TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu phát triển hệ thống đường sắt đô thị kết nối liên vùng
TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh phát triển giao thông xanh TP Hồ Chí Minh lên phương án sắp xếp nhân sự dôi dư |
Theo đó, TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2035 hoàn thành 7 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 335km.
Đến năm 2045, thành phố hoàn thành thêm 3 tuyến, tương ứng 155 km. Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh mở thêm 2 tuyến từ trung tâm đi Cần Giờ và Thủ Thiêm - Long Thành với độ dài lần lượt 48,7 và 41km. Khi đó, TP Hồ Chí Minh có khoảng 600km đường sắt đô thị.
Để thực hiện mục tiêu đó, TP Hồ Chí Minh cần khoảng hơn 40 tỉ USD.
Để hoàn thành 335 km đầu tiên vào năm 2035, TP Hồ Chí Minh đang triển khai nhiều công tác. Riêng tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), thành phố phấn đấu khởi công trong năm 2025.
![]() |
TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu phát triển hệ thống đường sắt đô thị kết nối liên vùng |
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đánh giá, khi sáp nhập TP Hồ Chí Minh với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu thì nhu cầu và dư địa về phát triển mạng lưới đường sắt đô thị đều tăng.
Do đó, cần quy hoạch lại hệ thống đường sắt đô thị, bổ sung, nối dài các tuyến đi và về Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và cả Tây Ninh. Việc này sẽ giúp TP Hồ Chí Minh dễ dàng trong kêu gọi đầu tư, triển khai hình thức TOD (phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng).
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho rằng, nếu làm đường sắt đô thị mà chỉ sử dụng ngân sách Nhà nước thì không đáp ứng yêu cầu và cũng không hiệu quả.
Do đó, về phương án tài chính thì song song với công tác quy hoạch, nên kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước, kể cả kết hợp nguồn vốn ODA.
Theo Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Trung ương có nhiều chủ trương và những quyết sách tạo hành lang pháp lý thông thoáng để TP Hồ Chí Minh phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị. Thành phố cũng nhận thức rất rõ về ý thức trách nhiệm, điều kiện thuận lợi, cơ hội cũng như thách thức...
Đặc biệt, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo mô hình kết cấu mới rất đẹp. Vì thế, trong việc xây dựng hạ tầng nói chung, hạ tầng giao thông cũng như đường sắt đô thị nói riêng đều phải nhìn với góc nhìn mới, phù hợp với vùng mang tính chất động lực này.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đề nghị thành phố khẩn trương rà soát lại quy hoạch phát triển hệ thống đường sắt đô thị; chủ động nghiên cứu và phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, bao gồm cơ quan Chính phủ và Quốc hội, để cụ thể hóa Nghị quyết 188/2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Nói về huy động và bố trí vốn, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đề nghị khẩn trương xây dựng kế hoạch, trong đó đa dạng hóa các hình thức huy động. Cơ quan chức năng tích cực tham mưu, trình HĐND Thành phố để thông qua nghị quyết bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030 và 2031 - 2035, phù hợp với tiến trình đầu tư các dự án theo danh mục, lộ trình triển khai Nghị quyết 188 của Quốc hội.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hải Dương: Ai trúng gói thầu xây dựng đường hơn 613 tỷ đồng?

Thái Nguyên: Một phụ nữ tử vong trong chiếc ô tô bị lật dưới ao

Quảng Nam tìm kiếm thiết kế cho cầu Tam Thanh 400 tỷ đồng

Hoằng Hoá (Thanh Hoá): Tai nạn giao thông làm 2 người thương vong

TP Hồ Chí Minh hợp tác Hàn Quốc về định hướng phát triển metro

"Đôi cánh" để hàng không Việt Nam xanh hơn, cạnh tranh hơn

Quyết tâm khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Giải pháp thanh toán thông minh phục vụ giao thông hiện đại

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên
