Bước ngoặt giúp hộ kinh doanh "lột xác" bằng công nghệ
Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, khẳng định rõ vai trò của doanh nghiệp tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Đây được xem là dấu mốc lớn tiếp nối các chủ trương lớn trước đó, nhằm hoàn thiện thể chế, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh, hiệu quả.
Từ góc độ doanh nghiệp công nghệ đang đồng hành với hàng ngàn hộ kinh doanh cá thể, anh Phan Bá Mạnh - Nhà sáng lập Công ty Công nghệ An Vui, đơn vị tiên phong trong số hóa ngành vận tải, cho rằng: “Nghị quyết 68-NQ/TW là nền móng chiến lược, định hình lại toàn bộ hệ sinh thái doanh nghiệp nhỏ và công nghệ tại Việt Nam trong dài hạn”.
![]() |
Anh Phan Bá Mạnh - Nhà sáng lập Công ty Công nghệ An Vui trao đổi với các nhà đầu tư tại Ngày hội Truyền thông nhà đầu tư mạo hiểm đổi mới sáng tạo thường niên năm 2025, do Thành đoàn Hà Nội tổ chức |
Cú hích cho vùng trũng công nghệ
Theo anh Mạnh, mặc dù nhiều hộ kinh doanh đã quen với mô hình bán hàng truyền thống, ghi sổ tay, giao dịch tiền mặt… nhưng khi bước vào chuyển đổi số, họ lại vấp phải ba thách thức lớn: Đó là tâm lý ngại thay đổi và lo sợ bị giám sát: Nhiều người vẫn nghĩ rằng “lên hệ thống” là đồng nghĩa với bị quản lý thuế chặt hơn. “Chính nỗi sợ bị kiểm soát đang khiến họ đứng ngoài làn sóng số hóa”, anh Mạnh nhận định.
Các hộ kinh doanh cho rằng, phần mềm phức tạp và chi phí cao. Hầu hết các giải pháp công nghệ trên thị trường được thiết kế cho doanh nghiệp vừa và lớn, khiến hộ cá thể không đủ nguồn lực để sử dụng. Họ thiếu đầu tư về thiết bị và nhân sự. Ngay cả khi có nhu cầu chuyển đổi, họ vẫn thiếu vốn, thiếu người rành công nghệ để triển khai.
Trước thực trạng đó, An Vui đã xây dựng một hệ sinh thái phần mềm “siêu đơn giản”, tối ưu cho điện thoại thông minh, không cần máy chủ riêng, có thể bán vé, thanh toán QR, xuất hóa đơn điện tử ngay cả khi người dùng chưa từng tiếp xúc với công nghệ hiện đại.
Theo CEO An Vui, Nghị quyết 68 không chỉ dừng ở việc thừa nhận vai trò của kinh tế tư nhân, mà lần đầu tiên đặt các hộ kinh doanh cá thể ngang hàng với doanh nghiệp, như một lực lượng quan trọng thúc đẩy kinh tế số quốc gia. “Trước đây, khu vực kinh tế này gần như bị xem là “vùng trũng”, ít được hỗ trợ, ít có tiếng nói, ít được tạo cơ chế nhưng Nghị quyết 68 mang lại một sự thay đổi toàn diện, từ tư duy quản lý đến cách tiếp cận chính sách”, anh Mạnh nhận định.
![]() |
CEO Phan Bá Mạnh cho rằng: Chuyển đổi số không còn là nên hay không mà là phải làm nếu muốn tồn tại |
“Lột xác” để tăng trưởng bền vững
Anh Phan Bá Mạnh kỳ vọng, Nghị quyết sẽ tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp lớn và nhỏ; thúc đẩy hàng triệu hộ kinh doanh chuyển mình thành doanh nghiệp thực thụ; buộc các đơn vị dù nhỏ cũng phải số hóa toàn diện nếu muốn tồn tại; mở rộng thị trường cho các sản phẩm công nghệ “Make in Vietnam”.
Theo vị CEO này, một điểm đột phá quan trọng trong Nghị quyết 68 là sự thay đổi tư duy quản lý. Hộ kinh doanh cá thể không còn bị xem là đối tượng quản lý - kiểm soát, mà là lực lượng cần hỗ trợ - hợp tác. “Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, hậu kiểm. Doanh nghiệp nhỏ cần ứng dụng công nghệ để lớn mạnh; còn các công ty công nghệ như chúng tôi sẽ cung cấp giải pháp, dữ liệu và đồng hành thực chất”, anh Mạnh phân tích. Sự phối hợp này sẽ hình thành một môi trường minh bạch, bền vững, nơi ai cũng có cơ hội phát triển.
![]() |
Anh Mạnh kỳ vọng, Nghị quyết 68 sẽ tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp lớn và nhỏ |
Trên thực tế, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ đang chuyển dịch, từ việc bán hàng trên Zalo, livestream TikTok đến việc dùng mã QR, hóa đơn điện tử… nhưng để trở thành doanh nghiệp thực thụ, họ cần một cú hích chính sách mạnh mẽ và Nghị quyết 68 chính là lời khẳng định rõ ràng nhất từ Đảng và Nhà nước.
“Chuyển đổi số không còn là nên hay không mà là phải làm nếu muốn tồn tại. Nghị quyết 68 là lời mời gọi các hộ kinh doanh tham gia cuộc chơi mới, nơi tư duy quản trị hiện đại sẽ là chìa khóa cho sự tăng trưởng bền vững”, anh Phan Bá Mạnh nói.
Dù là một phần mềm nhỏ trên chiếc điện thoại cũ, hay một giải pháp quản trị trên nền tảng điện toán đám mây, tất cả đều có thể trở thành bàn đạp để hàng triệu hộ kinh doanh Việt bước sang trang mới, nhờ một nghị quyết kịp thời, đột phá và mang tầm chiến lược.
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về kinh tế tư nhân đưa ra nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh: Rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh doanh cá thể; thu hẹp tối đa sự chênh lệch, tạo mọi điều kiện thuận lợi về tổ chức quản trị và chế độ tài chính, kế toán để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; Đẩy mạnh số hoá, minh bạch hoá, đơn giản hoá, dễ tuân thủ, dễ thực hiện đối với chế độ kế toán, thuế, bảo hiểm... để khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp; Xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026; Cung cấp miễn phí các nền tảng số, phần mềm kế toán dùng chung, dịch vụ tư vấn pháp lý, đào tạo về quản trị doanh nghiệp, kế toán, thuế, nhân sự, pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh… |
Tin liên quan
Đọc thêm

5 nền tảng để AI là động lực mới phát triển Đà Nẵng

Thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Bình Dương

Không yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ khi giải quyết TTHC

Ngân hàng số sở hữu công nghệ sinh trắc học cấp độ cao nhất

Visa, VIB và VNPAY hợp tác giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa toàn diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến qua iHanoi

Nhân rộng mô hình điểm, lan tỏa phong trào "Bình dân học vụ số"

Mạnh dạn quy định mức "lợi nhuận” để phát huy nguồn lực chất xám

Visa và ETC-EPAY hợp tác thúc đẩy thanh toán số dịch vụ công tại Việt Nam
