Tag

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 21/04/2025 09:07
aa
TTTĐ - Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang về doanh thu 30 tỉ đồng mỗi năm mà còn đưa cói Việt ra thế giới.
Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới GreenAms lập kỳ tích tại đấu trường Robotics lớn nhất thế giới

Tình yêu với cây cói

Lớn lên ở vùng đất nổi tiếng với nghề trồng cói, từ lâu chị Nhi đã dành tình yêu cho những sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ cói do bàn tay khéo léo của người dân quê mình tạo ra. Tuy nhiên, từ nhỏ chị đã ước mơ trở thành một giáo viên nên sau khi tốt nghiệp THPT, chị thi vào trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Tốt nghiệp, chị Nhi về quê dạy học tại Trường Tiểu học Hùng Tiến.

năm 2024 chị được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của
Năm 2024 chị Trần Thuỳ Nhi được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của

Trở về gắn bó với quê hương, chị Nhi nhận thấy nghề truyền thống đang dần mai một. Từ trăn trở về việc làm thế nào để bảo tồn và phát huy giá trị của nghề truyền thống cũng như làm giàu cho bản thân và gia đình, chị quyết định vừa dạy học, vừa cùng chồng khởi nghiệp.

Bước đầu khởi nghiệp, chị Nhi gặp nhiều khó khăn, trong đó, thách thức lớn nhất là thiếu niềm tin từ những người xung quanh. Nhiều người cho rằng nghề đan cói đã lỗi thời, không thể phát triển thành thương hiệu. Bên cạnh đó, chị phải đối mặt với bài toán thiếu vốn, thiếu thị trường ổn định và đặc biệt là khó giữ được đội ngũ lao động có tay nghề, tâm huyết.

Chị Trần Thùy Nhi
Chị Trần Thùy Nhi và sản phẩm của công ty

“Chính những điều đó đã khiến mình quyết tâm đi đến cùng, để chứng minh rằng nghề truyền thống nếu làm đúng cách vẫn có thể sống khỏe và vươn xa”, chị Nhi chia sẻ

Để đưa các sản phẩm truyền thống vươn xa, chị Nhi không đi theo lối mòn giống như các cơ sở sản xuất khác. Chị bàn với gia đình chuyển hướng sản xuất kinh doanh, tập trung vào việc nghiên cứu, sáng tạo, cho ra đời những sản phẩm mới mang tính độc quyền.

Trên nền tảng được tạo dựng từ nghề truyền thống quê hương, chị Nhi xác định phải sản xuất các mặt hàng độc, lạ, sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tận dụng nguồn lao động và nguyên liệu có sẵn của địa phương phát triển các sản phẩm lên một tầm cao mới. Bên cạnh đó, chị cũng đào tạo tay nghề, hướng dẫn bà con làm theo hướng đi mới, tỉ mỉ và sáng tạo hơn.

Chị Trần Thùy Nhi hướng dẫn người thợ làm sản phẩm từ cói
Chị Trần Thùy Nhi hướng dẫn người thợ làm sản phẩm từ cói

Thay vì làm những chiếc túi cói thô hay những sản phẩm đã quá quen thuộc, chị Nhi nghiên cứu, thiết kế ra những mặt hàng tinh xảo có nguyên liệu từ cói, phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Đó là các sản phẩm thời trang, trang trí nội thất như: Túi cói, túi lục bình, mũ, giỏ xách, khung gương, khung ảnh, bàn, ghế lục bình… Cùng với các nghệ nhân của làng nghề, chị đã đưa một phần máy móc vào kết hợp khéo léo với làm thủ công, để tạo ra sản phẩm đặc sắc từ nguyên liệu tự nhiên của quê hương.

Đưa cói Việt đi muôn nơi

Chị Nhi cho biết, bản thân là người trẻ, làm trong lĩnh vực nghệ thuật nên chị luôn sáng tạo, đem lại cho khách hàng những sản phẩm tỉ mỉ, nghệ thuật, tinh. Chị cũng tìm hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng để mang đến mẫu mã bắt kịp xu hướng. Những sản phẩm này đã giúp công ty gặt hái được những thành công nhất định, khẳng định được trên thị trường trong nước và quốc tế.

Từ 2020 đến nay, Công ty TNHH Vina Handicrafts của chị phát triển với mức tăng trưởng trên 50% mỗi năm. Tổng doanh thu mỗi năm đạt khoảng 30 tỉ đồng; nộp ngân sách 1,5 tỉ đồng, lợi nhuận trung bình đạt gần 300 triệu đồng/năm. Công ty đã tạo việc làm cho 85 lao động cố định tại xưởng và tất cả đều là người địa phương, với mức thu nhập từ 8 - 20 triệu đồng/tháng. Đồng thời, công ty còn tạo thêm thu nhập cho hàng nghìn hộ dân, không chỉ trong huyện mà còn tại các huyện lân cận và các tỉnh như Nam Định, Thanh Hóa...

Các sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đến nhiều nước
Các sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới

Không chỉ tạo việc làm cho người dân, đặc biệt là phụ nữ nông thôn, giúp cải thiện đời sống và kinh tế gia đình, các sản phẩm của công ty đều là nguyên liệu tự nhiên giúp bảo vệ môi trường, tránh các chất thải gây hại. Đặc biệt, việc sáng tạo mẫu mã đa dạng, phối trộn nhiều loại nguyên liệu theo cách riêng, ứng dụng công nghệ cao, theo nhu cầu của thị trường đã giúp sản phẩm từ làng cói quê hương đến với nhiều nước trên thế giới.

Xác định hướng đi của công ty là tạo ra các sản phẩm độc đáo, nên việc sáng tạo các mẫu mã mới là yếu tố sống còn, quyết định rất nhiều đến việc tồn tại và phát triển của công ty; do đó chị thường xuyên cập nhật những xu hướng thời trang mới của thế giới, cũng như các phong cách trang trí nội thất mới để kịp thời cho ra đời những sản phẩm phù hợp. Công ty Vina Handicrafts đã chinh phục và trở thành bạn hàng tại các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ả Rập... Hiện công ty luôn duy trì sản xuất từ 30.000 - 40.000 sản phẩm/tháng, chủ yếu phục vụ thị trường ngoài nước.

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Cô gái trẻ đã tạo việc làm cho nhiều người lao động
Cô gái trẻ đã tạo việc làm cho nhiều người lao động

"Việc thu hoạch và chế biến nguyên liệu cũng không đòi hỏi nhiều chi phí, giúp giảm giá thành nên sản phẩm được đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ vì độ tinh xảo, tính đa dạng của hàng hóa. Sản phẩm của chúng tôi đã có thị trường tiêu thụ ổn định ở ngoài nước", chị Nhi cho biết.

Không nhanh nhạy trong kinh doanh, chị Nhi còn luôn là giáo viên dạy giỏi của Trường tiểu học Hùng Tiến (xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình), đồng thời là Tổng phụ trách Đội xuất sắc. Với những thành công đó, chị Nhi đã nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp. Trong đó, năm 2024 chị được Trung ương Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của.

Nguyễn Dũng

Đọc thêm

Nam sinh sáng tạo “chuyên gia” tư vấn tâm lý bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nam sinh sáng tạo “chuyên gia” tư vấn tâm lý bằng AI

TTTĐ - Từng chứng kiến nhiều người bạn bị khủng hoảng tâm lý mà phải chịu đựng một mình, Diệp Gia Bảo (sinh viên Trường Đại học Văn Lang) đã mày mò sáng tạo ra nền tảng tư vấn tâm lý bằng AI mang tên Mindvivo. Sản phẩm của chàng trai trẻ đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi Thách thức đổi mới sáng tạo thời đại số - Youth Digital Innovation Challenge.
Tuổi trẻ Kon Tum đồng hành cùng sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Kon Tum đồng hành cùng sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ – Để tiếp sức cho các sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Tỉnh đoàn Kon Tum đã có những kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể nhằm hỗ trợ các em.
Sức trẻ Tài chính thắp sáng hè tình nguyện xuyên 10 tỉnh, thành Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sức trẻ Tài chính thắp sáng hè tình nguyện xuyên 10 tỉnh, thành

TTTĐ - Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên Học viện Tài chính đã chính thức phát động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện (TNTN) hè năm 2025, đánh dấu một mùa sôi động, nhiệt huyết và đầy trách nhiệm của tuổi trẻ nhà trường trong hành trình vì cộng đồng, vì Tổ quốc.
Phú Yên: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày hội Tình nguyện Nhịp sống trẻ

Phú Yên: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày hội Tình nguyện

TTTĐ - Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Yên và Hội Thiện nguyện Đom Đóm Phú Yên vừa phối hợp tổ chức Ngày hội Thanh niên Tình nguyện tỉnh Phú Yên lần thứ III và Lễ tuyên dương thanh niên tình nguyện năm 2025 tại thôn Minh Đức, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa.
Tuổi trẻ Học viện Tài chính tự hào, vững tin theo Đảng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Học viện Tài chính tự hào, vững tin theo Đảng

TTTĐ - Giai đoạn 2020 - 2025 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của công tác Đoàn - Hội tại Học viện Tài chính. Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Học viện, tuổi trẻ nơi đây không ngừng trưởng thành, hun đúc lý tưởng cách mạng, thắp sáng khát vọng dấn thân, cống hiến với niềm tin sắt son vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trường Sa mùa biển động và những ký ức không thể quên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trường Sa mùa biển động và những ký ức không thể quên

TTTĐ - Đó là những ngày tháng 12/2024, miền Bắc lạnh buốt, khi nhà nhà gấp rút chuẩn bị đón Tết thì đoàn công tác đặc biệt mang theo hơi ấm của đất liền hành trình đến với Trường Sa nơi đầu sóng ngọn gió…
Nhà báo trẻ với mảng đề tài chính luận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nhà báo trẻ với mảng đề tài chính luận

TTTĐ - Những “chiến sĩ” cầm bút, với sức trẻ, tài năng và bản lĩnh chính trị vững vàng đang từng ngày “chiến đấu” để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên mặt trận văn hóa, tư tưởng.
Bản lĩnh của nhà báo trẻ trong thời đại số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bản lĩnh của nhà báo trẻ trong thời đại số

TTTĐ - Sự phát triển nhanh chóng của môi trường truyền thông số đòi hỏi lực lượng nhà báo trẻ thường xuyên chú trọng nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người làm báo, không ngừng có ý thức trau dồi, bồi đắp lý tưởng, nâng cao bản lĩnh, năng lực để giữ vững “lửa nghề”.
Ngòi bút nhân ái - cầu nối yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Ngòi bút nhân ái - cầu nối yêu thương

TTTĐ - Bên cạnh hoàn thành nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, báo chí còn là "cầu nối" giúp đỡ người nghèo khó, những mảnh đời kém may mắn. Nhiều câu chuyện đẹp đã được viết nên từ tấm lòng người làm báo và bạn đọc khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô giành giải B viết về công tác Đoàn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Báo Tuổi trẻ Thủ đô giành giải B viết về công tác Đoàn

TTTĐ - Tối 19/6, tại Thủ đô Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), một chặng đường vẻ vang, một thế kỷ vàng son của những ngòi bút phụng sự Tổ quốc và Nhân dân.
Xem thêm