Tag
Những người “đưa đò” sáng tạo

Bài 2: Khi tiết học không chỉ là cô giảng- trò ghi

Nhịp sống trẻ 26/09/2019 15:29
aa
TTTĐ - Nếu giáo viên cứ thao thao giảng, người học cứ cắm cúi chép thì kiến thức từ lời cô, qua tai trò rồi đi thẳng vào… vở mà chẳng đọng lại trong trí não học sinh là bao nhiêu. Kịch hóa, trò chơi hóa, vận dụng khoa học tiên tiến, áp dụng kiến thức trên sách vở vào đời sống, biến môn học khô cứng thành những tiết học sinh động… đó là cách để giờ học trở nên thú vị, đi vào cả trí nhớ lẫn con tim mà những giáo viên gương mẫu đang làm.

Bài 2: Khi tiết học không chỉ là cô giảng- trò ghi...

Học sinh của cô Đào Tố Hoa tìm hiểu kiến thức thông qua trò chơi tiếp sức

Bài liên quan

Bài 1: Sự cần thiết phải đổi mới các phương pháp giáo dục

Cô- trò cũng là “nhân vật chính”

Thay vì bàn ghế ngay ngắn thì các bàn học lại được xếp vòng quanh lớp để dành không gian cho một sân khấu.

Giữa lớp là nhiều phụ nữ Nga cầm cuốc trên cánh đồng có đủ rơm rạ, phía gần bục giảng là hình ảnh những người đàn ông ra chiến trường, phía cuối lớp là vài chị em ở quê nhà chờ đợi mòn mỏi. Ở ngoài mặt trận là máu, là thương binh, là chết chóc… Rồi tất cả nhân dân cùng đứng lên, lật đổ chế độ Nga Hoàng, dành sự sống về tay mình.

Đó là tiểu phẩm của học sinh lớp 11, trường THPT Phúc Lợi (Long Biên, Hà Nội) trong giờ học Lịch sử về cách mạng tháng 10 Nga do cô giáo cô Đào Tố Hoa dàn dựng và học sinh đóng góp thêm ý tưởng.

Diễn kịch đã vui, phần trò chơi còn vui hơn, thay vì đọc sách giáo khoa, viết lên bảng những ý chính, cô Hoa đã cho học sinh tìm hiểu về các cuộc đấu tranh thông qua trò chơi tiếp sức. Lúc này cả lớp chia làm bốn đội xanh, đỏ, tím, vàng. Các đội lựa chọn kiến thức trong đáp án để gắn lên bảng. Giáo viên cung cấp kiến thức đúng để học sinh đối chiếu.

“Trước mỗi bài học, tôi yêu cầu các em tìm hiểu trong sách giáo khoa, tham khảo. Học sinh nào có đọc, có tìm hiểu bài ở nhà thì sẽ trả lời đúng, ngoài điểm số, nhiều khi tôi tặng thêm món quà nhỏ sau trò chơi để các em thêm hào hứng. Có những bài học, tôi cho học sinh về nhà tìm hiểu, các bạn sẽ tự diễn thuyết theo sự chuẩn bị của mình, các nhóm khác nhận xét” – cô Hoa cho biết.

Tay liên tục lau mồ hôi trán nhưng em Nguyễn Văn Dũng vẫn nở nụ cười đầy sảng khoái. “Sau tiết học như thế này em chẳng bao giờ phải học thuộc lòng mà cô hỏi đến đâu em nhớ đến đấy vì em được tham gia như “nhân vật chính”. Nhiều lúc xem phim, đọc sách thấy nước Nga em lại vận dụng, liên tưởng được ngay những điều đã học. Vui lắm ạ”, Dũng hồ hởi cho biết.

Giờ học nào cũng bất ngờ

Với phương pháp đó, không còn em học sinh nào cảm thấy ngao ngán thậm chí chán nản với mớ kiến thức, các con số, ngày tháng mà giáo viên “độc thoại” trên bục giảng. Thậm chí, rất nhiều em còn háo hức, chờ đợi không biết tiết học tới cô Hoa sẽ mang tới điều bất ngờ, thú vị gì hơn nữa. Các em chủ động tiếp nhận kiến thức chứ không thụ động nghe giảng như trước.

Bí quyết của cô Đào Tố Hoa là: “Trong mỗi tiết học, tôi đều liên hệ những sự kiện gần gũi, đời thường với học sinh để các em nhớ. Ngoài ra tôi còn hệ thống hóa kiến thức, mốc thời gian bằng sơ đồ tư duy giúp các em nắm chắc hơn. Có bài học, tôi sử dụng biện pháp tích hợp liên môn (Văn, Địa lý, Hội họa) để giảng dạy. Sau mỗi lần thay đổi, tôi lại thấy học sinh hào hứng hơn, các em luôn tìm hiểu thêm kiến thức lịch sử bên ngoài sách giáo khoa để đáp ứng giờ dạy của tôi”.

Nếu như chỉ giảng về cuộc đấu tranh của Cao Bá Quát với năm ông khởi nghĩa, ngày ông thất bại thì chỉ cần học sinh đọc sách là xong. Cô Hoa ngoài việc chỉ cho học sinh nhìn thấy cuộc đấu tranh lan rộng đến đâu trên bản đồ thì còn kết hợp với những câu chuyện đã trở thành giai thoại của ông như chuyện cột tóc lên xà nhà, cùm chân luyện chữ để thấy ý chí quyết tâm của ông. Đặc biệt, cô còn cho học sinh về thăm nhà thờ Cao Bá Quát để tìm hiểu thêm và quay clip…

Nhớ lại hồi mới đi dạy, giờ học nào cô Hoa cũng phải liên tục nhắc nhở học sinh tập trung, không nói chuyện riêng và ngủ gật… “Từ đó tôi nghĩ cách làm sao để thu hút được học sinh? Tôi cũng tìm hiểu trên mạng thấy nhiều hình ảnh hay, lúc đầu em chỉ in những bức ảnh và đưa tận tay cho học sinh cầm, sau đó nghiên cứu sâu hơn, soạn giáo án powerpoint và cứ tìm hiểu dần dần, tôi thấy mỗi ý tưởng vận dụng được vào tiết học, bản thân mình thấy hứng thú và học sinh rất hào hứng. Thế là tôi lại tiếp tục tìm hiểu sâu hơn”, cô Hoa chia sẻ.

Với những nỗ lực của bản thân, cô Đào Tố Hoa đã đoạt nhiều giải thưởng cấp Cụm và Thành phố. Nhiều em học sinh tâm sự chọn thi Ban Xã hội vì có môn Lịch sử do cô dạy. Thiết nghĩ, trước thực trạng phổ điểm môn Lịch sử “đội sổ” như kì thi THPT quốc gia vừa qua, cách dạy học như cô Hoa cần được nhân rộng hơn nữa để “dân ta phải biết sử ta” chứ không chỉ là học để thi như hiện nay.

Những cô giáo thổi hồn vào môn học

Ở Hà Nội còn rất nhiều giáo viên yêu nghề, tâm huyết với nghề và tìm mọi cách để biến môn học trở nên sinh động, học sinh hứng thú.

Ai cũng nghĩ môn Công nghệ chỉ là “môn phụ” nhưng cô Phùng Thị Hà trường THPT Yên Lãng (Mê Linh, Hà Nội) đã chứng minh cho mọi người thấy môn nào cũng có tầm quan trọng trong cuộc sống. “Cốt lõi cuối cùng thì việc học là biến kiến thức mình học thành kiến thức ứng dụng để cải tạo chính cuộc sống của mình”, vì thế, trong những giờ học lí thuyết, cô Hà đều liên hệ thực tế để học sinh có thể áp dụng kiến thức đã học được vào cuộc sống.

Không dạy học sinh theo những ý tưởng lớn lao, xa vời, cô Hà đã hướng học sinh kinh doanh từ chính những điều kiện thực tế của địa phương, từ những mảnh vườn của gia đình, trang trại…

Trên chính mảnh đất cô Hà đang sống và làm việc, cứ vào mùa chuối tiêu, bà con phải bán rất rẻ, thậm chí cho không ai lấy. Cô Hà đã trăn trở rồi cùng học sinh nghiên cứu, thực hiện quy trình chế biến chuối khi vẫn còn xanh thành chuối khô, tẩm ướp thêm gia vị khiến chuối khô rất giòn, thơm, ngon và bán được quanh năm.

Cô trò đã cũng nghĩ ra cách gia cố thêm nước đường gừng vào bỏng để bỏng ngon hơn, cân nặng hơn và được giá hơn. Những việc làm đó khiến học sinh hào hứng tham gia.

Cô Nguyễn Thị Mai, giáo viên dạy môn Vật lí-Tổ phó chuyên môn, Nhóm trưởng nhóm Vật lí trường THCS Cầu Giấy (Cầu Giấy, Hà Nội) luôn được biết đến với những tiết học đầy sức sáng tạo và gắn với thực tiễn.

Cô Mai cho biết: “Trong một đợt tham gia tập huấn của Bộ GD-ĐT hè năm 2014, tôi được biết đến “phương pháp dạy học theo trạm”. Mặc dù thông tin về phương pháp này từ tài liệu tập huấn và từ mạng Internet không nhiều và chưa cụ thể nhưng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm cách thức tổ chức hoạt động dạy học và áp dụng rất sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn”.

Chủ đề đầu tiên mà cô tiến hành dạy học thành công với phương pháp này là chủ đề “Máy cơ đơn giản – Vật lí 6”, sau đó cô tiếp tục nhân rộng áp dụng sang một số chủ đề dạy học khác như “Sự phụ thuộc của điện trở vào các yếu tố khác nhau – Vật lí 9”; “Các tác dụng của dòng điện – Vật lí 7”.

Cô cũng đã tổ chức cho các em học ngoài công viên để tìm hiểu các ứng dụng của các máy cơ đơn giản; tìm các dụng cụ trong gia đình là máy cơ đơn giản, cho học sinh viết dự án lắp ròng rọc để đưa nước lên tầng 2, 3 của trường…

Điều quan trọng hơn nữa là phương pháp này đã được lan tỏa đến các đồng nghiệp để họ không chỉ đạt thành tích cá nhân mà giúp các giờ học càng trở nên thú vị, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng và sát với thực tế nhất.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tự hào một dải non sông... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tự hào một dải non sông...

TTTĐ - Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, các cấp bộ Đoàn, Hội từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, lan tỏa rộng rãi tới các tầng lớp Nhân dân và toàn xã hội, đặc biệt đối với đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
Đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia 90 Youth Voices for the Future Camera 360 trẻ

Đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tham gia 90 Youth Voices for the Future

TTTĐ - 90 đại diện thanh niên truyền cảm hứng đến từ 45 quốc gia đã tập trung tại Hội đồng Anh tại Luân đôn để thảo luận các chủ đề hướng tới tương lai – một thế giới phát triển bền vững.
Hơn 500 thiếu nhi tham gia cuộc thi “Em vẽ sắc màu tình nguyện” Bản tin công tác Đội

Hơn 500 thiếu nhi tham gia cuộc thi “Em vẽ sắc màu tình nguyện”

TTTĐ - Hơn 500 thiếu nhi được trải nghiệm không gian vui chơi cùng sắc màu, tô vẽ để tạo nên những vật dụng cá nhân hữu ích và tham gia cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Em vẽ sắc màu tình nguyện”.
Biểu trưng và bài hát chính thức của Đại hội được công bố Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Biểu trưng và bài hát chính thức của Đại hội được công bố

TTTĐ - Biểu trưng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 được thiết kế cách điệu số La Mã VIII bằng những hình khối đan xen, tạo hiệu ứng thị giác không gian đa chiều, tượng trưng cho sự chuyển động của nhịp sống chuyển đổi số mà thanh niên là lực lượng nòng cốt.
Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng

TTTĐ - Từng bị gia đình bắt nghỉ học 3 năm để làm rẫy, cô gái người Dao Tuyển ở thôn Ngám Xá (xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) Chảo Thị Yến đã không ngừng đấu tranh để được quay lại trường. Hành trình quyết tâm đến trường và mong muốn cống hiến cho cộng đồng của Yến đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến nhiều bạn trẻ khác.
“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò

TTTĐ - Các bạn ấy là thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 của các tỉnh, thành phố. Mỗi người có quê hương, hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là tài năng, học giỏi vượt trội so với các bạn đồng trang lứa.
Ninh Thuận: Dấu ấn tiếp sức mùa thi Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Ninh Thuận: Dấu ấn tiếp sức mùa thi

TTTĐ - Tỉnh Ninh Thuận triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ thí sinh và người nhà trong những ngày diễn ra kỳ thi THPT 2024, thể hiện tinh thần "Chung tay sẻ chia - Tiếp sức thí sinh".
Để thiếu nhi làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi… Bản tin công tác Đội

Để thiếu nhi làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi…

TTTĐ - Chương trình “Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm” là một tâm huyết rất lớn của Hội đồng Đội Trung ương với mong muốn tạo môi trường để các em làm nhiều việc tốt, có ích ở mọi lúc, mọi nơi, thành thói quen liên tục hàng ngày.
Đồng chí Trương Khải Minh làm Bí thư Đoàn Học viện Thanh thiếu niên Bản tin Sinh hoạt chi Đoàn

Đồng chí Trương Khải Minh làm Bí thư Đoàn Học viện Thanh thiếu niên

TTTĐ - Tại hội nghị Ban Chấp hành Đoàn Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam lần thứ I, khóa IX, đồng chí Trương Khải Minh tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức danh Bí thư Đoàn học viện nhiệm kỳ 2024-2027.
Tổng kết cuộc thi "Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới" Camera 360 trẻ

Tổng kết cuộc thi "Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới"

TTTĐ - Sáng 29/6, Trung ương Đoàn phối hợp cùng Tập đoàn Giáo dục Đại Trường Phát tổ chức chuỗi sự kiện vòng chung kết chương trình “Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới”.
Xem thêm