Tag

Uống nước đúng cách: Việc đơn giản nâng cao sức khỏe

An toàn thực phẩm 01/10/2024 10:00
aa
TTTĐ - Nước chiếm khoảng 70% trong lượng cơ thể, do đó việc uống nước mỗi ngày là "một phần tất yếu" của cuộc sống. Tuy nhiên, cách uống nước sao cho khoa học góp phần nâng cao sức khoẻ là điều nhiều người chưa ý thức rõ.
Nhập viện vì uống 5-6 lít "nước thần" mỗi ngày để chữa bệnh Nhận diện ma tuý mới núp bóng thực phẩm Việt Nam trong nhóm 26 nước thiếu i ốt và vi chất dinh dưỡng Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Các loại nước nên uống và không nên uống

Đầu tiên phải kể đến nước lọc, nước đun sôi để nguội, đây là loại nước rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của con người. Các loại trà thảo dược, thanh nhiệt như: Trà actiso, trà râu ngô, trà giảo cổ lam , trà hoa cúc, trà xanh… có tác dụng bài trừ độc tố, thanh lọc và cung cấp các vitamin cho cơ thể.

Uống nước đúng cách: Việc đơn giản nâng cao sức khỏe
Nước lọc, nước đun sôi để nguội rất cần thiết cho cơ thể hàng ngày

Nước ép hoa quả là nước ép của các loại trái cây nhiều nước, có vị mát như dưa hấu, cà chua, cà rốt hay nước ép các loại rau như rau má, lô hội… nếu sử dụng đều đặn sẽ cho chúng ta một làn da trắng hồng, mềm mại

Tuy nhiên, nước ép hoa quả tự nhiên tốt hơn các loại nước ép hoa quả đóng hộp. Bởi đa phần các loại nước ép hoa quả đóng hộp sẽ gây khó tiêu, hại thân, ăn mòn men răng, béo phì và lượng đường trong nó sẽ hấp thụ nước trong cơ thể khiến chúng ta càng uống càng thấy khát. Chưa kể đến nhiều loại nước ép hoa quả đóng hộp bán sẵn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nước ngọt có gas là các loại uống rất hấp dẫn, ngon miệng và có cảm giác giải khát nhưng thực chất nó chứa thành phần axit rất cao nên gây hại cho dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến men răng, làm tăng thân nhiệt cơ thể và làm chúng ta béo phì khá nhanh.

Trà, cà phê có nhiều chất cafein giúp tăng bài tiết canxi trong cơ thể gây mất nước và làm mọi người có nguy cơ bị sỏi thận nếu uống hàng ngày quá nhiều. Nước uống chứa cồn gây mất nước cơ thể khá mạnh, làm tăng thân nhiệt và chứa các chất hại máu. Nước uống tăng lực khiến cơ thể có cảm giác bồn chồn, tăng huyết áp, mất nước, gây hại cho dạ dày.

Cách uống nước "chuẩn" là nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ để cơ thể hấp thu, tránh từng trạng uống quá nhiều nước một lúc sẽ khiến bạn bị loãng máu, tăng cường sự bài tiết mồ hôi làm cơ thể mất đi một số khoáng chất cần thiết.

Mọi người nên uống nhiều nước vào buổi sáng và giảm dần đến tối, trước khi đi ngủ chúng ta không nên uống nhiều nước vì sẽ khiến chúng ta mất ngủ và đôi mắt sẽ bị căng mọng vào sáng sớm hôm sau.

Tùy theo thể trạng sức khỏe, tình hình hoạt động mà mỗi người cần uống đủ một lượng nước khác nhau, thông thường là 8 ly nước (tương đương 2 lít nước) nhưng bạn nên có sự điều chỉnh cho phù hợp từng ngày để đảm bảo lượng nước vào cơ thể vừa đủ không quá nhiều mà không quá ít.

Thời điểm uống nước tốt nhất là vào buổi sáng bởi sau một giấc ngủ dài cơ thể mất nước khá nhiều, ngay lúc này hãy uống một lý nước lọc để giải độc và cung cấp nước cho cơ thể, một ly nước chanh tươi ít đường cũng là lựa chọn tốt cho mọi người.

Ngoài ra, mọi người nên uống nước trước bữa ăn khoảng 2 giờ để làm sạch và bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm cảm giác đói và ăn nhiều hơn; nên uống đủ nước chứ không nên để lúc khát mới uống.

Bởi lúc khát là chúng ta đã mất đi một lượng nước trong cơ thể mình, vì vậy hãy biết chia đều thời gian uống nước để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước cho các hoạt động hàng ngày. Người vận động thể thao cũng cần uống nước trước khi "nhập cuộc" để giúp cơ thể có được một lượng nước dự trữ vừa đủ, tránh tình trạng mệt mỏi, thiếu nước trong khi vận động.

Cần uống nước bổ sung phù hợp với cân nặng, thể trạng

Để chống mất nước, sốc nhiệt nhất là trong những ngày hè nắng nóng, mọi người cần luôn nhớ uống đủ nước, không để khi cảm thấy khát mới uống nước. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi, cân nặng và tính chất công việc của từng đối tượng mà cần bổ sung lượng nước.

Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể, phân bố có khác nhau theo lứa tuổi: Trẻ sơ sinh nước chiếm xấp xỉ 80%; Người lớn chiếm 55 - 60%, trong đó, ở nam chiếm 60%, ở nữ 55%, ở người già tỉ lệ nước thấp hơn người trẻ.

Uống nước đúng cách: Việc đơn giản nâng cao sức khỏe
Người trưởng thành uống từ 1,5 - 2 lít nước/ngày

Cụ thể, người trưởng thành uống từ 1,5 - 2 lít nước/ngày; trung bình uống từ 1 - 1,5 lít, cùng với nước trong thức ăn.

Tuy nhiên khi làm trong môi trường nắng nóng, ra mồ hôi nhiều thì cần bù thêm nước, có thể lên đến 3 lít nước/ngày. Trẻ em dưới 10kg cần 1 lít nước/ngày, từ 10 - 20kg cần 1,2 - 1,5 lít nước/ngày.

Bên cạnh các loại nước từ thiên nhiên, nước giải nhiệt tự nấu, trên thị trường còn có nhiều loại nước đóng chai có tính năng bù nước, bù điện giải, siro bù nước...

Tuy nhiên, các loại nước đã đóng chai thì ít nhiều có các chất bảo quản sẽ ảnh hưởng đến cơ thể. Khi dùng chúng ta phải quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, hàm lượng đường ra sao? Có các chất phụ gia không?

Các triệu chứng nhẹ của tình trạng mất nước bao gồm: Môi và lưỡi khô; đau đầu; yếu ớt, chóng mặt hoặc mệt mỏi cực độ; nước tiểu ít và sậm màu hơn bình thường; buồn nôn.

Đây là những triệu chứng nhẹ, người lớn bình thường khỏe mạnh có thể tự điều trị. Tuy nhiên, nếu trẻ em hoặc người cao tuổi có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên cần đưa đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.

Đọc thêm

Hà Nội: Kiểm tra đột xuất cơ sở cung cấp suất ăn trường học An toàn thực phẩm

Hà Nội: Kiểm tra đột xuất cơ sở cung cấp suất ăn trường học

TTTĐ - Sáng 18/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong - Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại Công ty TNHH TPT chuyên cung cấp suất ăn cho một số trường học trên địa bàn quận Ba Đình.
Nhiều lỗi vi phạm ATTP tại công ty cung cấp suất ăn trường học An toàn thực phẩm

Nhiều lỗi vi phạm ATTP tại công ty cung cấp suất ăn trường học

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, sáng 18/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại công ty TNHH TPT chuyên cung cấp suất ăn cho một số trường học trên địa bàn quận Ba Đình.
Siết chặt quản lý và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Siết chặt quản lý và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

TTTĐ - Các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang tăng cường công tác thanh, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định trong hoạt động kinh doanh, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP).
Tuyên truyền về an toàn thực phẩm đến hơn 100 hội viên phụ nữ Dinh dưỡng

Tuyên truyền về an toàn thực phẩm đến hơn 100 hội viên phụ nữ

TTTĐ - Chiều 17/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm với chủ đề “Quy định về an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”.
Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả An toàn thực phẩm

Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.
Y bác sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Y bác sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết, hiện nay có tình trạng một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng.
Kết quả rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sữa giả An toàn thực phẩm

Kết quả rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sữa giả

TTTĐ - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã công bố kết quả rà soát cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố và tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm của Công ty Cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao? An toàn thực phẩm

Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao?

TTTĐ - Với gần 600 sản phẩm sữa giả được phát hiện, trong đó có nhiều loại sữa được người dân sử dụng nhiều năm qua đặt ra câu hỏi lớn về tác hại của sữa giả với sức khỏe.
Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng An toàn thực phẩm

Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng

TTTĐ - Sáng 17/4, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức hội nghị triển khai “Tháng hành động Vì An toàn thực phẩm” và Lễ phát động tham gia nghiên cứu “Thành phố không khói thuốc”. Hai sự kiện quan trọng này khẳng định cam kết của quận trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, bảo vệ sức khỏe người dân và xây dựng môi trường sống an toàn, văn minh.
Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ An toàn thực phẩm

Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ

TTTĐ - Bộ Y tế đề nghị các địa phương tập trung hậu kiểm vào các nhóm có nguy cơ cao và gần đây phát hiện vi phạm, những sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của đối tượng nhạy cảm trong xã hội như người già, trẻ em.
Xem thêm