Tag

Tranh chấp kinh phí bảo trì ở chung cư, Bộ Công thương khuyến cáo gì?

Thị trường 28/07/2021 11:44
aa
TTTĐ - Tranh chấp kinh phí bảo trì là một trong những “cuộc chiến” gay gắt nhất giữa cư dân và chủ đầu tư của các tòa nhà chung cư.
Hà Nội: Ai phải trả phí bảo trì nhà chung cư CT3 khu đô thị mới Trung Văn?

Để hạn chế tranh chấp kinh phí bảo trì giữa cư dân vào chủ đầu tư trong thời gian qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) vừa đưa một số khuyến cáo đối với người dân.

Giai đoạn ký kết hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư

Vấn đề kinh phí bảo trì cần được quy định trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư để các bên cùng thực hiện, trong đó người dân cần chú ý một số yếu tố.

Thứ nhất, cần có thông tin về tài khoản nộp kinh phí bảo trì trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.

Theo quy định, khi ký hợp đồng mua bán nhà ở, các bên phải ghi rõ trong hợp đồng thông tin về tài khoản đã mở, bao gồm thông tin về số tài khoản, tên tài khoản, tên tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản và kỳ hạn gửi tiền. Đây là loại tài khoản thanh toán, được ghi rõ tên là tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư và cần được chủ đầu tư mở cho mỗi một dự án đầu tư xây dựng nhà ở có nhà chung cư trước khi ký hợp đồng mua bán nhà ở.

Thứ hai, tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.

Về nội dung này, Nghị định 30/2021/NĐ-CP quy định trước khi bàn giao kinh phí bảo trì cho ban quản trị nhà chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng chuyển tiền từ tài khoản thanh toán này sang tiền gửi có kỳ hạn. Bên cạnh đó, trong hợp đồng mua bán cũng như trong văn bản chủ đầu tư thông báo tới Sở Xây dựng nơi có dự án sau khi mở tài khoản cũng cần ghi rõ kỳ hạn gửi tiền.

Thứ ba, phương thức nộp kinh phí bảo trì.

Theo quy định tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP trước đây, trước khi nhận bàn giao nhà ở, người mua có hai cách để nộp 2% kinh phí bảo trì, một là nộp vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng, hai là nộp cho chủ đầu tư để chuyển vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng.

Tranh chấp kinh phí bảo trì ở chung cư, Bộ Công thương khuyến cáo gì?
Cư dân tòa chung cư NC2 - Khu đô thị mới Cầu Bươu (Thanh Trì, Hà Nội) căng băng rôn yêu cầu Công ty Cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội (Hanhud) ban giao kinh phí bảo trì

Tuy nhiên, theo Nghị định 30/2021/NĐ-CP hiện nay, người mua sẽ trực tiếp đóng kinh phí bảo trì vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng và sao gửi giấy tờ xác nhận đã đóng cho chủ đầu tư biết để làm căn cứ bàn giao căn hộ.

Thứ tư, quyền hạn sử dụng kinh phí bảo trì của chủ đầu tư trong thời gian chưa thành lập ban quản trị.

Với Nghị định 30/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư không được quyền rút tiền ra thực hiện các công việc bảo trì mà sẽ được hoàn trả lại bởi ban quản trị sau khi đã thành lập.

Cụ thể, Nghị định 30/2021/NĐ-CP quy định rõ chủ đầu tư không được yêu cầu tổ chức tín dụng trích kinh phí mà các bên đã nộp vào tài khoản đã lập để sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác khi chưa bàn giao cho ban quản trị nhà chung cư.

Trường hợp có hạng mục, thiết bị thuộc phần sở hữu chung đã hết thời hạn bảo hành cần bảo trì, chủ đầu tư có trách nhiệm bảo trì theo quy định và được hoàn trả lại các khoản kinh phí đã sử dụng trên cơ sở phải có văn bản báo cáo cụ thể kèm theo kế hoạch, quy trình bảo trì đã lập và hóa đơn, chứng từ chứng minh việc chi kinh phí bảo trì này.

Việc hoàn trả được thực hiện bởi tổ chức tín dụng vào thời điểm chuyển kinh phí bảo trì này sang tài khoản do ban quản trị lập căn cứ vào văn bản đề nghị và số liệu do chủ đầu tư và Ban quản trị quyết toán.

Thứ năm, thời hạn chuyển giao kinh phí bảo trì cho ban quản trị.

Về vấn đề này, theo Nghị định 30/2021/NĐ-CP, quyền chủ động yêu cầu bàn giao thuộc về ban quản trị.

Cụ thể, Nghị định 30/2021/NĐ-CP nêu rõ khi Ban quản trị có văn bản yêu cầu bàn giao kinh phí bảo trì thì chủ đầu tư và Ban quản trị nhà chung cư thống nhất lập biên bản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì.

Căn cứ vào số liệu quyết toán do hai bên thống nhất, chủ đầu tư có văn bản đề nghị kèm theo biên bản quyết toán số liệu gửi tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản kinh phí bảo trì đề nghị chuyển kinh phí này sang tài khoản do ban quản trị nhà chung cư lập thông qua hình thức chuyển khoản và hoàn trả kinh phí do chủ đầu tư đã thực hiện bảo trì trước đó (nếu có).

Giai đoạn thành lập ban quản trị

Sau khi thành lập, ban quản trị sẽ đại diện cho chủ sở hữu thực hiện những công việc sau liên quan đến kinh phí bảo trì.

Thứ nhất, mở tài khoản nhận kinh phí bảo trì.

Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm mở tài khoản để nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung do chủ đầu tư bàn giao theo quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành. Các chi phí phát sinh từ việc chuyển giao kinh phí bảo trì sang cho ban quản trị nhà chung cư được khấu trừ vào kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Thứ hai, yêu cầu bàn giao và cùng chủ đầu tư quyết toán kinh phí bảo trì.

Sau khi được thành lập, ban quản trị nhà chung cư có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì và cùng chủ đầu tư thống nhất lập biên bản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì.

Số liệu quyết toán và biên bản quyết toán do hai bên thống nhất là cơ sở để chủ đầu tư đề nghị tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản kinh phí bảo trì chuyển kinh phí này sang tài khoản do ban quản trị nhà chung cư lập và hoàn trả kinh phí bảo trì do chủ đầu tư đã thực hiện bảo trì trước đó (nếu có).

Nội dung quyết toán là các khoản kinh phí chủ đầu tư được phép sử dụng cho việc bảo trì nêu tại mục “quyền hạn sử dụng kinh phí bảo trì của chủ đầu tư trong thời gian chưa thành lập ban quản trị” ở trên.

Thứ ba, đề nghị thực hiện thủ tục cưỡng chế.

Trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì theo quy định pháp luật, ban quản trị có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao.

Người dân và ban quản trị nghiên cứu thêm Điều 37 Nghị định 99/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 30/2021/NĐ-CP để biết thêm trình tự, thủ tục cưỡng chế và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư từ chủ đầu tư.

Đọc thêm

Long An đẩy mạnh hợp tác, xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản Nhịp sống phương Nam

Long An đẩy mạnh hợp tác, xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở rộng cơ hội đầu tư và tăng cường kết nối với các đối tác Nhật Bản, Đoàn công tác tỉnh Long An do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út dẫn đầu sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 30/3 đến 4/4.
VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố 45.000 tỷ đồng Thị trường

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố 45.000 tỷ đồng

TTTĐ - Sau thành công của Gói vay căn hộ, nhà phố năm 2024 với đặc tính “Vay nhanh, trả dễ”, góp phần giúp hơn 15.000 gia đình Việt sở hữu căn nhà mơ ước, Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã chính thức ra mắt gói Vay mua căn hộ, nhà phố năm 2025 quy mô 45.000 tỷ đồng, cùng với nhiều tính năng ưu việt và lợi ích cao dành cho khách hàng.
Bất động sản ven Hội An và Điện Bàn đang tạo sức hấp dẫn Thị trường

Bất động sản ven Hội An và Điện Bàn đang tạo sức hấp dẫn

TTTĐ - Quảng Nam có nhiều lợi thế để trở thành “đầu tàu” kinh tế tại khu vực duyên Hải miền Trung. Với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, việc quy hoạch mở rộng không gian đô thị đang được chính quyền địa phương hết sức chú trọng.
Gamuda Land tổ chức sự kiện vinh danh với hơn 1.500 môi giới bất động sản tham gia tại Celadon City Thị trường

Gamuda Land tổ chức sự kiện vinh danh với hơn 1.500 môi giới bất động sản tham gia tại Celadon City

TTTĐ - Nhà phát triển bất động sản thành danh trên thị trường quốc tế Gamuda Land vừa chính thức tổ chức lễ vinh danh các sàn môi giới bất động sản đã đồng hành cùng Celadon City tại thị trường phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM).
Khởi động mạnh mẽ thị trường bất động sản Quảng Nam Thị trường

Khởi động mạnh mẽ thị trường bất động sản Quảng Nam

TTTĐ - Giới kinh doanh bất động sản nhận định, dự án Riveria Hội An Complex tại Điện Bàn được kì vọng tạo nên sức hút, trở thành điểm sáng trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khu vực ven Hội An của tỉnh Quảng Nam.
Chứng minh thu nhập mua nhà ở xã hội: Còn nhiều rào cản! Thị trường

Chứng minh thu nhập mua nhà ở xã hội: Còn nhiều rào cản!

TTTĐ - Nhà ở xã hội (NƠXH) được xem là "phao cứu sinh" cho những người lao động có thu nhập thấp, mong muốn an cư lạc nghiệp tại các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội. Tuy nhiên trên thực tế, “chiếc phao” này không dễ dàng chạm tới, đặc biệt khi thủ tục chứng minh thu nhập đang trở thành một "cửa ải" đầy thách thức đối với không ít người muốn mua NƠXH.
Cán bộ "dám nghĩ, dám làm" được ưu tiên thuê nhà ở xã hội Thị trường

Cán bộ "dám nghĩ, dám làm" được ưu tiên thuê nhà ở xã hội

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có quyết định quy định việc ưu tiên đối tượng được thuê nhà ở xã hội do Nhà nước xây dựng bằng vốn đầu tư công. Trong đó, đáng chú ý là việc cán bộ năng động, dám nghĩ, dám làm cũng được ưu tiên thuê nhà ở xã hội.
Đầu tư cho nhà ở xã hội là đầu tư cho sự phát triển của đất nước Thị trường

Đầu tư cho nhà ở xã hội là đầu tư cho sự phát triển của đất nước

TTTĐ - Chiều 6/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
TP Hồ Chí Minh cấm cho thuê căn hộ chung cư ngắn ngày Thị trường

TP Hồ Chí Minh cấm cho thuê căn hộ chung cư ngắn ngày

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh quy định chỉ các dự án căn hộ du lịch mới được khai thác cho thuê lưu trú ngắn ngày, căn hộ để ở không được kinh doanh loại hình này.
“Điểm nóng” thị trường bất động sản vùng ven Thị trường

“Điểm nóng” thị trường bất động sản vùng ven

TTTĐ - Bình Dương duy trì vị thế "thủ phủ công nghiệp" với tốc độ đô thị hóa cao và dòng vốn FDI dồi dào. Sự dịch chuyển đầu tư, nhu cầu nhà ở và quy hoạch đô thị đang tái định hình thị trường, mở ra cơ hội tại các khu vực giàu tiềm năng.
Xem thêm