Siết chặt an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội Xuân
![]() |
Bài liên quan
Bắt quả tang đối tượng nhập lậu hơn 700 con gia cầm không rõ nguồn gốc
Năm 2018, thanh tra Sở Y tế xử phạt 415 cơ sở vi phạm
Đảm bảo công tác y tế phục vụ Tết Dương lịch 2019
Tăng cường kiểm tra, giám sát
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 230/KH-UBND, triển khai công tác đảm bảo ATTP phục vụ Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và lễ hội Xuân năm 2019. Theo đó, từ ngày 25/12/2018 đến hết 25/3/2019, toàn thành phố sẽ đẩy mạnh truyền thông, phổ biến kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
Nói về nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân Thủ đô và công tác quản lý ATTP trong năm vừa qua, ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: “Năm 2018, Hà Nội đã triển khai đồng bộ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy. Bên cạnh đó, công tác thanh, kiểm tra, giám sát các cơ sở thực phẩm được tăng cường, xử lý các cơ sở vi phạm với nhiều hình thức. Theo đó, thành phố đã kiểm tra 120.072 lượt cơ sở, phạt tiền 8.238 cơ sở với số tiền phạt trên 28 tỷ đồng. Các lỗi vi phạm tập trung vào các vấn đề như: Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP hoặc có nhưng hết hiệu lực, điều kiện vệ sinh cơ sở, bảo quản thực phẩm chưa bảo đảm... Tuy nhiên, hiện nay số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố ngày càng gia tăng, với khoảng 66.000 cơ sở thực phẩm, 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 23 cơ sở giết mổ bán công nghiệp và 955 điểm giết mổ nhỏ lẻ, 454 chợ, 124 siêu thị... Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất thực phẩm mới chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, số còn lại nhập từ các tỉnh và nhập khẩu”.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, mặc dù đã triển khai quyết liệt nhưng năm 2018 trên địa bàn thành phố vấn đề ATTP vẫn còn diễn biến phức tạp. Cụ thể, thành phố đã ghi nhận ba vụ ngộ độc thực phẩm tập thể với 256 người mắc, đã điều tra xử lý kịp thời, không có người tử vong. Trong đó điển hình xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại trường mầm non xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh với 209 người mắc. Vụ việc này đã được điều tra làm rõ, nguyên nhân do vi khuẩn Salmonella. Sở Y tế cũng điều tra xử lý sáu trường hợp ngộ độc methanol ở người nghiện rượu, trong đó có bốn người tử vong. Nguyên nhân do các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, theo mùa vụ, điều kiện vệ sinh không bảo đảm.
Trước thực trạng vi phạm vệ sinh ATTP vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các địa phương cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra liên ngành. Cụ thể, đối với công tác quản lý về ATTP, trong quá trình thanh tra, kiểm tra các đoàn của tuyến trên sẽ làm việc với Ban chỉ đạo công tác ATTP của tuyến dưới để nắm bắt tình hình trong dịp Tết Kỷ Hợi và mùa lễ hội Xuân năm 2019 tại các địa phương.
![]() |
Các loại bánh, mứt kẹo được bán tại chợ Đồng Xuân không được che đậy cẩn thận tiềm ẩn nguy cơ mất an toan thực phẩm |
Các đoàn thanh tra, kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm ATTP, không rõ nguồn gốc, không đúng quy định về nhãn mác hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường. Ngoài ra, các lực lượng chức năng cũng phải thường xuyên giám sát, không để các sản phẩm quảng cáo sai quy định tiếp tục lưu hành và không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn tồn tại. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm, các đoàn của tuyến trên có thể chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ quan chức năng của địa phương các cấp, nơi có cơ sở được thanh tra, kiểm tra hoặc thanh tra các Sở Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương để tiếp tục xử lý theo quy định.
Kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm
Theo kế hoạch của Sở Y tế, từ nay đến Tết Nguyên đán, thành phố sẽ tổ chức ba đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP nhằm kiểm tra công tác triển khai kế hoạch của các quận, huyện, xã, phường, thị trấn và Sở, ngành; kiểm tra thực tế tại một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn được phân công.
Cùng với đó, cấp huyện cũng thành lập các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành ATTP để kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác đảm bảo ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và lễ hội 2019 tại các xã, phường, thị trấn; kiểm tra lễ hội, các cơ sở, dịch vụ, cơ sở sản xuất hộ gia đình, đại lý kinh doanh thực phẩm... đã được phân cấp trên địa bàn quận, huyện, thị xã quản lý; phúc tra, giám sát các cơ sở do xã, phường, thị trấn kiểm tra.
Ngoài ra, tại cấp xã, phường, thị trấn cũng phải tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành ATTP kiểm tra tại các lễ hội, cơ sở phục vụ, dịch vụ, cơ sở bán lẻ... chợ và thức ăn đường phố trên địa bàn theo phân cấp.
Đối với phạm vi cả nước, PGS. TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết: “Trước thực tế số vụ vi phạm về ATTP ngày càng tăng và tinh vi hơn trong thời gian gần đây, Cục đã tham mưu cho Bộ Y tế trình Chính phủ ban hành Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP thay thế cho Nghị định 178 trước đây có hiệu lực từ ngày 20/10/2018. Theo đó, Nghị định này tăng mức phạt tiền ở các hành vi, mức phạt tiền tối đa lên đến 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm; quy định nhiều hành vi bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP...
Đặc biệt, Cục ATTP nhấn mạnh, sẽ công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân vi phạm về ATTP và thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Việc công bố rộng rãi các cơ sở, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chăn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái với quy định của pháp luật; đồng thời để người tiêu dùng biết, lựa chọn mua tại các cơ sở an toàn, có kiểm định, không sử dụng các sản phẩm vi phạm.
Ngoài ra, Cục ATTP đề nghị các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Đặc biệt, các ban, ngành cần tuyên truyền sâu rộng cho người dân hiểu và chỉ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định. Đặc biệt, tuyên truyền cho người dân không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh; không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Du khách phấn khích check-in với quầy buffet thời bao cấp tại Ba Na Hills

GITEX mở rộng đến Việt Nam, khơi dậy tiềm năng nền kinh tế số quốc gia trị giá 200 tỷ USD

Quảng Ninh bứt tốc từ quý I, sẵn sàng kịch bản tăng trưởng 2025

Vinamilk hoà cùng niềm vui của ngày hội thống nhất non sông

Hải Dương có 75 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Lan tỏa tinh thần gắn kết trong đội ngũ công nhân, người lao động

SABECO trong dòng chảy đầy tự hào và vinh quang của Việt Nam

Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4

BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025
