Tại sao Bộ GD&ĐT đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS?
Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đại học 6 học sinh Việt Nam đoạt huy chương Vàng Olympic giao lưu Toán Turkmenistan |
Nội dung trên nằm trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, được Bộ GD&ĐT trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 5.
Cụ thể, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục quy định bỏ bằng tốt nghiệp THCS và giao thẩm quyền cho hiệu trưởng trường THCS, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục THCS xác nhận hoàn thành chương trình THCS thay cho việc Trưởng phòng GD&ĐT cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp THCS.
![]() |
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, Bộ đề xuất giao thẩm quyền cho hiệu trưởng trường THPT, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục THPT cấp bằng tốt nghiệp THPT thay cho việc Giám đốc Sở GD&ĐT cấp bằng tốt nghiệp THPT.
Theo Bộ GD&ĐT, việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS và phân cấp thẩm quyền xác nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông là yêu cầu tất yếu nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, Nhà nước, đáp ứng thực tiễn quản lý giáo dục và tiệm cận thông lệ quốc tế.
Cụ thể, quy định này thể chế hóa kịp thời chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ trong quản lý nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW (2022) và Kết luận số 137-KL/TW (2025) của Bộ Chính trị.
Việc trao quyền cho người đứng đầu cơ sở giáo dục trong xác nhận, cấp bằng là bước đi cụ thể trong phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý và cơ sở thực thi.
Thứ hai, điều này phù hợp với xu thế quản trị hiện đại, tinh gọn bộ máy, tăng hiệu lực điều hành, góp phần xóa bỏ khâu trung gian hành chính không cần thiết, rút ngắn quy trình, giảm áp lực cho cơ quan quản lý cấp huyện và tỉnh; đồng thời tăng tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các nhà trường.
Thứ ba, bỏ cấp bằng phù hợp với bản chất của phổ cập giáo dục THCS là chính sách xã hội, không phải là hệ thống đào tạo có đầu ra bằng cấp. Việc xác nhận hoàn thành chương trình học là đủ để phục vụ phân luồng, chuyển cấp, không cần thiết duy trì cơ chế cấp bằng hành chính.
Thứ tư, việc này tiệm cận thông lệ quốc tế, tạo điều kiện hội nhập. Các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Phần Lan, Canada không cấp bằng tốt nghiệp THCS mà giao quyền xác nhận kết quả học tập cho hiệu trưởng, sử dụng như căn cứ học tiếp lên bậc cao hơn hoặc định hướng nghề nghiệp.
Việc xác nhận hoàn thành chương trình THCS không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của người học. Hiện nay, tốt nghiệp THCS là tiêu chí bắt buộc để học sinh dự thi vào lớp 10 THPT. Năm ngoái, Bộ đã bỏ xếp loại giỏi, khá, trung bình trên bằng tốt nghiệp cấp học này.
Ngoài ra, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi bỏ khái niệm trường trung cấp, chuyển thành trung học nghề và bổ sung trung học nghề là cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường trung học nghề sẽ tích hợp kiến thức nghề và kiến thức chương trình trung học phổ thông.
Trong chương trình trung học nghề học sinh có 2 lựa chọn: Được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc trung cấp nghề. Hết lớp 9, học sinh có 3 lựa chọn vào trung học phổ thông, học trung học nghề với chứng chỉ sơ cấp hoặc học trung học nghề với chứng chỉ trung cấp nghề.
Theo Bộ GD&ĐT, việc sửa đổi, bổ sung theo hướng như trên tạo cơ hội cho người học có nhiều lựa chọn sau trung học cơ sở, tạo cơ hội học liên thông, đồng thời phù hợp với cách tiếp cận hệ thống của UNESCO.
Ngoài ra, Bộ đề xuất phổ cập giáo dục mầm non từ 3 tuổi, bỏ Hội đồng trường ở bậc mầm non và phổ thông (tiểu học, THCS, THPT). Thời gian Bộ GD&ĐT lấy ý kiến cho dự luật từ nay tới hết 9/7.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cao đẳng iSPACE mở rộng ngành, hợp tác nâng tầm chiến lược đào tạo

Cầu nối giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

Đáp ứng nhu cầu việc làm cho sinh viên trong kỷ nguyên số

Học sinh Việt Nam trong top đầu điểm môn Toán, đọc hiểu và viết

Khẳng định vị thế ngành hoa, cây cảnh Việt Nam trên thế giới

8 học sinh Việt Nam giành huy chương Olympic Vật lý Châu Á

Học sinh Việt Nam thi khoa học kỹ thuật quốc tế ở Mỹ

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Bước tiến chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục
