Tag

Bảo đảm tính đồng bộ, tổng thể của hệ thống đường sắt

Giao thông 11/02/2025 20:24
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này tại cuộc họp về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), chiều 11/2.
10 nhiệm vụ trọng tâm phát triển giao thông đường sắt đô thị Ngành đường sắt phải tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao hiệu quả hoạt động Thăm, động viên công nhân ngành đường sắt ứng trực Tết Tăng tính tiện lợi cho hành khách trên hai tuyến đường sắt đô thị
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), chiều 11/2 - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), chiều 11/2 - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Dự thảo Luật phải xác định được những nội dung cốt lõi, có tính khái quát, tầm nhìn, định hướng 50-100 năm; dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản"; không đưa vào luật những nội dung quá cụ thể, mang tính kỹ thuật.

Điều đó nhằm thay đổi cơ bản tư duy quản lý đường sắt một cách toàn diện, đồng bộ, tiên tiến và đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành đường sắt trong hiện tại và tương lai. Quá trình xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Luật cần tiếp cận, tham khảo kinh nghiệm về phương thức đầu tư, công nghệ, quản lý từ các quốc gia đã phát triển đường sắt hàng trăm năm cho đến những quốc gia hình thành mạng lưới đường sắt tốc độ cao chỉ trong vài chục năm.

Phạm vi, nội hàm, mục đích của Dự thảo Luật cần bao quát, đáp ứng được yêu cầu phát triển dài hạn của hệ thống đường sắt, cũng như các chủ trương, cơ chế, chính sách về đường sắt đang được xây dựng, triển khai.

Dự thảo Luật cần xác định rõ phạm vi điều chỉnh

Theo báo cáo tại cuộc họp, dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) gồm 8 chương, 74 điều; giảm 2 chương và 11 điều so với Luật Đường sắt năm 2017.

Về một số nội dung điều chỉnh, bổ sung lớn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, Dự thảo Luật Bổ sung quy định về đầu tư xây dựng đường sắt vùng, đường sắt nội tỉnh nhằm huy động nguồn lực của địa phương cho việc phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt và quy định việc quản lý, bảo trì, khai thác đối với các loại hình đường sắt này; khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt để phát triển các khu đô thị, dịch vụ thương mại... nhằm mở ra không gian mới cho phát triển kinh tế và tạo ra nguồn lực từ khai thác quỹ đất, tối ưu hóa nhu cầu đi lại.

Dự thảo Luật quy định việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đấu nối với công trình đường sắt và sử dụng chung với đường sắt nhằm khai thác hiệu quả kết cầu hạ tầng đường sắt; yêu cầu ràng buộc về kết nối đường sắt với trung tâm các đô thị lớn, cảng biển, cảng hàng không và kết nối đường sắt với các phương thức vận tải hành khách công cộng tại các trung tâm đô thị nhằm gom và giải tỏa hành khách.

Phó Thủ tướng lưu ý, công tác quản lý đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dụng phải thống nhất - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng lưu ý, công tác quản lý đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dụng phải thống nhất - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Dự thảo Luật cũng quy định: Cơ chế triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các tuyến đường sắt nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và nâng cao hiệu quả khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt; đặt hàng, giao nhiệm vụ cho tổ chức, doanh nghiệp trong nước thực hiện một số nhiệm vụ có tính chiến lược, làm tiền đề để phát triển công nghiệp đường sắt; ràng buộc về chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho đối tác Việt Nam để làm chủ công tác quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và những ưu đãi, hỗ trợ cụ thể cho tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp đường sắt.

Trong khi đó, một số quy định đã được quy định tại pháp luật khác có liên quan đến hoạt động đường sắt cần đưa ra khỏi Luật nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật như quy định về: Vận tải động vật sống, hợp đồng vận tải hành khách, hành lý và hợp đồng vận tải; quản lý, sử dụng nguồn thu từ phí, giá cho thuê hoặc chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư.

Tại dự thảo Luật, một số quy định còn mang tính chi tiết kỹ thuật chuyên ngành không thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên cần điều chỉnh theo hướng giao Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định như: Yêu cầu kỹ thuật ga đường sắt, các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, quy tắc giao thông đường sắt, điều hành giao thông vận tải đường sắt, biểu đồ chạy tàu... để bảo đảm tính linh hoạt trong quá trình áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Ngoài ra, quy định tại một số điều, khoản tại chương về đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao còn trùng lặp về nội dung, chưa rõ nội hàm và cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Các ý kiến cho rằng Dự thảo Luật cần xác định rõ phạm vi điều chỉnh, đồng thời rà soát, tránh chồng chéo với các luật liên quan (đấu thầu, quản lý tài sản công, đất đai, ngân sách, khoa học công nghệ…) khi xử lý khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đường sắt; chỉ quy định nguyên tắc và sẽ được chi tiết hoá trong các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư; chú trọng đến hoạt động vận tải đường sắt, an toàn đường sắt; bảo đảm tính đồng bộ giữa quy hoạch đường sắt với quy hoạch quốc gia, vùng, địa phương…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đánh giá, Dự thảo Luật đã đẩy mạnh, quy định rõ phân cấp, phân quyền từ Thủ tướng Chính phủ cho Bộ trưởng, từ Trung ương cho địa phương sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong phát triển hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt địa phương.

Ảnh minh nhọa
Ảnh minh nhọa

Luật Đường sắt (sửa đổi) phải có tính kế thừa

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, Luật Đường sắt (sửa đổi) phải có tính kế thừa, học hỏi kinh nghiệm các nước có ngành đường sắt phát triển, thể chế hoá các cơ chế, chính sách giúp công tác xây dựng, vận hành, quản lý hệ thống đường sắt của đất nước phục vụ tốt nhất, hiệu quả nhất, an toàn nhất cho phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Theo Phó Thủ tướng, Luật Đường sắt (sửa đổi) phải xác định rõ phạm vi, nội hàm, mục tiêu xuyên suốt trong quá trình xây dựng từ khâu lập chiến lược, quy hoạch đến xây dựng, vận hành, quản lý hạ tầng, phương tiện, duy tu, bảo dưỡng,… phân định với những vướng mắc chung liên quan đến thu hút đầu tư, cơ chế chính sách đặc thù liên quan đến vốn, đất đai… đã được quy định, điều chỉnh trong các luật, văn bản pháp luật chuyên ngành.

"Luật cần làm rõ lĩnh vực nào quản lý thống nhất trên phạm vi quốc gia, những vấn đề phân cấp cho địa phương. Bảo đảm tính đồng bộ, tổng thể của hệ thống đường sắt quốc gia kết nối với quốc tế, kết nối giữa các địa phương cũng như với các phương thức vận tải khác", Phó Thủ tướng đặt vấn đề và cho rằng cùng với công cụ quy hoạch, thì cần chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp.

Ảnh minh nhọa
Ảnh minh nhọa

Luật cần có quy định về nguyên tắc đối với phát triển hệ thống hạ tầng đường sắt (hành lang an toàn, ga dừng đỗ, hệ thống phụ trợ kèm theo…), sau đó cụ thể, chi tiết hoá trong các văn bản dưới luật.

Phó Thủ tướng lưu ý, công tác quản lý đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dụng phải thống nhất.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn đường sắt, Phó Thủ tướng đề nghị quy định rõ trách nhiệm trong quy hoạch, phát triển hạ tầng, hệ thống thông tin tín hiệu, trách nhiệm của các chủ thể tham gia… và tiếp tục được cụ thể bằng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đồng thời có lực lượng, cơ chế, chính sách để bảo vệ các công trình đường sắt.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về quy định đối với doanh nghiệp quản lý, vận hành, khai thác, kinh doanh, duy tu, bảo trì… phải tính đến đặc thù của lĩnh vực đường sắt; phân biệt về công nghệ, phương thức kết nối giữa đường sắt tốc độ cao với đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dụng; định hướng phát triển công nghiệp đường sắt (công nghệ, đào tạo nhân lực)…

Nhật Trường

Đọc thêm

Cầu Quảng Đà đã xong, đường dẫn Điện Bàn Bắc vẫn chưa thấy đâu Nhịp điệu cuộc sống

Cầu Quảng Đà đã xong, đường dẫn Điện Bàn Bắc vẫn chưa thấy đâu

TTTĐ - Cầu Quảng Đà thông xe từ tháng 3/2025 nhưng đường vành đai phía Bắc Quảng Nam qua địa bàn phường Điện Bàn Bắc (TP Đà Nẵng) đến nay vẫn chậm tiến độ.
Kỳ thi sát hạch lái xe diễn ra thuận lợi, khách quan, công bằng Giao thông

Kỳ thi sát hạch lái xe diễn ra thuận lợi, khách quan, công bằng

TTTĐ - Sau một tuần triển khai kỳ thi sát hạch cấp giấy phép lái xe (từ ngày 24 đến 30/6), Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã phối hợp tổ chức 12 kỳ sát hạch cấp giấy phép lái xe trên địa bàn, gồm 10 kỳ sát hạch ô tô và 2 kỳ sát hạch mô tô.
Địa chỉ các điểm đăng ký xe tại Hà Nội từ ngày 1/7/2025 Xã hội

Địa chỉ các điểm đăng ký xe tại Hà Nội từ ngày 1/7/2025

TTTĐ - Công an thành phố Hà Nội thông báo phân công nhiệm vụ đăng ký xe cho tổ chức, cá nhân có trụ sở, cư trú trên địa bàn thành phố từ ngày 1/7/2025.
Triển khai vé liên thông đa phương thức vận tải hành khách công cộng Giao thông

Triển khai vé liên thông đa phương thức vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 3316/QĐ-UBND ban hành phương án vé liên thông đa phương thức cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Toàn cảnh dự án cầu Kênh Vàng nối hai tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương Giao thông

Toàn cảnh dự án cầu Kênh Vàng nối hai tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương

TTTĐ - Dự án đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương có chiều dài toàn tuyến khoảng 13,4km, có tổng mức đầu tư là hơn 2.182 tỷ đồng.
Vị trí xây dựng cầu Hải Hưng kết nối Hưng Yên với Hải Dương Giao thông

Vị trí xây dựng cầu Hải Hưng kết nối Hưng Yên với Hải Dương

TTTĐ - Dự án xây dựng cầu Hải Hưng khi đi vào hoạt động sẽ phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống hạ tầng giao thông đã đầu tư, phục vụ tốt nhất cho nhân dân hai tỉnh, thu hút và phát triển đầu tư công nghiệp - đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nói chung, tỉnh Hưng Yên, Hải Dương nói riêng.
Trục giao thông chiến lược phía Đông Bình Dương về đích Giao thông

Trục giao thông chiến lược phía Đông Bình Dương về đích

TTTĐ - Ngày 28/6, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ khánh thành dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa, đi qua huyện Bắc Tân Uyên và TP Tân Uyên. Đây là một trong những trục giao thông chiến lược phía Đông của tỉnh, kết nối các khu vực công nghiệp, đô thị và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Hợp long cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn Giao thông

Hợp long cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn

TTTĐ - Cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn, một hạng mục quan trọng thuộc dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, kết nối tỉnh Bình Dương với TP Hồ Chí Minh đã chính thức được hợp long. Các đơn vị thi công đang khẩn trương hoàn thiện các hạng mục còn lại, phấn đấu đưa công trình vào thông xe kỹ thuật vào cuối năm nay.
Bình Dương rót hơn 6.000 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 13 Giao thông

Bình Dương rót hơn 6.000 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 13

TTTĐ - Hơn 6.000 tỷ đồng là khoản đầu tư bổ sung vừa được tỉnh Bình Dương phê duyệt để tiếp tục mở rộng Quốc lộ 13 - trục giao thông được xem huyết mạch nối TP Hồ Chí Minh với các đô thị công nghiệp phía Bắc. Cùng với dự án mở rộng đoạn qua TP Hồ Chí Minh trị giá hơn 20.900 tỷ đồng, Quốc lộ 13 đang được kỳ vọng trở thành "xương sống hạ tầng" mới, tạo đà phát triển cho vùng đô thị liên kết TP Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước.
Công an tỉnh Cao Bằng tổ chức thi sát hạch lái xe đầu tiên Giao thông

Công an tỉnh Cao Bằng tổ chức thi sát hạch lái xe đầu tiên

TTTĐ - Ngày 27/6, tại Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ tỉnh Cao Bằng, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh khai mạc kỳ sát hạch lái xe ô tô lần I năm 2025 cho các thí sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo và đủ điều kiện dự thi theo quy định. Đây là kỳ sát hạch đầu tiên sau khi đơn vị nhận nhiệm vụ này.
Xem thêm