Sóc Trăng: Khen thưởng và tri ân nhóm nghiên cứu giống lúa ST25
![]() |
Lãnh đạo tỉnh trao bằng khen và tri ân nhóm nghiên cứu giống lúa thơm ST25
Bài liên quan
Huyện Chương Mỹ (Hà Nội): Hợp tác xã Đồng Phú triển khai sản xuất giống lúa QJ1
Thêm một doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tại Đồng bằng Sông Cửu Long
Sóc Trăng: Cấp cứu thành công bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
Sóc Trăng: Trao hơn 100 căn nhà đại đoàn kết cho người dân
Trong khuôn khổ Hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Manila (Philippines, từ ngày 10 đến 13/11/2019), Cuộc thi gạo ngon quốc tế thu hút sự tham gia của nhiều nước từng đạt thứ hạng cao qua 10 lần tổ chức, như: Thái Lan, Campuchia, Myanma, Việt Nam… cùng đội ngũ Ban giám khảo là các đầu bếp chuyên nghiệp và Doanh nghiệp kinh doanh gạo hàng đầu thế giới.
Với chất lượng thơm ngon đặc trưng cùng sự khác biệt mang tính đặc thù về thời gian sinh trưởng, năng suất… gạo ST25 của Anh hùng Lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua và nhóm cộng sự đã xuất sắc vượt qua gạo của các nước như: Thái Lan, Campuchia để lần đầu tiên đưa hạt gạo Việt Nam đạt giải gạo ngon nhất thế giới. Không chỉ có giống ST25, giống ST24 cũng được Ban giám khảo đánh giá cao khi có đồng số điểm với gạo ST25.
![]() |
Anh hùng Lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua chia sẻ về quá trình nghiên cứu, chọn tạo giống lúa thơm ST25 |
Phát biểu tại lễ khen thưởng và tri ân, Anh hùng Lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua cho biết: "Đây là một kết quả rất đáng tự hào khi Việt Nam có đến 2 giống gạo thơm được Ban giám khảo bình chọn là loại gạo ngon, mở cơ hội mới cho ngành lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Đây cũng là thành quả của hơn 20 năm miệt mài nghiên cứu, chọn tạo trong điều kiện thiếu thốn đủ điều của nhóm nghiên cứu để không ngừng cải tiến nâng cao phẩm chất, năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh của giống lúa thơm ST. Trước ST25, năm 2017, gạo ST24 đã lọt vào Top 3 gạo ngon nhất thế giới trong Cuộc thi World's Best Rice tại Macao (Trung Quốc)”.
Cũng theo kỹ sư Hồ Quang Cua, các giống lúa ST đều có đặc tính chịu mặn, kháng đạo ôn cấp 2 và bệnh bạc lá, thân cứng chống đổ ngã, phổ thích nghi rộng, nhất là thích nghi vùng canh tác luân canh lúa - tôm, đạt năng suất cao ở vùng ven biển ĐBSCL và đặc biệt, phẩm chất gạo ST24, ST25 hạt gạo trắng, thon, dài, mềm, cơm thơm hương dứa xen lẫn hương cốm của giống lúa thơm Bắc bộ. Hiện, các giống ST không chỉ phát triển mạnh tại các tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL mà còn đang được sản xuất tại một số tỉnh ven biển Bắc Trung bộ và Bắc bộ.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã trao bằng khen và biểu tượng tri ân cho kỹ sư Hồ Quang Cua, TS Trần Tấn Phương và ThS Nguyễn Thị Thu Hương cùng những lời động viên, khích lệ và cho biết, lãnh đạo tỉnh sẽ luôn đồng hành cùng nhóm nghiên cứu, doanh nghiệp và nông dân tham gia vào đề án phát triển vùng sản xuất lúa đặc sản của tỉnh trong thời gian tới.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đề nghị thẩm định, xét, công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Xã Phú Mãn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố
