Tag

Trong thành công của con có bóng hình cha mẹ

Người Hà Nội 06/06/2024 13:44
aa
TTTĐ - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 có ý nghĩa rất lớn đối với gần 120.000 thí sinh và gia đình. Đồng hành với các con trong cuộc "vượt vũ môn" này, phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng. Trong thành công của con có bóng hình cha mẹ, vì thế, mỗi người lớn hãy làm điểm tựa, đồng thời cũng là niềm tin để các con vững bước.
Lan tỏa giá trị nhân văn từ ngày hội tri ân cha mẹ… Hà Nội sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội: 201 điểm thi lớp 10 công lập đã sẵn sàng

Hành động của mẹ, tâm trạng của con

Chị Phạm Thủy (ở huyện Mê Linh, Hà Nội) là người có con năm nay thi tuyển sinh vào lớp 10. Để chuẩn bị cho những "chú Nghé" bước vào kì thi quan trọng, chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa lớn dần thành "trâu vàng", chị Thủy tốn rất nhiều công sức. Bắt đầu từ những năm lớp 7, 8 là chị đã đánh giá lại học lực của con để định hướng phù hợp cho con.

Sau đó, chị tiến hành tìm các lớp học để con ôn luyện thêm. Năm lớp 9 là thời điểm quyết định nên chị càng dồn sức lực và cả tài chính cho con. "Lo thì lo lắm nhưng mình vẫn phải cố bình tĩnh bởi nếu như mình thể hiện ra nhiều thì con sẽ chịu áp lực. Cũng may, cháu nhà mình ham học, rất chủ động nên hầu như mẹ không cần phải nhắc nhở.

Trong thành công của con có bóng hình cha mẹ
Cha mẹ "tiếp lửa", động viên con trong kì thi quan trọng

Nhiều lúc mình còn sợ con mải học quá mà ốm nên động viên con tham gia thêm các trận đấu bóng đá, tập luyện thể dục, thể thao của trường. Con đá bóng rất giỏi nên nhờ đó mà rèn luyện thêm được thể lực, giải tỏa căng thẳng, phát triển được toàn diện", chị Thủy tâm sự.

Lo lắng, sốt ruột, thậm chí căng thẳng, stress là "tâm trạng chung" của những bậc phụ huynh có con chuẩn bị thi vào lớp 10. Như chị Hoàng Yến (ở quận Long Biên, Hà Nội) tâm sự: "Suốt thời gian đầu của học kì 1 lớp 9, thấy con học hành chểnh mảng, mình lo đến "sốt vó". Càng đôn đốc học thì con càng chống đối. Kết quả thi khảo sát của con cũng vô cùng tệ hại khiến mình như bị "bốc hỏa".

Có lúc mình gặp ai cũng muốn cãi nhau. Không khí trong nhà lúc nào cũng căng như dây đàn. Mình gặp chuyện hơi trái ý tí là cáu gắt ầm ĩ lên với cả hàng xóm, đồng nghiệp, ở chợ, trong siêu thị, khi đi đường... Chồng mình hoảng quá, phải mất rất nhiều thời gian chuyện trò, phân tích để mình hiểu.

Không thể vì chuyện con học kém, vì mình lo lắng mà đổ lỗi hay gây áp lực cho con, cho người khác được. Điều đó không giải quyết được chuyện gì mà chỉ làm tình hình phức tạp hơn lên. Đó là lối ứng xử xấu, thiếu văn minh, thiếu hiểu biết.

Trong thành công của con có bóng hình cha mẹ

Sau đó, mình giấu bớt nỗi lo đi, thay vì thúc ép, dọa dẫm con thì đồng hành, chia sẻ với con nhiều hơn. Từ đó, con học hành chăm ngoan hơn, tiến bộ hơn rất nhiều".

Rõ ràng, lo thì là lo chung nhưng cách ứng xử với con, với chính mình và những người xung quanh ra sao thì lại tùy vào sự kiềm chế và nhận thức của mỗi người.

Ứng xử "đẹp" để kì thi của con được trọn vẹn

"Đến hẹn lại lo", những lỗi lo ấy càng tăng lên khi kì thi đến gần bởi đây là thời điểm mấu chốt, quyết định. Những ngày này, thời tiết Hà Nội mưa nắng thất thường cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thi cử của các thí sinh.

Anh Hoàng Minh (ở quận Đống Đa, Hà Nội) đã có con thi vào lớp 10 cách đây 2 năm nên "kinh nghiệm đầy mình". Anh chia sẻ rằng luôn chọn di chuyển sớm để tránh mọi nguy cơ tắc đường, ngập lụt hay những sự cố không lường trước có thể xảy ra.

Phụ huynh chờ con thi ở cổng trường
Phụ huynh chờ con thi ở cổng trường

"Thật may là các cấp các ngành từ chính quyền thành phố, cảnh sát giao thông, sinh viên tình nguyện... luôn luôn túc trực để hỗ trợ kịp thời thí sinh và gia đình. Điều này khiến chúng tôi cảm thấy như được động viên, tiếp thêm động lực để giảm bớt lo lắng, căng thẳng", chị Lê Thu (ỏ quận Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ.

Với tính chất công việc, nhiều khi cha mẹ đưa con đến điểm thi rồi phải đi làm ngay. Cũng có nhiều gia đình do thu xếp được thời gian nên ngồi chờ ngoài điểm thi để đón con về. Những lúc ấy đa phần họ đều "giết thời gian" bằng việc trật tự, im lặng ngồi giải quyết công việc qua điện thoại.

Có những người "mặn chuyện" thì kể về chuyện học, chuyện thi của con, chuyện tìm thầy, chọn trường, các "bí kíp" ôn luyện, chuyện chia sẻ, động viên con ra sao... Rất, rất nhiều thứ họ có thể tâm sự với nhau trong lúc hồi hộp chờ các sĩ tử bước từ phòng thi ra.

"Điều đó cũng là để giúp cha mẹ, người nhà giảm bớt những lo lắng, căng thẳng trước kì thi quan trọng này. Dù vậy, vẫn có một số trường hợp ứng xử không được văn minh, lịch sự khi chuyện trò, ngồi đợi con ngoài cổng trường", anh Lâm (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết.

Cũng là người từng đưa đón con đi thi cách đây 4 năm, anh Lâm kể rằng có lúc mình phải tránh đi chỗ khác vì một bà mẹ quá lo lắng, nói liên tục, thậm chí bày tỏ thái độ thiếu kiềm chế bằng những từ ngữ khá nặng nề. Chị cáu gắt vì con học mãi không vào, vì chồng không giúp đỡ, san sẻ được cả việc nhà lẫn nuôi dạy, đến đưa con đi thi cũng phải chị gánh nốt...

"Biết rằng ai cũng có những tâm trạng riêng nhưng sự ồn ào và cả bức xúc cá nhân kia sẽ làm ảnh hưởng đến không khí chung. Tôi nghĩ rằng mỗi người nên tự tiết chế cảm xúc, không nên "bung xõa" chỗ đông người, lại là người không quen biết như vậy", anh Lâm bày tỏ.

Sự động viên, khích lệ của cha mẹ sẽ giúp các con tự tin hơn trong kì thi
Sự động viên, khích lệ của cha mẹ sẽ giúp các con tự tin hơn trong kì thi

Chị Thúy Lan (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) thì cho biết có những chuyện rất nhạy cảm mà các phụ huynh nên chú ý. "Chẳng hạn cùng đi thi, có con làm bài tốt, có con không. Thấy con mình buồn, bố mẹ chớ nên gặng hỏi, so sánh rồi mắng mỏ con ngay ở cổng trường.

Tương tự, nếu con mình làm bài tốt mà bạn của con làm không như mong muốn thì cũng chớ nên quá vui mừng mà làm bạn của con và phụ huynh cảm thấy trạnh lòng", chị Lan nêu ý kiến.

Một điều tưởng nhỏ mà không nhỏ nữa là, khi bố mẹ chờ con ở quán nước, ở cổng trường, dù mỏi mệt, dù lo âu... thì cũng nên có tư thế lịch sự, chớ nên hút thuốc lá nếu xung quanh có nhiều phụ nữ, người già và đặc biệt là khi rời đi nên chú ý đừng để rơi rác, áo mưa, vỏ lon nước... bừa bãi tạo thành "bãi chiến trường" ở môi trường giáo dục.

Đó cũng là cách chúng ta làm gương cho con và mang đến cho mình, các con và mọi người xung quanh một kì thi trọn vẹn ý nghĩa.

Đọc thêm

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Người Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước

TTTĐ - "Đa dạng công tác thông tin, tuyên truyền về quy ước; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền". Đó là một trong những giải pháp mà quận Long Biên (Hà Nội) sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút đông đảo Nhân dân tham gia vào công tác phát huy hương ước, quy ước tại địa phương.
Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội Người Hà Nội

Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/6, tại Trung tâm Văn hóa quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024. Hoạt động diễn ra tại cụm số 1 gồm các quận: Tây Hồ, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Ba Đình.
Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi Nhịp điệu cuộc sống

Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi

TTTĐ - Kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội diễn ra vào hai ngày thời tiết không được thuận lợi nhưng tất cả những lo lắng, căng thẳng được xoa dịu, giảm đi rất nhiều bởi học sinh và gia đình có sự đồng hành, giúp sức của các đơn vị chức năng, trong đó có màu áo xanh tình nguyện. Vì những hành động chu đáo, ấm áp ấy mà thí sinh vững tâm lý hơn, góp phần đạt kết quả tốt hơn.
Người tốt, việc tốt thi đua xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Người tốt, việc tốt thi đua xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại

TTTĐ - Sáng 7/6, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin - Truyền thông, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Giao lưu trực tuyến gương điển hình tiên tiến, Người tốt, việc tốt với chủ đề “Thi đua xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại” trên Trang thông tin điện tử Thi đua Khen thưởng tại địa chỉ httpsthiduakhenthuongvn.org.vn.
Làm sống lại và giúp di sản “tỏa sáng” Người Hà Nội

Làm sống lại và giúp di sản “tỏa sáng”

TTTĐ - Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” năm 2024 nhằm mang đến cho du khách trải nghiệm văn hóa đậm dấu ấn truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là hoạt động ý nghĩa làm sống lại và giúp di sản “tỏa sáng”, nhất là thu hút khách du lịch tại Hoàng thành Thăng Long.
Yêu nếp làng, yêu Hà Nội qua từng con chữ Người Hà Nội

Yêu nếp làng, yêu Hà Nội qua từng con chữ

TTTĐ - Xa ngoại thành chiêm trũng để lập nghiệp nơi trung tâm Hà Nội đã hơn 20 năm nhưng trong từng câu chuyện, lời văn của Nguyễn Văn Học vẫn luôn thấm đẫm hồn cốt làng quê. Mới đây anh cho ra mắt tập ký “Thân thương làng” (NXB Văn học, năm 2023) càng làm độc giả hiểu rằng anh yêu làng quê đến nhường nào.
Xem thêm