Tag

Xử lý vi phạm về môi trường chưa nghiêm, có hiện tượng nhờn luật

Xã hội 03/11/2019 13:18
aa
TTTĐ- Bộ Công an cần tiến hành thanh tra, xử lý hành chính, hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường.

Xử lý vi phạm về môi trường chưa nghiêm, có hiện tượng nhờn luật

Đại biểu Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Bài liên quan

Dự án vì môi trường của học sinh THPT Chu Văn An

Cần làm rõ nhiều điểm bảo vệ môi trường biển

Người trẻ Thủ đô đồng tình quan điểm Hà Nội hạn chế xe máy

Sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2019; Công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Công tác thi hành án; Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019.

Nhiều đại biểu đề cập đến vấn đề tội phạm môi trường, trước hàng loạt vụ ô nhiễm không khí, nguồn nước... nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội). Ảnh VOV
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội). Ảnh VOV

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) cho rằng, từ đầu năm 2010 đến nay, mặc dù đã được Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiều hoạt động trong công tác bảo vệ môi trường nhưng vấn đề ô nhiễm nguồn nước, không khí, chất thải vẫn chưa được xử lý, khắc phục, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và đời sống người dân. Tình hình vi phạm phạm tội về môi trường vẫn diễn ra phổ biến trên các lĩnh vực, như xả thải vượt quy chuẩn tại các khu, cụm công nghiệp, ô nhiễm nguồn nước thải chăn nuôi tập trung, gây thiệt hại về tài sản, môi trường bức xúc trong nhân dân.

Điều đáng nói, hệ thống pháp luật về xử lý hành chính, hình sự đối với các hành vi vi phạm tội phạm về môi trường đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo yêu cầu quản lý Nhà nước phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương nhưng trên thực tế hiệu quả còn nhiều hạn chế.

Theo nữ đại biểu đoàn Hà Nội, báo cáo số 503 ngày 16/10/2019 của các cơ quan trình Quốc hội tại kỳ họp này cho rằng đã phát hiện 22.535 vụ vi phạm pháp luật về môi trường giảm 11,36 % so với cùng kỳ năm 2018, với 2.782 tổ chức và 20.663 cá nhân vi phạm. Các cơ quan điều tra mới chỉ khởi tố 355 vụ, 395 bị can xử lý hành chính, xử lý hành chính 19.600 trường hợp xử lý hành chính. Tuy nhiên, việc xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường chưa đủ sức răn đe, số vụ xử lý hình sự chưa nhiều so với số vụ vi phạm phát hiện được, chỉ bằng 1,58%. Nguyên nhân chủ yếu là do tội danh về lĩnh vực môi trường khó xác định thiệt hại nên rất khó khăn trong xử lý.

Bà Khánh cũng đề nghị Chính phủ sớm có các giải pháp khắc phục tình trạng này, yêu cầu Bộ Công an tiến hành kiểm tra, thanh tra, xử lý hành chính, hình sự đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường. Trước mắt, tập trung đối với các nguồn xả thải chưa qua xử lý vào sông Tô Lịch, sông Nhuệ đáy gây bức xúc trong nhân dân nhiều năm qua.

Cùng mối quan tâm về vấn đề tội phạm ô nhiễm môi trường, đại biểu Ngô Sách Thực (đoàn Bắc Giang), Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường vẫn diễn ra trên các lĩnh vực: Hoạt động xả thải vượt quy chuẩn tại các khu, cụm công nghiệp; Chuyển giao, xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại không đúng quy định; Nhập khẩu phế liệu, thiết bị máy móc đã qua sử dụng trái quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; Ô nhiễm nguồn nước do nước thải công nghiệp, các khu chăn nuôi tập trung, gây thiệt hại về tài sản và môi trường sống, gây bức xúc trong nhân dân.

Các vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm diễn biến phức tạp và mới đây nhất là vụ gây ô nhiệm nguồn nước sông Đà ở Hòa Bình, làm đảo lộn cuộc sống của người dân.

“Việc xử lý vi phạm về môi trường vừa qua đã được quan tâm hơn, nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe. Số vụ xử lý hình sự chưa nhiều so với số vi phạm phát hiện được, chỉ chiếm 1,58%. Tại sao vậy? Có phải nguyên nhân chủ yếu là một số tội danh về môi trường khó xác định thiệt hại như báo cáo Chính phủ đã nêu, hay còn có nguyên nhân nào khác”, đại biểu Thực đặt câu hỏi.

Theo đại biểu Ngô Sách Thực, việc xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường chưa nghiêm, có nơi còn né tránh; có hiện tượng nhờn luật, coi thường pháp luật, chấp nhận phạt cho tồn tại, sau vẫn tái phạm. Đặc biệt, tội phạm về môi trường theo Bộ luật Hình sự năm 2015 không có tội nào được phân loại là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (vì không có tội danh nào có khung hình phạt cao đến 20 năm, chung thân, tử hình) trong khi hậu quả của tội phạm này gây ra cho môi trường là rất lớn.

Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực môi trường hiện nay còn thiếu hoặc chưa được sửa đổi kịp thời. Luật thanh tra quy định các đoàn thanh tra phải thông báo trước, chỉ được làm việc trong giờ hành chính, trong khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở ngoài giờ hành chính là khá phổ biến. Vì vậy, các đối tượng lại luôn tìm cách đối phó với các lực lượng chức năng, lợi dụng quy định này để tiến hành xả trộm chất thải vào ban đêm.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị, cần có thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện các hành vi xả thải trộm; hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đảm bảo tính đồng bộ, khả thi; kiên quyết không để tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, tiêu cực, lợi ích nhóm chi phối… Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần công khai xét xử các vụ vi phạm môi trường, lựa chọn vụ việc điển hình để có tính răn đe chung, tránh việc đổ lỗi cho khách quan hoặc đưa nhiều nguyên nhân trốn tránh trách nhiệm của tổ chức và cá nhân.

* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019

Đọc thêm

BHXH tự nguyện: “Kênh” đầu tư hiệu quả cho tương lai BHXH & Đời sống

BHXH tự nguyện: “Kênh” đầu tư hiệu quả cho tương lai

TTTĐ - Việc tham gia BHXH tự nguyện không chỉ giúp người lao động tự do có khoản thu nhập ổn định khi hết tuổi lao động mà còn thể hiện sự chủ động trong việc chuẩn bị cho cuộc sống tương lai, đặc biệt trong bối cảnh người lao động tự do thường không có các chế độ bảo hiểm bắt buộc như nhóm lao động có hợp đồng.
Phế thải tuồn vào dự án, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc Xã hội

Phế thải tuồn vào dự án, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc

TTTĐ - Phế thải xây dựng được doanh nghiệp tuồn vào thi công dự án tại Cụm công nghiệp (CCN) Cẩm Sơn, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến người dân bức xúc.
Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp: Sẽ phạt gấp đôi! Đô thị

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp: Sẽ phạt gấp đôi!

TTTĐ - Phạt gấp đôi với trường hợp vi phạm là một nội dung đáng chú ý trong dự thảo nghị quyết mới của TP Hà Nội về mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Hà Nội: Đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho 175.696 trẻ em dưới 6 tuổi Xã hội

Hà Nội: Đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho 175.696 trẻ em dưới 6 tuổi

TTTĐ - Tính đến ngày 15/4, thành phố Hà Nội đã thực hiện liên thông đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT cho 175.696 trẻ em dưới 6 tuổi; liên thông đăng ký khai tử, trợ cấp mai táng phí đối với 1.160 trường hợp.
Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu xóa nhà tạm, nhà dột nát Muôn mặt cuộc sống

Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest đã đóng góp 720 triệu đồng vào Quỹ “Vì người nghèo” huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh để xây dựng 8 căn nhà kiên cố cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không chỉ là một hoạt động thiện nguyện, sự đóng góp này còn thể hiện rõ nét triết lý phát triển Bất động sản "Vị Nhân Sinh" mà Văn Phú – Invest theo đuổi.
Phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện Muôn mặt cuộc sống

Phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có văn bản số 500/TTg-KSTT ngày 4/5/2025 về việc phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của chính quyền cấp huyện.
Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 5/5 có mưa dông, lốc xoáy và gió giật mạnh trên biển.
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính Muôn mặt cuộc sống

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện cố 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Cần có cơ chế đặc thù để thực hiện các công trình phục vụ APEC 2027 Xã hội

Cần có cơ chế đặc thù để thực hiện các công trình phục vụ APEC 2027

Chiều 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì họp giao nhiệm vụ chuẩn bị các dự án, công trình phục vụ tổ chức Hội nghị APEC 2027.
Những kí ức không quên… Muôn mặt cuộc sống

Những kí ức không quên…

TTTĐ - Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, lực lượng toàn ngành Y đã đoàn kết, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước, tích cực góp công sức, trí tuệ và cả máu xương để cùng dân tộc đi đến ngày toàn thắng 30/4/1975. Trên đầu là đạn bom, dưới chân là chông gai nhưng với những người thầy thuốc ngày ấy, khó khăn không là gì khi trước mắt họ là những thương binh đang chờ cứu sống.
Xem thêm