Tag

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về hạnh phúc: Nhiều học giả đã biến đạo Phật trở nên rắc rối

Phóng sự 08/04/2016 05:23
aa
"Phật giáo Bụt dạy những năm đầu rất đơn giản - mà cũng rất thâm sâu. Nhiều học giả đã làm cho Phật giáo trở nên rắc rối, biến đạo Phật thành một loại siêu hình học, một loại triết học", thiền sư Thích Nhất Hạnh nói.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về hạnh phúc: Nhiều học giả đã biến đạo Phật trở nên rắc rối

"Phật giáo Bụt dạy những năm đầu rất đơn giản - mà cũng rất thâm sâu. Nhiều học giả đã làm cho Phật giáo trở nên rắc rối, biến đạo Phật thành một loại siêu hình học, một loại triết học", thiền sư Thích Nhất Hạnh nói.

*Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về hạnh phúc: Phật giáo cần phải được hiện đại hóa (Kỳ 30)

- Thiền sư Thích Nhất Hạnh:Khi tôi dạy cho người Cơ Đốc giáo, tôi nói: “Con có tổ tiên tâm linh là chúa Ky Tô, là các vị Thánh”. Ngôn ngữ khác nhưng nội dung chỉ là một. Mình đưa họ về với gốc rễ của họ, chứ mình không làm như những vị giáo sĩ Thiên chúa giáo đã từng làm ở Việt Nam những thế kỷ trước, khuyên người ta đừng thờ cúng tổ tiên để theo đạo của họ, rất tội nghiệp.


Ở Tây phương, chúng tôi hoàn toàn làm ngược lại. Chúng tôi khuyên họ trở về truyền thống tâm linh của họ, chấp nhận tổ tiên tâm linh và tổ tiên huyết thống của họ. Chúng tôi biết rằng một con người mất gốc là một con người không bao giờ có hạnh phúc được. Điều đó chứng tỏ đạo Phật có một lượng bao dung rất lớn khiến họ càng kính phục mà càng kính phục thì họ càng thương mến đạo Phật nhiều hơn.


Không kỳ thị, không xúi người ta bỏ nguồn gốc, trái lại, đưa người ta trở về cắm rễ vào trong truyền thống. “Các vị cứ thực tập đạo Phật đi. Sự thành công sẽ giúp quý vị xây dựng lại truyền thống để cho những người trẻ đừng có tiếp tục bỏ truyền thống mà trở thành những con ma đói”.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về hạnh phúc: Nhiều học giả đã biến đạo Phật trở nên rắc rối

Thiền sư Thích Nhất Hạnh luôn hướng trẻ em Tây Phương trở về với tổ tiên tâm linh, tổ tiên huyết thống.


- Người Tây phương có nhu cầu, khát khao tìm về cội nguồn giống như người Việt Nam không, thưa thiền sư? Nếu có thì ngài đã dạy họ cách thờ cúng tổ tiên như thế nào?

- Người Tây phương rất có nhu yếu tìm về gốc rễ của họ. Hoa Kỳ có những người gốc Ái Nhĩ Lan, gốc Ðức, gốc Ý… Khi mới qua Hoa Kỳ để lập nghiệp, có thể họ chưa có nhu yếu đó hoặc là nhu yếu đó chưa đủ mạnh. Nhưng đến thế hệ thứ hai, thứ ba thì nhu yếu đó từ từ biểu hiện ra.

Tất cả những người lập nghiệp tại Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ đều có chí hướng muốn tìm về gốc rễ của mình ở Âu châu rất là rõ. Tuy họ không có an trí bàn thờ tổ tiên ở nhà nhưng trong nhiều gia đình, họ vẽ ra cái cây để thấy cái chi của mình tới từ những nhánh nào.

- Tôi nhận thấy rằng đạo Phật có một yếu tố rất quý, đó là thái độ bao dung, không giáo điều.

- Đúng vậy. Vì thế, những thế hệ Phật tử là sự tiếp nối của tuệ giác đạo Phật phải đưa Đức Thích Ca đi xa hơn, phải khai triển tuệ giác của Đức Thích Ca để cho tuệ giác đó luôn luôn có thể thích ứng được và phục vụ được cho con người đương đại. Những người Mác xít cũng vậy. Họ là sự tiếp nối của Mác, phải đưa Mác đi về tương lai, phải khai triển tuệ giác của Mác, phải làm sao cho tuệ giác đó luôn luôn mới để có thể đáp ứng được với những nhu yếu của con người đương đại.

- Thiền sư là bậc thầy nổi tiếng thế giới về thiền với vốn hiểu biết sâu xa về các truyền thống Phật giáo khác nhưng trong các khóa tu, ngài chỉ nói phớt qua về thiền. Ngược lại, ngài dạy rất kỹ về những phương pháp căn bản để tu tập chánh niệm, về tứ diệu đế (bốn sự thật mầu nhiệm). Vì sao ngài chọn cách giáo dục này?

- Có loại Phật giáo nguyên thủy từ hồi Bụt còn tại thế, đạo Phật do chính Bụt giảng dạy và nhiều trường phái Phật giáo đã phát sinh bởi những thế hệ đi sau. Nhưng cho dù là Phật giáo nguyên thủy, Thiền, Thiên Thai tông hay Kim Cương Thừa thì đó cũng là những điều Bụt dạy.


Sự hành trì của Bụt đã được tiếp nối bởi các vị đệ tử của Ngài - tuệ giác và sự dạy dỗ của Ngài được chuyển tiếp qua nhiều thế hệ dù Ngài đã nhập niết bàn từ lâu. Ta thấy được Bụt qua nhiều thế hệ các đại sư và đệ tử của họ. Điều mà tôi đang làm là trình bày những cách hành trì nguyên thủy ngay từ hồi Bụt còn tại thế, trong tinh thần Phật giáo đại thừa.


Phật giáo đại thừa có cái nhìn rất cởi mở, không gò bó và thật là màu nhiệm. Khi ta sử dụng Phật giáo đại thừa để tìm hiểu, nhìn sâu vào Phật giáo nguyên thủy, ta có thể khám phá ra biết bao nhiêu điều kỳ diệu, sâu sắc hơn nhiều. Ta ý thức rằng những lời dạy sâu sắc nhất của Phật giáo đại thừa có thể tìm ra trong các kinh điển nguyên thỉ. Những tư tưởng phóng khoáng của đại thừa đã có rành mạch trong các kinh nguyên thỉ.

Những hạt giống của Phật giáo đại thừa đầy rẫy trong Phật giáo nguyên thủy. Thành ra khi ta dùng từ Phật giáo nguyên thủy điều đó không có nghĩa là ta loại ra ngoài những Phật giáo khác, những truyền thống mới khai triển sau này. Tôi chỉ muốn đem tất cả các truyền thống về tận gốc nguyên thủy của nó.


Phật giáo nguyên thủy được xem như mẫu số chung của tất cả các truyền thống khác, mẫu số chung của mỗi truyền thống Phật giáo. Thế nên tôi đã cống hiến những điều Bụt dạy ngay từ những năm đầu của quá trình dạy dỗ của Ngài, trong tinh thần đại thừa. Phật giáo Bụt dạy những năm đầu rất đơn giản - mà cũng rất thâm sâu. Nhiều học giả đã làm cho Phật giáo trở nên rắc rối, biến đạo Phật thành một loại siêu hình học, một loại triết học.


Một số sinh viên Phật học đã bỏ quá nhiều thì giờ cho những hệ thống tư duy này và không có thì giờ tu tập. Cũng như thiền sư Lâm Tế (Trung quốc gọi là Linji, Nhật gọi là Rinzai), Ngài học Phật quá nhiều nhưng sau đó cảm thấy không đủ. Vì thế ngài bỏ hết những học thuyết và bắt đầu thực hành.


Kỳ tới: Năm giới được đưa vào chương trình giáo dục là một hồng ân của dân tộc


Nhà báo Hoàng Anh Sướng

Nguồn:Theo Báo Tuổi trẻ & Đời sống

Tin liên quan

Đọc thêm

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Xem thêm