Cần điều tra, làm rõ vụ việc cô gái mạo danh Hoa khôi trường Đại học Luật Hà Nội!
Mới đây cư dân mạng xã hội xôn xao về việc một cô gái tên Lý Thu Thảo mạo danh là Hoa khôi của trường Đại học Luật Hà Nội trong kỳ thi “Duyên dáng nữ sinh trường Đại học Luật Hà Nội – Charm of Law 2020”, đăng thông tin giả mạo trên trang Facebook cá nhân; Chia sẻ các link bài báo PR không đúng sự thật về mình; Sử dụng thẻ sinh viên giả trường Đại học Luật Hà Nội…
![]() |
HÌnh ảnh cô gái mạo danh Hoa khôi trường Đại học Luật Hà Nội được một số đơn vị truyền thông viết bài giới thiệu |
Trước những thông tin trên, trao đổi với báo chí, một lãnh đạo trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, Thảo không phải là sinh viên của trường, cũng không phải là thí sinh tham gia cuộc thi nói trên. Do vậy, nhà trường đã yêu cầu Thảo đính chính lại thông tin nếu không sẽ có các biện pháp xử lý tiếp theo.
Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô về sự việc trên, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp gái bán dâm giả danh sinh viên để tạo uy tín, đây là chuyện không hiếm.
Những hành vi giả danh này cũng đã bị xử lý theo quy định của pháp luật, hành vi giả danh chỉ là thừa nhận bằng lời nói chứ không có chứng cứ gì. Tuy nhiên, chuyện người đẹp giả danh sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, có xuất trình thẻ sinh viên giả, thậm chí giả danh là Hoa khôi trường Đại học Luật Hà Nội để công khai trên mạng xã hội, thậm chí công khai trước công luận thì đó là chuyện hiếm gặp, có thể là lần đầu tiên xảy ra.
![]() |
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) |
"Theo thông tin trả lời từ phía trường Đại học Luật Hà Nội thì hiện nay trường này không có sinh viên nào có thông tin nhân thân như vậy. Những cuộc thi người đẹp thời gian gần đây cũng không có ai trùng tên với người này. Như vậy, có thể thấy thông tin mà cô gái này đưa ra có dấu hiệu giả mạo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nhà trường cũng như uy tín của các thế hệ sinh viên của cơ sở đào tạo này.
Trường Đại học Luật Hà Nội và các tổ chức cá nhân có liên quan đến cô gái này có thể làm đơn trình báo sự việc với cơ quan điều tra để vào cuộc xem xét làm rõ các dấu hiệu vi phạm. Cần làm rõ thẻ sinh viên mà cô gái này xuất trình có con dấu pháp nhân của Trường Đại học Luật Hà Nội là do ai làm ra? Sử dụng thẻ sinh viên này nhằm mục đích gì?", luật sư Cường chia sẻ.
Cũng theo luật sư Cường, trong trường hợp kết luận của cơ quan chức năng xác định cô gái này đã làm giả tài liệu con dấu của cơ quan tổ chức hoặc sử dụng tài liệu con dấu giả thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015. Căn cứ cho thấy có hành vi làm giả thẻ sinh viên hoặc sử dụng thẻ sinh viên này khi đã biết là thẻ sinh viên giả thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 với chế tài có thể đến 2 năm tù. Còn trường hợp phạm tội là có tổ chức hoặc làm từ hai con dấu, tài liệu trở lên thì có thể hình phạt đến 5 năm tù.
Cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ hành vi giả danh hoa khôi sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội nhằm mục đích gì. Nếu nhằm mục đích để thực hiện các hợp đồng, giao dịch, nhận tiền trái phép của cơ quan tổ chức sau đó chiếm đoạt thì có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
![]() |
Thẻ sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội được xác nhận là thẻ giả |
"Thông thường, các hành vi mạo danh bằng lời nói, trong đời sống xã hội thì có thể khó phát hiện nhưng mạo danh trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí sử dụng cả thẻ sinh viên giả thì đây là hành vi có chủ đích, có mục tiêu rõ ràng và hoàn toàn có thể bị bại lộ nếu như cơ quan tổ chức xác minh tại trường Đại học Luật Hà Nội. Trường hợp các giao dịch liên quan đến tài sản thì các tổ chức, cá nhân cần trình báo sự việc với cơ quan chức năng để được xem xét làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.
Một người mạo danh hoa khôi của trường đại học có uy tín nhưng thực hiện các hành vi thiếu chuẩn mực, nếu có những phát ngôn, lối sống không phù hợp với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục thì cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường và các thế hệ sinh viên của nhà trường. Bởi vậy, nhà trường cũng cần thông tin công khai về trường hợp này, đồng thời có thể đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh làm rõ và xử lý người mạo danh theo quy định pháp luật", luật sư Cường kiến nghị.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Công bố thành lập Chi nhánh Văn phòng Luật sư tại tỉnh Khánh Hòa

Công ty Luật Tín Minh hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động

Từ ngày 1/3, người Hà Nội xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp ở đâu?

Lừa bán pin xe máy điện để chiếm đoạt tài sản

Cẩn thận mất tiền từ các cuộc gọi không nói gì

Mức phạt xe ô tô dừng đỗ sai quy định trên cao tốc

Thủ đoạn lừa đảo mới thông qua tính năng hợp nhất cuộc gọi

Cảnh giác với cuộc gọi mạo danh cứu hỏa

Bài học đắt giá khi giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực
