Thanh niên nghe chuyện lịch sử, viết tiếp tương lai
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa |
Chương trình có sự tham gia của hai khách mời đặc biệt, là sinh viên rời giảng đường đại học cùng đất nước viết lên khúc tráng ca hào hùng: Trinh sát nhà báo Phùng Huy Thịnh, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, nguyên là trinh sát pháo binh thuộc Sư đoàn 325 bảo vệ Thành cổ Quảng Trị; Nhạc sĩ Trương Quý Hải, chiến sĩ Sư đoàn 356 tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang giai đoạn 1979 - 1989.
![]() |
Toàn cảnh chương trình |
Chương trình có sự tham dự của đồng chí Đào Đức Việt, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội; Phạm Ngọc Trâm, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Tuyên giáo Thành đoàn Hà Nội; Nguyễn Mai Anh, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành đoàn Hà Nội; TS. Dương Trung Kiên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực; ThS. Nguyễn Vân Anh; Bí thư Đoàn trường, Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường Đại học Điện lực.
![]() |
Đồng chí Phạm Ngọc Trâm, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Tuyên giáo Thành đoàn Hà Nội phát biểu tại chương trình |
Phát biểu tại chương trình, đồng chí Phạm Ngọc Trâm, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Tuyên giáo Thành đoàn Hà Nội nhấn mạnh thông qua chương trình, mỗi bạn đoàn viên, thanh niên sẽ hiểu sâu sắc thêm về quá trình tham gia chiến đấu của lớp lớp thế hệ thanh niên, sinh viên Thủ đô, của các chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ. Đó là những người lính tiêu biểu tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, cùng những tình cảm, sự tiếp nối của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới.
TS. Dương Trung Kiên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực chia sẻ: “Sau ngày hôm nay, sinh viên trường Đại học Điện lực không chỉ được hiểu, được thấu về công lao của các chú, các anh đã cống hiến vì độc lập dân tộc mà các em là những tuyên truyền viên lan tỏa giá trị lịch sử ấy đến hơn 20.000 sinh viên toàn trường. Với sự tiếp lửa của hai vị khách mời là “nhân chứng sống” lịch sử, thầy và trò nhà trường sẽ cố gắng, nỗ lực hơn nữa xây dựng một Việt Nam hùng cường, đáp ứng sự hy sinh của thế hệ đi trước”.
![]() |
Các khách mời tham giao lưu tại chương trình |
Rất nhiều những thanh niên lên đường kháng chiến năm ấy là những chàng sinh viên đang ngồi giảng đường đại học, trong đó có trinh sát, nhà báo Phùng Huy Thịnh. Trinh sát, nhà báo Phùng Huy Thịnh nhớ rõ, Chiến dịch Hồ Chí Minh năm ấy, có gần 4.000 sinh viên và thầy giáo của 33 trường đại học, cao đẳng toàn miền Bắc đồng loạt lên đường nhập ngũ.
![]() |
Nhà báo Phùng Huy Thịnh |
“Chúng tôi được giáo dục với lý tưởng sống vì mọi người. Với những thanh niên chúng tôi khi ấy mang súng trên vai là mang tổ quốc, quê hương, cha mẹ trên vai. Toàn bộ sinh viên Hà Nội đều viết đơn tình nguyện nhập ngũ, có những thanh niên viết đơn bằng máu xin được về Quảng Trị chiến đấu. Khi sinh viên tham gia lực lượng bảo vệ tổ quốc đã nâng bổng chất lượng anh bộ đội cụ Hồ vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh lên một tầng cao mới. Sau này lứa tham gia chiến đấu ấy đã trở thành những giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo nổi tiếng bây giờ”, Trinh sát, nhà báo Phùng Huy Thịnh nhấn mạnh
Trinh sát, nhà báo Phùng Huy Thịnh vẫn bồi hồi mỗi khi nhắc về trận chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, khi ấy quân ít đánh với quân nhiều, đạn ít đánh với bọn thừa bom đạn, thiếu thốn đánh với đủ đầy. Bộ đội mới khi ấy, vừa bơi qua dòng sông Thạch Hãn đã trở thành cựu bình trong trận địa. Nhưng trong chính hoàn cảnh ấy, tình đồng đội trở thành tình cảm thiêng liêng nhất.
![]() |
Nhạc sĩ Trương Quý Hải |
Nhạc sĩ Trương Quý Hải, chiến sĩ Sư đoàn 356 tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang giai đoạn 1979 - 1989 tâm sự mặt trận biên giới năm ấy cũng có rất nhiều sinh viên lên đường nhập ngũ. Những năm tháng của chiến tranh biên giới ác liệt, trong 6 tiếng một đơn vị hy sinh mấy trăm người, có những người chiến sĩ vẫn mắc kẹt trong quá khứ. Tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ khi ấy hóa thành lời thề “sống bám đá đánh giặc, chết hoá đá biên cương”.
“Nhiều thanh niên khi ấy, thay vì ghi thông tin nhận dạng của mình lại ghi câu thề “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” trên ngực trái. Khi tìm thấy xác đồng đội mình, có những người anh em hy sinh không có thông tin nhận dạng khiến lòng chúng tôi quặn thắt, trở thành những ngôi mộ vô danh trên nghĩa trang Vị Xuyên. Tôi vẫn nhớ khi kiểm tra xác của đồng đội, có người trong áo còn bức thư dang dở chưa gửi cho người nhà, chỉ kịp ghi “Kính gửi mẹ,”, màu máu và màu mực nhoè với nhau. Thương và xót xa cho đồng đội, bài hát “Thư về với mẹ” ra đời từ ấy”, Nhạc sĩ Trương Quý Hải xúc động kể lại.
![]() |
Các bạn trẻ tham dự chương trình |
Nhận thức sâu sắc trách nhiệm của bản thân và sinh viên, thấu hiểu những khó khăn mà lớp cha anh đã trải qua để bảo vệ độc lập, thống nhất non sông, lập lại hoà bình cho nước nhà, bạn trẻ Nguyễn Thị Thuỳ Trang, sinh viên trường Đại học Điện lực chia sẻ: “Hướng đến Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, em càng hiểu hơn hai chữ “độc lập”. Thế hệ của các bác đã có lý tưởng sống cao đẹp là hết mình vì tổ quốc và với thanh niên được sống trong thời bình như chúng em, lý tưởng sống là phải tiếp nối truyền thống ấy, hiện thực hoá thành quả cách mạng, xây dựng đất nước văn mình giàu đẹp”.
Gửi đến những sinh viên Trường Đại học Điện lực, trinh sát, nhà báo Phùng Huy Thịnh chỉ rõ ngành điện lực giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia và thiếu điện tức là thiếu rất nhiều. Sinh viên trường Đại học Điện lực đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước, nhà báo mong các bạn nhiệt huyết và sôi nổi với những năm tháng thanh niên. Ông cũng hy vọng mỗi thanh niên sẽ cống hiến và học tập không ngừng, xứng đáng là những trụ cột tương lai của quốc gia.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình

Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ

Khi người trẻ trở thành nguồn cảm hứng lan tỏa mạnh mẽ cho xã hội

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Tỏa sáng tài năng sinh viên Đại học Kinh tế Đà Nẵng
