Tag

Sợ Toán phổ thông như... sợ cọp!

Xã hội 11/05/2021 16:20
aa
TTTĐ - Thời đi học phổ thông, có nhiều học trò hãi sợ môn toán như… sợ cọp. Chán, kinh sợ môn toán đến mức nhiều học sinh làm thơ diễn tả nỗi lòng mình.
Đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 môn Toán: Thể hiện tinh thần giảm tải Đề Toán thi tốt nghiệp THPT đợt 2 phù hợp với mục tiêu của kỳ thi Giáo viên nhận xét về đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán

Thậm chí có học trò còn lấy thơ Tố Hữu “nhại” thành vần vèo thế này: "Thế là hết, chiều ni em đi mãi/ Còn mong chi ngày trở lại, Toán ơi/ Ta chẳng còn lo quỹ tích ngày mai/ Chóp nón, đới cầu, xê ra cho rảnh/ Tiệm cận ơi! Em sẽ là hình ảnh/ Tượng trưng cho Toán này, mãi mãi cách xa anh/ Mãi mãi cách xa em, Toán ơi, mãi mãi". Các bạn học trò tiễn biệt môn toán, sau khi thi hết phổ thông, linh đình với niềm sung sướng vô bờ như trút được gánh nặng ngàn cân trên vai.

Vì sao môn toán phổ thông lại trở thành nỗi sợ hãi ám ảnh học sinh như… sợ cọp?

Trước hết, chất lượng con người sinh học khác nhau. Từ con người sinh học đến con người xã hội lại là một quá trình nên lại càng khác nhau. Khác nhau ở tư duy. Người có khả năng tư duy logic thường thiên về Toán học. Ngược lại, tư duy Văn học là tư duy hình tượng gồm: Tư duy hành động - trực quan, tư duy hình tượng - cảm tính và sau mới là tư duy khái niệm. Người giỏi Văn đòi hỏi sự cảm nhận cảm xúc, tư duy vượt ra khỏi những logic thông thường.

Lợi thế của người tư duy phi logic khi giải quyết các vấn đề là không bị giới hạn bởi bị sự logic cầm tù nhưng khi trực tiếp giải quyết các vấn đề thì lại rất khó khăn. Có thể nói người giỏi Văn tư duy logic kém người giỏi Toán. Dĩ nhiên, giỏi là một chuyện còn thành công hay không lại là câu chuyện khác. Tư duy logic cũng không phải là điều kiện đầu tiên quyết định thành công.

Nói một cách dễ hiểu là: Tư duy Toán học là một cách nghĩ, tư duy Văn học là một cách nghĩ khác. Khi học trò vò đầu bứt tai, khổ sở để giải quyết một bài toán khó chính là đang rèn luyện tư duy logic. Khi vật vã làm một bài văn là học trò đang rèn luyện tư duy hình tượng.

Trong thực tế, ở một lớp học đứa trẻ vừa có tư duy logic vừa mang tư duy hình tượng hiếm như sao buổi sớm. Chỉ đến một độ tuổi trưởng thành, trải nghiệm, rèn luyện thì mới có người sở hữu và kết hợp hài hòa hai loại tư duy hình tượng và logic nhưng cũng không nhiều. Triết lý giáo dục toàn diện cho con người từ tấm bé là không sai. Chương trình phổ thông trang bị kiến thức toàn diện cho học sinh cũng không sai, chỉ sai ở quan niệm liều lượng và cách thực hiện.

Ai cũng biết Toán học là cần thiết. Ít nhất Toán học cũng trang bị cho con người kiến thức cơ bản để phục vụ cuộc sống, còn cao hơn nữa là trang bị tư duy logic để làm nghề, làm việc lớn.

Nhưng, các vấn đề Toán học cao hơn của đại số, lượng giác và hình học phổ thông thôi, để rèn luyện tư duy logic, cũng đã bắt đầu khó khăn, chật vật.

Sợ học Toán như sợ cọp còn do chương trình nặng quá, cao quá so với năng lực tiếp nhận học trò phổ thông. Rõ ràng thời phổ thông, hầu hết học sinh chưa kịp rèn luyện, để giáo dục toàn diện, học tốt các môn xã hội và cả môn tự nhiên. Càng học lên cao thì thiên hướng tư duy logic hoặc tư duy hình tượng càng bộc lộ rõ rệt. Cho nên đụng đến chương trình Toán phổ thông trung học bắt đầu có sự phức tạp và khó thì nhiều học sinh tư duy hình tượng “chối”, như húc đầu vào đá. Càng học càng thấy cao siêu, càng học càng thấy không ứng dụng vào thực tế như thời học nhân - chia - cộng - trừ đơn thuần số học ứng dụng thực tế.

Chán học Toán không thấy nó thiết thực hàng ngày, còn tương lai ứng dụng càng xa vời. Tuổi học trò non trẻ chưa đủ hiểu rằng học đại số, lượng giác, hình học không gian,… càng khó là càng rèn luyện tư duy logic tốt. Ở cái tuổi ấy, tư duy logic là gì, có ích lợi gì…, đâu có biết. Những học sinh thiên hướng tư duy hình tượng, liên tưởng, mơ tưởng vượt quá sự logic hướng tới những chân trời xa xăm càng khó khăn khi nhìn thấy những con số, những hình không gian “rối mù”. Thành ra, càng nhồi… Hàm số và đồ thị, Luỹ thừa, mũ và lôgarit, Đại số tổ hợp, Đạo hàm, Nguyên hàm, tích phân, Xác xuất thông kê…, càng bất lực.

Trong khi đó, các trò ấy có thể giải quyết dễ dàng một đề văn nghị luận xã hội, một cảm nhận tinh tế tác phẩm văn học, trình bày một văn bản hành chính, hay viết một lá thư giàu tình cảm, khúc chiết… lại không mấy khó khăn.

Sợ học Toán như sợ cọp còn do cách dạy và học môn Toán. Thầy Bá Phong ở Nghệ An là một người học chuyên toán từ nhỏ, đi học sinh giỏi toán nhiều lần, tốt nghiệp sư phạm toán loại giỏi, thầy là thạc sĩ toán, làm nghiên cứu sinh ở Pháp, nhiều năm giảng dạy toán, nghiên cứu giáo dục Mỹ và Singapore (hai cường quốc giáo dục trên thế giới), đã làm một phép so sánh thế này:

“Ở Mỹ và Singapore, trong mấy chục năm gần đây, việc hình thành nội dung Toán, các bài Toán và cách dạy và học Toán đi theo quy trình 4 bước:

Bước 1: Quan sát các tình huống thực tế và phát hiện ra vấn đề cần giải quyết.

Bước 2: Tìm kiếm 1 mô hình Toán học thể hiện được bản chất của vấn đề thực tế đó.

Bước 3: Giải quyết mô hình Toán học trên và tìm ra đáp án.

Bước 4: Áp dụng kết quả có được vào tình huống thực tế để giải quyết vấn đề”.

Mọi nội dung Toán học, mọi bài toán từ lớp 1 đến lớp 12 và cả đại học đều được phát triển theo quy trình 4 bước như trên. Do vậy, mọi bài toán được phát biểu dưới dạng 1 tình huống thực tế và trông nó chẳng có gì là Toán học cả.

Còn dạy và học Toán ở Việt Nam

Quay lại quy trình 4 bước hình thành 1 bài toán ở trên, Việt Nam chúng ta đang làm thế nào? Chúng ta cắt đầu, cắt đuôi, chỉ giữ lại 2 bước giữa: 2 và 3. Bịa đặt ra bài toán và yêu cầu học sinh giải bài toán đó cho ra kết quả. Chấm hết.

Chương trình toán phổ thông hiện nay quá nặng so với năng lực tiếp nhận của học sinh
Chương trình toán phổ thông hiện nay quá nặng so với năng lực tiếp nhận của học sinh

Các nhà Toán học, các thầy cô dạy Toán ra sức ngồi trong 4 bức tường, phòng lạnh, căn cứ các bài toán có sẵn trong các loại sách, rồi tìm cách thêm bớt giả thiết, kết luận, bịa đặt ra vô số các bài toán khác nhau với độ khó tăng dần để thách thức, đánh đố học sinh của mình thông qua 1 loạt các kỳ thi như: Hỏi miệng, kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kỳ, cuối năm, học sinh giỏi, thi THPT quốc gia,…

Trong khi, những bài toán được bịa ra đó không hề được sử dụng để mô hình hóa cho bất kỳ tình huống có vấn đề nào đó trong thực tế cuộc sống đầy sôi động. Những bài toán khô khan, trống rỗng, lý thuyết suông như vậy làm sao hấp dẫn người học được?

Chúng ta gọi những thứ đó là Toán học, cho rằng nó đẹp như một bông hoa và đòi hỏi người học phải yêu nó, mê nó, học nó và tìm cách giải chúng. Người học không mê nó thì chúng ta đổ lỗi cho người học là không có ý thức học tập, lười biếng”.

Chả trách gì học sinh Việt Nam... sợ môn Toán như sợ cọp!

Nhà thơ Vương Trọng trước khi nhập ngũ, ông học Toán ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhiều năm luyện thi môn Toán vào đại học nói rằng: “Toán rất cần thiết, nhưng không nên bắt tất cả học sinh phải học toán một cách khốn khổ như ngày nay. Theo tôi, khái niệm phổ thông nên dừng ở cấp hai, còn cấp ba là phân ban. Những học sinh hướng tới các môn khoa xã hội không cần học toán, lý, hoá... nữa!” Phải chăng đây cũng là một ý kiến thú vị để hàng triệu con em chúng ta đi theo các ngành khoa học xã hội không lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc vào môn Toán học ở phổ thông trung học quá “cao siêu vô bổ”.

Học sinh phổ thông phân ban Xã hội chỉ cần học toán ứng dụng thực tế. Sẽ rất cần thiết. Bổ ích. Thú vị và hấp dẫn. Còn toán lý thuyết cao siêu dành cho các bạn phân ban Tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, và dành cho các nhà toán học, nhà vật lý học, nhà hoá học tương lai... Chứ cái gì cũng phải học, cũng phải biết, cuối cùng chẳng biết cái gì. Đời người ngắn ngủi lắm, con cháu chúng ta cứ phải è cổ cõng sách đến trường học cái cả cuộc đời không dùng thì cực kỳ lãng phí sức khỏe, công sức, thời gian.

Xã hội càng hiện đại càng phải phân ban, phân ngành, chuyên ngành, chuyên sâu... Không thể học dàn trải, học ôm đồm quá nhiều kiến thức. Nhồi nhét vào cái đầu trẻ thơ một khối lượng quá sức, mà phần lớn cuộc đời không dùng đến sẽ làm cho con người trở thành cái kho chứa đồ phế thải. Trang bị kiến thức phổ thông vừa phải, sau đó bước vào đời cần cái gì học tiếp là con đường ngắn nhất để thành công. Phụ huynh nào có con lười học toán, dốt học toán, sợ môn toán thì đừng vội quở mắng, đánh con mình.

Đọc thêm

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam Thời sự

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam

Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại TP HCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cộng đồng Phật giáo quốc tế. Thành công của Đại lễ là một minh chứng hùng hồn, khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của đất nước, con người Việt Nam.
Tự hào, thiêng liêng Lễ Thượng cờ A Pa Chải Xã hội

Tự hào, thiêng liêng Lễ Thượng cờ A Pa Chải

TTTĐ - Ngày 7/5/2025, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Đắk Lắk tăng cường kỷ cương quá trình sắp xếp đơn vị hành chính Xã hội

Đắk Lắk tăng cường kỷ cương quá trình sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Nhằm đảm bảo quá trình sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính các cấp được diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 4554/UBND-NVKS về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 39 độ C Môi trường

Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 39 độ C

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 8/5, ở phía Tây Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%.
Ngày 9/5, sẽ khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội Xã hội

Ngày 9/5, sẽ khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội

TTTĐ - Chiều 9/5 tới, tại Cơ sở 02 của Trung tâm Truyền thông, Dữ liệu và Công nghệ số thành phố Hà Nội (số 17 Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội), UBND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Lễ khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đổi mới công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả phối hợp thông tin giữa chính quyền thành phố với báo chí và công chúng.
Nhiều lãnh đạo cấp phòng, Công an tỉnh Bình Thuận nghỉ hưu trước tuổi Xã hội

Nhiều lãnh đạo cấp phòng, Công an tỉnh Bình Thuận nghỉ hưu trước tuổi

TTTĐ - Nhiều lãnh đạo cấp phòng, chỉ huy cấp đội và cán bộ thuộc Công an tỉnh Bình Thuận tình nguyện nghỉ hưu trước tuổi, tạo động lực cho đơn vị hoàn thành tốt công tác sắp xếp, bố trí cán bộ khi triển khai việc sáp nhập tỉnh.
Huế lập đường dây nóng xử lý tình trạng đốt rơm rạ Xã hội

Huế lập đường dây nóng xử lý tình trạng đốt rơm rạ

TTTĐ – TP Huế yêu cầu thiết lập đường dây nóng và đẩy mạnh ứng dụng Hue-S để tiếp nhận phản ánh của các cá nhân, tổ chức về tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng nhằm kịp thời có biện pháp xử lý.
Hà Nội chuẩn bị các phương án ứng phó với mùa mưa bão Môi trường

Hà Nội chuẩn bị các phương án ứng phó với mùa mưa bão

TTTĐ - Chuẩn bị bước vào mùa mưa bão, nhằm hạn chế thiệt hại cũng như sự ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, hiện tại các đơn vị chức năng của thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều giải pháp từ sớm như tăng cường cắt tỉa cây xanh, nạo vét hệ thống kênh, mương, sông hồ, đẩy mạnh dự báo, cảnh báo…
Nỗi lo nạn đuối nước ở trẻ em mỗi dịp hè Muôn mặt cuộc sống

Nỗi lo nạn đuối nước ở trẻ em mỗi dịp hè

TTTĐ - Mặc dù mới chớm hè nhưng tại nhiều địa phương trên cả nước liên tiếp xảy ra các vụ trẻ em bị tai nạn thương tích, đuối nước thương tâm, để lại những nỗi đau, mất mát cho gia đình và xã hội, nhất là vùng nông thôn, những nơi gần sông, suối, ao hồ. Mặc dù những hồi chuông cảnh báo đã gióng lên nhưng dường như tai nạn đuối nước vẫn luôn chực chờ.
Nước thải màu vàng xuất hiện cạnh nhà máy mạ kẽm Xã hội

Nước thải màu vàng xuất hiện cạnh nhà máy mạ kẽm

TTTĐ - Hàng trăm mét mương đất nằm cạnh nhà máy mạ kẽm nhúng nóng của Công ty TĐT bị nước thải có màu vàng "tấn công" bức tử khiến người dân lo lắng.
Xem thêm