Tag

Trái tim nóng của Trung “đồng nát”

Nhịp sống trẻ 04/01/2020 16:14
aa
TTTĐ – Tham gia hoạt động thiện nguyện từ năm 17 tuổi, đến nay Hoàng Hoa Trung, Trưởng nhóm Tình nguyện niềm tin đã cùng với các bạn trẻ khác xây dựng 8 điểm trường cho các em nhỏ vùng cao. Với trái tim nóng, niềm đam mê tình nguyện, Trung còn tiếp sức cho hàng nghìn em nhỏ vùng cao…

Trái tim nóng của Trung “đồng nát”

Hoàng Hoa Trung với các em nhỏ vùng cao

Bài liên quan

900 nhân viên HD SAISON “chạy vì trái tim”

Lộ diện 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2019

Đổi mới, không khoa trương hình thức và đạt hiệu quả cao

Tuổi trẻ Thủ đô luôn sát cánh cùng các đơn vị Quân đội

Hoàng Hoa Trung vừa vinh dự trở thành một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2019.

Đồng nát

“Niềm đam mê của mọi người là thể thao, âm nhạc, nghiên cứu khoa học… còn với mình là tình nguyện. Niềm đam mê ấy không chỉ thỏa mãn bản thân mà còn có ích cho nhiều người khác thì không có lý do gì mình không theo đuổi” - Trung đã chia sẻ như vậy khi nói về hành trình gắn bó với hoạt động tình nguyện của anh.

Vì niềm đam mê ấy mà chàng trai sinh năm 1990 này đã bền bỉ theo đuổi hoạt động thiện nguyện từ năm 17 tuổi đến nay. Với Trung thiện nguyện là hoạt động lâu dài, vì vậy, ngoài kêu gọi các nhà hảo tâm, để có tiền gây quỹ anh không nề hà bất cứ công việc gì, miễn việc làm đó chính đáng. Bạn bè cũng đã quá quen với hình ảnh nhà Trung luôn như một cái kho đồng nát, chứa các loại quần áo, sách vở mới cũ... Thậm chí có món đồ nào không dùng tới họ lại mang đến cho Trung. Anh sẽ phân loại và mang bán cho những người nghèo với giá… rẻ như cho.

"Có lần mình được cho cả xe tải quần áo cũ. Số quần áo này mình và các thành viên trong nhóm quyết định không mang lên vùng cao để phát vì chi phí vận chuyển cao, hơn nữa do đặc thù văn hóa nên họ khó sử dụng. Chúng mình quyết định mang số quần áo đó đi bán cho người nghèo với giá chỉ 1.000 đồng/ chiếc. Lần đó nhóm của mình bán được gần 3 triệu đồng” – Trung kể.

. Có những ngày Hà Nội nắng nóng đến 40 độ C, Trung vẫn miệt mài đạp xe sang Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) xin những đồ gốm lỗi, bỏ đi về bán. Ban đầu chủ lò gốm không đồng ý, thậm chí có người từ chối nói chuyện. Tuy nhiên, khi được Trung giải thích, thuyết phục họ không chỉ ủng hộ mà còn giới thiệu cho những địa chỉ khác. Có thời gian cao điểm, nhóm thiện nguyện của Trung bán được 6 triệu tiền gốm lỗi. Biệt danh Trung “đồng nát” cũng được ra đời từ đây.

Hoàng Hoa Trung, Trưởng nhóm Tình nguyện niềm tin
Hoàng Hoa Trung, Trưởng nhóm Tình nguyện niềm tin

Không chỉ kiên trì đi nhặt từng chiếc bát gốm, lọ hoa ở Bát Tràng, Trung và các thành viên trong nhóm Tình nguyện niềm tin còn đi bán bảo hiểm xe máy, áo phông ở các hội chợ... Sau gần một năm họ đã thu được gần 400 triệu đồng, trong đó có sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm để cùng chung tay vào thực hiện Dự án “Ánh sáng núi rừng” với mục tiêu xóa 20 điểm trường tranh tre nứa lá.

Trao kiến thức

Ban đầu khi gia nhập Nhóm Tình nguyện niềm tin, Trung cùng nhiều thành viên khác chủ yếu hoạt động ở thành phố Hà Nội. Sau này địa bàn hoạt động của nhóm ngày được mở rộng và họ đã đến với người dân vùng núi cao. Địa điểm đầu tiên nhóm đặt chân đến là tỉnh Yên Bái.

Trung cho biết: “Mục đích ban đầu của chúng mình khi lên núi cũng chỉ là giúp người dân nơi đây có thêm nhu yếu phẩm. Tuy nhiên, những chuyến đi thực tế ấy khiến mình và các thành viên trong nhóm hiểu rằng, những nhu yếu phẩm đó chỉ có tác dụng trước mắt. Muốn những đứa trẻ vùng cao có tương lai tươi sáng hơn phải đem lại cho chúng kiến thức. Điều đó khiến chúng mình trăn trở và đặt ra mục tiêu quyên góp xây điểm trường tặng học sinh vùng cao”.

Điểm trường đầu tiên nhóm xây tặng trẻ em vùng cao là ở Sơn La. Số tiền dự kiến để hoàn thành điểm trường này là 160 triệu đồng, nhóm may mắn được một trường mầm non quốc tế ủng hộ 100 triệu đồng. Số còn lại Trung và bạn bè phải tự xoay. Vì thế, chiến dịch “góp gạch xây trường” ra đời. Mỗi viên gạch tương đương với 20.000 đồng. Sau những nỗ lực không biết mệt mỏi, điểm trường đầu tiên được hoàn thành trong niềm vui sướng của các thành viên nhóm.

Sau Sơn La, nhiều điểm trường lớp học xiêu vẹo, thủng lỗ chỗ ở Điện Biên đã được nhóm xây dựng khang trang hơn. Đặc biệt, ám ảnh với việc học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Chung Chải (Điện Biên) phải học trong những lớp tồi tàn, thậm chí có năm mùa mư bão, thầy trò vừa chạy khỏi thì trường sập, Trung đặt mục tiêu dù có khó mỗi năm phải cố gắng xây dựng từ 1 đến 2 điểm trường.

Dự án
Dự án "Nuôi em - ánh sáng núi rừng" do Trung sáng lập đã tiếp sức cho hàng nghìn em nhỏ vùng cao tới trường

Tuy nhiên, khi có dịp quay lại những điểm trường mà nhóm đã xây dựng Trung phát hiện ngôi trường mới dù khang trang, chắc chắn và tiện nghi hơn nhiều học sinh vẫn bỏ học giữa chừng. Điều đó làm anh suy nghĩ và kiên quyết phải tìm ra câu trả lời.

Nuôi em

Theo Trung, nếu chúng ta chỉ dùng tiền để xây trường thì sẽ chẳng có ai đến học. Trẻ em vùng cao cần phải no cái bụng trước khi biết cái chữ nên sẽ xảy ra tình trạng bỏ trường đi kiếm ăn. Thực tế cho thấy nhiều trẻ đi học phải vượt qua 2-3 quả đồi, xa nhất vòng vèo tới 7km để tới trường. Hành trang là sách vở và một cặp lồng, túi cơm gói vội, thậm chí bọc trong lá cây. Cơm trắng chiếm 90%, lác đác có ít rau, thịt. Bởi vậy, nhóm quyết định triển khai dự án theo mô hình: xây trường, nhận nuôi và nuôi cơm các em học sinh.

Một dự án mới với tên gọi “Nuôi em - ánh sáng núi rừng” ra đời. Trong dự án này, mỗi mạnh thường quân có thể nhận nuôi một hoặc nhiều học sinh với số tiền 150.000 đồng/bạn/tháng. Số tiền này được giám sát đồng thời bởi Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện, thầy cô giáo, Trưởng bản và phụ huynh học sinh. Dự án cũng cung cấp đầy đủ số điện thoại liên lạc để mạnh thường quân kiểm tra bất kì lúc nào khi cần.

Đặc biệt, dự án có cách triển khai và hoạt động mới mẻ hơn hẳn những chương trình thiện nguyện trước đó. Thay vì chỉ dừng lại ở bước chuyển tiền lên điểm trường, các mạnh thường quân còn có thể nắm rõ tình hình của các “em nuôi” thông qua “Mã nuôi em”. Mọi thông tin về tình hình sức khoẻ, học tập… đều được cập nhật đầy đủ 2 tháng/lần.

Bên cạnh đó, nhóm Tình nguyện niềm tin cũng công khai, minh bạch nguồn tài chính để các nhà hảo tâm biết được số tiền họ ủng hộ đã được sử dụng như thế nào. Cách làm này tránh được tình trạng khai khống, tiêu gian tiền quỹ cũng như đánh mất ý nghĩa tốt đẹp của các chương trình thiện nguyện.

Sau 2 tháng, một cô giáo cắm bản gọi điện thông báo cho Trung, “các con bây giờ nhìn đều có da có thịt. Đặc biệt, nhờ những “bữa trưa có thịt” đã có thêm 7 em nữa đến trường”. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ với anh.

Được phát động từ năm 2015, đến nay, dự án “Nuôi em – ánh sáng núi rừng” đã được những con số ấn tượng. Chỉ tính riêng 6 tháng cuối năm 2018 đã có hơn 6.000 em nhỏ thuộc các tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Hà Giang được nhận nuôi. Trong đó, 3 huyện khó khăn của Điện Biên gồm: Nậm Pồ, Mường Nhé, Điện Biên Đông là 5021 cháu. Đến đầu năm 2019, số học sinh nằm trong dự án “Nuôi em” này đã lên đến con số là trên 7.000, giảm tỉ lệ bỏ học buổi chiều từ 80% xuống 5%. Đặc biệt, tỉ lệ học sinh đi học tăng 30%.

Ngoài “Nuôi em – ánh sáng núi rừng”, Trung còn sáng lập dự án Dũng sỹ bạt (xin bạt cũ, banner backdrop đã qua sử dụng đưa lên vùng cao, miễn phí hoàn toàn vận chuyển) để che chắn các điểm trường còn đang được dựng lên từ tranh, vách nứa. Hoạt động từ tháng 2 – tháng 5/2018, dự án đã gửi lên gần 2000 m2 bạt che phủ 10 điểm trường tránh nắng mưa, dột. Độ bền của bạt vừa gấp 2-3 lần lại tiết kiệm hơn 100,000,000 đồng/mỗi năm cho ngân sách phòng giáo dục địa phương.

Thời gian tới Trung và các thành viên trong nhóm Tình nguyện niềm tin sẽ khánh thành 30 điểm trường mới tặng trẻ vùng cao. Anh cũng nỗ lực duy trì các dự án về tặng tủ sách, bảo vệ môi trường...Trung hi vọng những hoạt động này sẽ giúp các em nhỏ ở vùng cao khó khăn không còn đói ăn, đói mặc, có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

“Với quan niệm “thiện nguyện là một phần của cuộc sống”, mình cùng các thành viên trong nhóm mong muốn có những đóng góp tích cực cho xã hội. Nếu chúng ta biết tận dụng sức mạnh của tình yêu thương thì có thể lập nên kỳ tích để cuộc sống tốt đẹp hơn” – Hoàng Hoa Trung chia sẻ.

Đọc thêm

"Góp nắng" trao yêu thương nơi biên giới Cao Bằng Nhịp sống trẻ

"Góp nắng" trao yêu thương nơi biên giới Cao Bằng

TTTĐ - Giữa cái nắng đầu hè rực rỡ, Hành trình Góp nắng 2025 do Đoàn trường, Câu lạc bộ (CLB) Tình nguyện Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đã vẽ nên những dấu ấn tươi đẹp trên mảnh đất Cao Bằng. Chuyến đi không chỉ mang theo những món quà vật chất ấm áp mà còn vun đắp tình yêu quê hương, thắp sáng niềm tin trong trái tim mỗi tình nguyện viên.
Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

TTTĐ - Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang về doanh thu 30 tỉ đồng mỗi năm mà còn đưa cói Việt ra thế giới.
Hát vang bài ca tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh mừng đại lễ 30/4 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hát vang bài ca tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Nhà văn hoá Sinh viên TP Hồ Chí Minh, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ chào cờ “Tôi yêu Tổ quốc tôi” và chương trình hòa ca “Đất nước trọn niềm vui” hướng đến chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ thế giới, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã thu hút sự chú ý của đông đảo thanh niên. Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ trở thành bệ phóng chắp cánh cho những khát vọng làm chủ công nghệ của thế hệ trẻ, đồng thời khơi dậy tiềm năng sáng tạo vô bờ bến của họ trong kỷ nguyên số.
Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới Camera 360 trẻ

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

TTTĐ - Gần 2.000 thí sinh xuất sắc được tuyển chọn từ 230 đội tuyển các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học trên toàn quốc chính thức bước vào tranh tài tại Vòng loại quốc gia Cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới – Viettel 2025 vào sáng 20/4.
Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

TTTĐ - Thực hiện chương trình Công tác năm 2025; Kế hoạch số 31/KH-PK02-Đ2 ngày 10/4/2025 của Phòng Cảnh sát Cơ động về việc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ, kỷ niệm lớn năm 2025, Phòng Cảnh sát Cơ động, Công an thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức chương trình Giao lưu nhân chứng lịch sử nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025 với chủ đề “Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh tự hào, vững tin theo Đảng”.
Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Chưa bao giờ thế giới vận động nhanh như hiện tại, chỉ với một cú chạm, người trẻ có thể học lập trình AI, gọi vốn khởi nghiệp qua blockchain hay điều hành một cửa hàng online ngay trên điện thoại.
Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước Nhịp sống trẻ

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

TTTĐ - Trong những ngày cận kề dịp lễ 30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo khác, chọn một hướng đi đầy cảm xúc: Kể chuyện đất nước bằng trang trí không gian, đồ uống, để những ai ghé qua đều được chạm vào lịch sử theo cách riêng của mình.
Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam Camera 360 trẻ

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 30/4/2025 đánh dấu 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một cột mốc lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Không chỉ có những hoạt động truyền thống như lễ hội, triển lãm, diễu hành… mà năm nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn một cách tưởng nhớ và tri ân đầy sáng tạo: Thay ảnh đại diện mạng xã hội (avatar) với khung hình hoặc hình ảnh mang thông điệp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng. Đó là một hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.
Xem thêm