Thêm 1 ca người cao tuổi mắc liên cầu khuẩn lợn
Đây là ca bệnh thứ 5 từ đầu năm 2025 đến nay tại Hà Nội, tăng so với cùng kỳ năm 2024. Bệnh nhân là nữ, 72 tuổi, trú tại xã Hát Môn.
Bệnh khởi phát ngày 24/6 với các triệu chứng: sốt, đau đầu, buồn nôn, cứng gáy. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bạch Mai, chọc dịch não tủy và nuôi cấy dương tính với vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn.
![]() |
Một bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh minh họa |
CDC Hà Nội khuyến cáo người dân không ăn tiết canh, thịt lợn chưa được nấu chín kỹ, chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng tránh lây nhiễm liên cầu khuẩn từ lợn sang người.
Cũng theo CDC Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố đã ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Cộng dồn từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 331 ca mắc sốt xuất huyết. Bệnh nhân ghi nhận rải rác tại 90 trong tổng số 126 xã, phường.
CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc sốt xuất huyết trong tuần có xu hướng tăng. Đơn vị này đã ghi nhận một số ổ dịch, kết quả giám sát các ổ dịch có chỉ số côn trùng ở ngưỡng nguy cơ cao. Dự báo số mắc có thể gia tăng do bắt đầu bước vào các tháng bệnh gia tăng hằng năm.
Về các dịch bệnh khác, trong tuần ghi nhận 59 ca mắc tay chân miệng tại 42 xã, phường, giảm 18 ca mắc so với tuần trước.
Về bệnh sởi, trong tuần có 40 ca mắc sởi, giảm mạnh so với tuần trước (tuần trước có 88 ca mắc). Cộng dồn 6 tháng, ghi nhận 4.225 ca mắc tại 125/126 xã, phường.
Ngoài ra, số ca mắc COVID-19 đang giảm mạnh. Cụ thể tuần trước có 135 ca mắc COVID-19, nhưng tuần này chỉ ghi nhận 65 ca mắc. Ngoài ra, các dịch bệnh khác như: Não mô cầu, viêm não Nhật Bản, ho gà không ghi nhận trong tuần.
Thời gian tới, CDC Hà Nội tiếp tục phối hợp với các đơn vị thực hiện giám sát phát hiện bệnh nhân tại cơ sở y tế được phân cấp trên hệ thống phần mềm và tại cộng đồng, để kịp thời điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng.
Cùng với đó, CDC Hà Nội sẽ tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, nhằm phát hiện sớm các ca mắc nghi mắc, mắc bệnh dịch, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, kịp thời.
CDC Hà Nội đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè để người dân chủ động thực hiện, phối hợp với chính quyền và ngành Y tế trong công tác điều tra, xử lý dịch.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cảnh báo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An vị Mộc Linh

"Tuýt còi" fanpage "Dược phẩm Hoàng Hường Meli" quảng cáo thực phẩm chức năng

Dầu ăn chăn nuôi gây nguy hại đến sức khỏe con người ra sao?

Chợ tự phát thiếu an toàn, khó kiểm soát

Phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè và mùa bão, lụt

Không gián đoạn công tác ATTP khi chuyển đổi mô hình chính quyền

Thu hồi hiệu lực giấy đăng ký công bố 21 thực phẩm chức năng

Thu hồi thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé

Báo chí và “cuộc chiến” vì bữa ăn an toàn
