Tag

Bê tông in 3D chịu lực tốt hơn nhờ kết cấu bắt chước vỏ tôm hùm

Chuyển đổi số 18/03/2021 19:00
aa
TTTĐ - Nghiên cứu mới cho thấy mô hình lấy cảm hứng từ vỏ tôm hùm có thể tăng cường độ chịu lực của bê tông in 3D và hỗ trợ được các công trình kiến trúc phức tạp và giàu tính sáng tạo hơn.
Cty TNHH Ngói bê tông SCG nhận giải thưởng Top 100 Doanh nghiệp bền vững nhất năm 2020 Sống xanh thế nào giữa thời “bê tông hóa”? Cty TNHH Ngói bê tông SCG (Việt Nam) đạt đồng bộ 3 chứng nhận quốc tế mới nhất về hệ thống quản lý
Mô hình in lấy cảm hứng từ vỏ tôm hùm giúp tăng độ khỏe của bê tông in 3D
Mô hình in lấy cảm hứng từ vỏ tôm hùm giúp tăng độ khỏe của bê tông in 3D

Các công nghệ sản xuất dựa trên kỹ thuật số như in 3D có tiềm năng to lớn trong việc tiết kiệm thời gian, công sức và vật liệu trong lĩnh vực xây dựng song việc chế tạo bê tông in 3D có cường độ chịu lực đủ tốt để có thể sử dụng trong các công trình kiến trúc có hình thái phóng khoáng hơn vẫn còn đầy thách thức.

Một nghiên cứu thực nghiệm mới đây tại Đại học RMIT do nhà nghiên cứu người Việt hiện đang làm việc ở Úc Tiến sĩ Trần Phương làm chủ nhiệm đã lấy cảm hứng từ sức bền tự nhiên của vỏ tôm hùm để thiết kế nên những mô hình in 3D đặc biệt.

Theo đó, mô hình xoắn ốc bắt chước tự nhiên vừa cải thiện độ bền tổng thể của bê tông in 3D, vừa cho phép định hướng chính xác cường độ để củng cố kết cấu ở những chỗ cần thiết.

Nhóm nghiên cứu đã kết hợp mẫu in xoắn ốc này với hỗn hợp bê tông đặc biệt được bổ sung các sợi thép nhỏ, giúp vật liệu tạo ra có kết cấu khỏe hơn bê tông truyền thống.

Tiến sĩ Phương cho hay, công nghệ in 3D và sản xuất bồi đắp mở ra cơ hội nâng cao cả tính hiệu quả lẫn sự sáng tạo cho ngành xây dựng.

"Công nghệ in 3D bê tông thực sự có tiềm năng thay đổi hoàn toàn ngành xây dựng và mục tiêu của chúng tôi là giúp sự chuyển đổi này đến gần hơn", chia sẻ của Tiến sĩ Phương, giảng viên cấp cao về vật liệu và thiết kế xây dựng tại Đại học RMIT.

In 3D trong xây dựng

Các máy in 3D bê tông tạo nên những ngôi nhà hoặc các bộ phận cấu thành nhà bằng cách bồi đắp từng lớp vật liệu, khác với cách truyền thống là đúc bê tông trong khuôn.

Với công nghệ mới nhất hiện nay, có thể in 3D một căn nhà trong vòng 24 giờ với chi phí giảm còn một nửa. Trên thực tế, khu dân cư đầu tiên trên thế giới được xây dựng bằng công nghệ in 3D đã khởi công tại Mexico từ năm 2019.

Lĩnh vực mới nổi này cũng hỗ trợ nhiều đổi mới sáng tạo về kiến trúc và kỹ thuật, từ tòa nhà văn phòng in 3D ở Dubai, tới cầu bê tông mô phỏng thiên nhiên ở Madrid hay “Ngôi nhà châu Âu” hình cánh buồm tại Hà Lan.

Tiến sĩ Phương và các đồng nghiệp tại Khoa Kỹ thuật Đại học RMIT đang tập trung tìm hiểu về bê tông in 3D và tìm cách hoàn thiện thành phẩm thông qua nhiều phương án kết hợp khác nhau giữa thiết kế mẫu in, vật liệu sử dụng, mô hình hóa, tối ưu hóa thiết kế và các tùy chọn để gia cố kết cấu bê tông.

Giảng viên cấp cao Đại học RMIT Tiến sĩ Trần Phương dẫn đầu nhóm nghiên cứu về công nghệ in 3D tại Khoa Kỹ thuật của trường ở Melbourne, Úc
Giảng viên cấp cao Đại học RMIT Tiến sĩ Trần Phương dẫn đầu nhóm nghiên cứu về công nghệ in 3D tại Khoa Kỹ thuật của trường ở Melbourne, Úc

Hỗ trợ các công trình phức tạp

Kết quả cho thấy các mẫu in hỗn hợp đều chịu lực tốt hơn mẫu in theo một chiều cố định, nhưng theo Tiến sĩ Phương, mẫu xoắn ốc có tiềm năng nhất để tạo ra các cấu trúc bê tông in 3D phức tạp.

Ông cho biết: “Vỏ tôm hùm có độ cứng và độ cong tự nhiên. Chúng tôi thấy rằng điều này có thể giúp tạo ra những hình dạng bê tông chắc chắn hơn như mái vòm hay cấu trúc uốn lượn và xoắn vòng.

Công trình này mới ở giai đoạn đầu nên chúng tôi sẽ cần nghiên cứu thêm để kiểm tra với nhiều thông số hơn xem bê tông có chất lượng ra sao nhưng kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy chúng tôi đang đi đúng hướng”.

Công trình nghiên cứu này là một phần trong luận án tiến sĩ của Tiến sĩ Phạm Thị Hiền Lương, cũng đến từ Việt Nam và là nghiên cứu sinh đầu tiên tại Đại học RMIT tập trung vào lĩnh vực này.

Đại học RMIT sẽ hỗ trợ các nghiên cứu sâu hơn bằng một máy in 3D bê tông di động quy mô lớn mà nhà trường mới mua gần đây – đưa trường trở thành cơ sở nghiên cứu đầu tiên ở Nam bán cầu có một loại máy như vậy.

Máy in kích cỡ 5×5 mét được điểu khiển bằng robot sẽ được nhóm chuyên gia sử dụng để nghiên cứu in 3D nhà ở, tòa nhà và các cấu trúc xây dựng lớn.

Nhóm cũng sẽ sử dụng máy để khám phá tiềm năng in 3D bê tông bằng vật liệu phế thải tái chế như cốt liệu nhựa mềm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tiềm năng thúc đẩy in 3D tại Việt Nam

Theo Tiến sĩ Phương, công nghệ in 3D đã đi đầu phong trào sản xuất tiên tiến hiện đại trên khắp thế giới. Các ngành lớn như hàng không vũ trụ, ô tô cũng như y tế đã và đang đầu tư vào công nghệ này ở các quy mô khác nhau.

Ông nói: “Mặc dù công nghệ in 3D vẫn còn non trẻ ở Việt Nam, khát vọng phát triển công nghệ đã được nêu rõ trong các kế hoạch của Chính phủ để đồng hành cùng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Chuyên gia nghiên cứu đến từ Đại học RMIT cũng chia sẻ rằng Úc và đặc biệt là RMIT đã đầu tư đáng kể vào hoạt động nghiên cứu, phát triển và đào tạo công nghệ sản xuất in 3D trong những năm gần đây.

Ông tin tưởng rằng năng lực của RMIT trong lĩnh vực này sẽ mang lại cơ hội hợp tác cùng nhau trong nghiên cứu và đào tạo.

Tiến sĩ Phương cho biết: “Tôi đã hợp tác với một số trường đại học tại Việt Nam như Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH) và Đại học VinUni trong các dự án tập trung vào lĩnh vực in 3D.

Hy vọng rằng chúng tôi sẽ có thể mở rộng hợp tác hơn nữa để mang đến thêm nhiều cơ hội cho sinh viên và các nhà nghiên cứu Việt Nam tiếp cận với công nghệ hiện đại được phát triển tại RMIT”.

Đọc thêm

AI và phát triển bền vững: Luồng gió mới cho đào tạo công nghệ thông tin Công nghệ số

AI và phát triển bền vững: Luồng gió mới cho đào tạo công nghệ thông tin

TTTĐ - Trong bối cảnh kỷ nguyên số hóa và những thách thức toàn cầu về phát triển bền vững, ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) đang đứng trước nhiều cơ hội và đòi hỏi chưa từng có. Hội thảo "Đào tạo Công nghệ thông tin trong bối cảnh đẩy mạnh ứng dụng AI và phát triển bền vững" do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức đã trở thành diễn đàn quan trọng, quy tụ các chuyên gia, doanh nghiệp cùng nhau thảo luận, định hướng tương lai đào tạo ngành học then chốt này.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ AI trong truyền thông Công đoàn Công nghệ số

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ AI trong truyền thông Công đoàn

TTTĐ - Công tác nâng cao năng lực cho báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ và cộng tác viên trang thông tin điện tử Công đoàn các cấp là hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số”.
Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi Công nghệ số

Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

TTTĐ - Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có hướng dẫn việc lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi.
Quảng bá các sản phẩm công nghệ ươm tạo tại Khu CNC Hoà Lạc Chuyển đổi số

Quảng bá các sản phẩm công nghệ ươm tạo tại Khu CNC Hoà Lạc

TTTĐ - Ngày 16/5, tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sẽ diễn ra sự kiện “Hoalac Techconnect and Innovation 2025”.
Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ Công nghệ số

Cần có chính sách huy động mọi nguồn lực thúc đẩy khoa học, công nghệ

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu các chính sách phù hợp nhằm khơi thông và huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân...
Báo Người Lao động chính thức có mặt trên “siêu ứng dụng” MoMo Công nghệ số

Báo Người Lao động chính thức có mặt trên “siêu ứng dụng” MoMo

TTTĐ - Hơn 30 triệu người dùng MoMo đã có thể truy cập vào Báo Người Lao động trên “siêu ứng dụng” tài chính này.
Người dân lấy số thứ tự dịch vụ công trên ứng dụng iHanoi Chuyển đổi số

Người dân lấy số thứ tự dịch vụ công trên ứng dụng iHanoi

TTTĐ - Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa phát đi thông báo, từ ngày 13/5, sẽ không phát số và không sử dụng số thứ tự trực tiếp tại Chi nhánh số 1. Người dân lấy số thứ tự dịch vụ công trên ứng dụng iHanoi nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ đợi…
Tinh thần cùng tiến từ phong trào "Bình dân học vụ số" Công nghệ số

Tinh thần cùng tiến từ phong trào "Bình dân học vụ số"

TTTĐ - "Bình dân học vụ số" mang sứ mệnh khai sáng kỹ năng số, tương tự như "Bình dân học vụ" xóa nạn mù chữ năm xưa. Trong kỷ nguyên số, thiếu hụt kiến thức công nghệ đồng nghĩa với việc bị gạt ra ngoài lề cuộc sống hiện đại. Phong trào này chính là chiếc chìa khóa để mọi người tự tin bước vào thế giới số, không ai bị bỏ lại phía sau. Từ đó, Bình Dương đã phát động phong trào "Bình dân học vụ số" - một cuộc cách mạng học tập trong kỷ nguyên số, đặt người dân làm trung tâm.
Bước ngoặt giúp hộ kinh doanh "lột xác" bằng công nghệ Chuyển đổi số

Bước ngoặt giúp hộ kinh doanh "lột xác" bằng công nghệ

TTTĐ - Theo CEO trẻ Phan Bá Mạnh - Nhà sáng lập Công ty Công nghệ An Vui, Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị không chỉ là chính sách hỗ trợ, mà là cú hích chiến lược để hàng triệu hộ kinh doanh nhỏ tại Việt Nam bước vào kỷ nguyên số hóa.
5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển Đà Nẵng Chuyển đổi số

5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển Đà Nẵng

TTTĐ - Đà Nẵng chú trọng 5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển gồm: Thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo riêng; xây dựng thị trường vốn hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ; xây dựng hệ sinh thái công nghệ trong cuộc sống người dân; thành lập nguồn quỹ đầu tư mạo hiểm và tăng cường đào tạo, thu hút nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao.
Xem thêm