĩnh Tiền khá thưa thớt, vỏn vẹn khoảng 2.000 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao, Mường và mấy chục hộ người Kinh.

Duong Kim Anh - chàng trai người Dao - làm giàu trên quê hương Tân Sơn
Chàng trai người Dao Duong Kim Anh làm giàu trên quê hương Tân Sơn

Từ xưa, đời sống của người dân tộc Dao khá bấp bênh, nguồn sống chủ yếu dựa vào những thửa ruộng bé như tàu lá nằm sát mép suối. Cái ăn thiếu thốn, nên cái ở cũng khó khăn. Hiếm có gia đình nào đủ điều kiện để dựng nhà gỗ - để tích lũy đủ số gỗ làm nhà, họ phải gom góp, tích lũy hàng chục năm. Nếu không có nhà gỗ, các gia đình người Dao đành chấp nhận sinh hoạt trong những ngôi nhà dựng bằng phên nứa, đắp đất, lợp lá cọ - tiếng Dao gọi là “gẳng pằng gẳng thin”.

Những chuyện như vậy, hiện giờ chỉ còn tồn tại trong ký ức của đồng bào người Dao ở Vinh Tiền. Thời đại mới, kinh tế khấm khá hơn, người Dao ở Vinh Tiền đã có thể xây dựng nhà bằng gạch đỏ hoặc phổ biến hơn là sử dụng gạch ép không nung. Đó chính là cơ hội làm giàu mà chàng trai Dương Kim Anh (SN 1991) nắm bắt từ 5 năm trước.

Nhà truyền thống của người Dao là nhà nửa sàn, nửa đất
Nhà truyền thống của người Dao là nửa sàn, nửa đất

Không giống như cái tên rất nữ tính, Kim Anh là một thanh niên vạm vỡ, cao lớn. Mái tóc tua tủa như rễ tre và gương mặt sạm đen chứng tỏ Kim Anh đã trải qua không ít vất vả dù mới tròn 30 tuổi. Kể về cuộc đời mình, Kim Anh nói: “Tôi sinh ra trong gia đình làm nông nghèo. Nói chung, tôi chịu nhiều vất vả từ lúc còn tấm bé. Bố mẹ cũng cố gắng cho tôi học hết cấp 3 để kiếm cái chữ. Sau khi tốt nghiệp THPT, gia đình không đủ khả năng để tôi tiếp tục việc học nữa, tôi đành đi làm thuê tại Hà Nội để mưu sinh. Cuộc sống lao động xa nhà cơ cực lắm, công việc nặng nhọc nhưng vẫn không đủ tiền lo cho gia đình. Nhiều đêm, vắt tay lên trán, tôi trăn trở: Tại sao mình phải tha hương như thế này? Tại sao không thể sống, làm giàu trên chính mảnh đất của ông cha để lại? Quê hương là chùm khế ngọt cơ mà, dù có chua thì vẫn là chùm khế mới phải chứ!”.

Năm 2015, Kim Anh quyết định về quê lập nghiệp. Qua sự tư vấn của gia đình và bạn bè, anh đã xây dựng mô hình xưởng sản xuất và bán vật liệu xây dựng. Sản phẩm gạch éo không nung – tận dụng đá thải từ các mỏ khai thác trên địa bàn – được người dân trong xã đón nhận. Thấy cơ hội làm ăn, anh đầu tư máy móc để nâng cao năng lực sản xuất. “Mỗi ngày, tôi làm ra từ 1.200 – 1.500 viên gạch ép không nung. Hầu như làm ra tới đâu, bán hết tới đó” – Kim Anh tự hào nói.

Hết lòng vì cộng đồng

“Quê hương đã cho tôi trái ngọt”, chàng trai người Dao chia sẻ: “Mỗi viên gạch có giá 1.800 - 2.000 đồng, tôi chịu trách nhiệm vận chuyển đến chân công trình. Tính ra, sau khi trừ vật liệu, nhân công và tiêu hao máy móc, tôi thu về cũng trên dưới 200 triệu mỗi năm. Đó là số tiền mơ ước đối với tôi”.

Gần đây, ngoài sản xuất gạch, Kim Anh đã mở rộng cơ sở để kinh doanh vật liệu xây dựng. Từ sự kết nối của Ban Thường vụ Huyện đoàn Tân Sơn, Kim Anh mạnh dạn vay vốn từ nguồn Dự án 120 với số tiền 198 triệu đồng đầu tư phát triển kinh tế với mô hình xưởng sản xuất và bán vật liệu xây dựng.

Nhờ sự hỗ trợ của huyện đoàn Tân Sơn (Phú Thọ), Kim Anh có thể mở rộng quy mô sản xuất
Nhờ sự hỗ trợ của Huyện đoàn Tân Sơn (Phú Thọ), Kim Anh có thể mở rộng quy mô sản xuất

Dự án phát triển về quy mô và cung ứng vật liệu xây dựng với giá thành cạnh tranh, đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động là người dân tộc thiểu số tại địa phương.

Nói về những dự định trong tương lai, Kim Anh cho biết: “Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô phát triển kinh tế để tăng thêm thu nhập và tạo việc làm cho thêm nhiều đoàn viên, thanh niên và người dân. Ðể làm được điều đó, tôi mong nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp bộ Ðoàn về nguồn vốn và khoa học kỹ thuật”.

Khi đã kiếm ra tiền trên quê hương, Kim Anh không quên nghĩ đến việc làm gì đó để nâng cao đời sống của cộng đồng người Dao. Đầu năm 2020, khu Lương Sơn (xã Vinh Tiền) chuẩn bị khởi công xây dựng nhà văn hóa nhưng không tìm được địa điểm hợp lý. Không đắn đo nhiều, ngày 4/3/2020, Kim Anh đã tự nguyện hiến 653m2 đất thổ cư của gia đình cho khu xây dựng nhà văn hóa. “Tôi mong muốn nhà văn hóa mới được xây dựng ở địa điểm đẹp và hợp lý hơn. Bà con và các cháu bé sẽ có được địa điểm sinh hoạt cộng đồng tốt hơn. Như vậy, tôi cũng đủ hạnh phúc rồi!”.

Chị Đinh Thị Tuyết Mai, Bí thư Huyện đoàn Tân Sơn (Phú Thọ) nhận định: Đoàn viên Dương Kim Anh là tấm gương làm kinh tế giỏi ở địa phương. Những khởi sắc trong phát triển kinh tế của thanh niên dân tộc cho thấy vai trò của tổ chức Đoàn trong phong trào xung kích lao động sáng tạo, đồng hành cùng thanh niên trong lập nghiệp, qua đó, tập hợp được đông đảo thanh niên vào tổ chức Đoàn - Hội.

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm