Tag
QUÂN ĐỘI ANH HÙNG CỦA MỘT DÂN TỘC ANH HÙNG

Sáng mãi tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh"

Người Hà Nội 27/11/2024 10:47
aa
20 giờ ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến toàn quốc được phát ra, quân và dân Hà Nội nổ súng mở đầu những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. 60 ngày đêm khói lửa với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã trở thành bản hùng ca bất tử trên con đường giành độc lập, tự do cho đất nước.
Tiếp nối truyền thống “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” Tiếp nối truyền thống “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”

TTTĐ - Trải qua 75 năm (19/10/1946 - 19/10/2021) xây dựng chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ chiến sĩ lực lượng vũ trang ...

Sáng mãi tinh thần Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cùng đại diện lãnh đạo Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà vệ út Đặng Văn Tích dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Với ông Nguyễn Tiến Hà, Trưởng ban Liên lạc Các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày tại Nhà lao Hỏa Lò (1930 - 1954), dù đã gần 80 năm qua, nhưng ký ức về những ngày mùa đông năm 1946 vẫn vẹn nguyên như ngày nào.

Những khoảnh khắc hào hùng

Tham gia cách mạng năm 1944, là thanh niên đội tự vệ Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu cho nên ngay khi toàn quốc kháng chiến, ông Hà xung phong vào quân đội. Đến bây giờ, ông Hà vẫn nhớ rõ những khoảnh khắc hào hùng của trận chiến đấu đầu tiên khoác áo người lính là trận chiến quyết tử "Ô Cầu Dền" Bạch Mai, thuộc Liên khu 2 (nay thuộc quận Hai Bà Trưng).

"Tôi là người lính trực tiếp tham gia bảo vệ chiến lũy "Ô Cầu Dền". Do vũ khí hạn chế cho nên quân ta đắp những ụ đất, kê các cục gỗ, bàn gỗ, sắp xếp thành chiến lũy để cầm chân địch, đồng thời giúp người dân có thể an toàn sơ tán. Đội tự vệ Bạch Mai trực tiếp thay phiên nhau lên đắp chốt và được các đơn vị hội phụ nữ cứu quốc tiếp tế thức ăn", ông Hà kể.

Địch muốn bắn phá chiến lũy để thực hiện kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh", chúng điên cuồng nổ bom, bắn phá ác liệt. Trước khí thế cách mạng, quân ta kiên cường vùng lên, không có đại bác, quân ta dùng bom ba càng lao vào diệt xe tăng địch. Ôm bom ba càng lao vào diệt xe tăng địch là cách đánh cảm tử, phải hy sinh thân mình, nhưng các chiến sĩ không hề nao núng, thay nhau làm nhiệm vụ đó. Sự quả cảm ấy đã làm quân địch khiếp sợ.

Bằng tinh thần quật cường, chiến sĩ Hà Nội với biểu tượng chiến lũy "Ô Cầu Dền" đã kiên cường chiến đấu kìm chân địch suốt 21 ngày (từ ngày 25/12/1946 đến 15/1/1947), làm thất bại âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp và góp phần vào thắng lợi chung trong 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô Hà Nội.

Ông Lê Đức Vân (một trong 5 người thành lập Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu) cũng rưng rưng khi được nhắc nhớ về những ngày cùng với thanh niên nam, nữ, lực lượng vệ quốc đoàn, công an xung phong, tự vệ chiến đấu của Hà Nội đứng lên đánh Pháp.

Lúc đó, ông Vân được điều về Hà Nội hoạt động tại Ủy ban Kháng chiến Liên khu 2 (nay là quận Hai Bà Trưng). Thời điểm đó, người dân Hà Nội đã được vận động tản cư, chỉ còn lại thanh niên và những người tình nguyện ở lại, cùng lực lượng công an xung phong, bộ đội giải phóng, các em thiếu sinh quân. Ông Vân phụ trách tiểu đội các thiếu sinh quân làm công tác liên lạc.

"Tôi được phân công phụ trách thông tin liên lạc, chuyển mật mã các mệnh lệnh của Ban Chỉ huy gửi các đơn vị chiến đấu. Ngày đó, các phương tiện để liên lạc rất ít, chỉ những đơn vị bộ đội đặc biệt mới được trang bị điện thoại quay tay. Công việc chuyển mật mã thông qua việc sử dụng luân phiên một số quyển sách, rồi quy định với nhau về ký tự theo số trang, số dòng trên quyển sách, cứ thế để đánh dấu hết 24 chữ cái", ông Vân nhớ lại.

Ai cũng vinh dự khi được giao nhiệm vụ dù biết gian khổ, hy sinh luôn cận kề. Hình ảnh những vệ quốc quân, thiếu sinh quân tuổi còn rất trẻ, gan dạ, nhanh nhẹn luồn lách qua các ngõ phố, từ nhà này sang nhà khác, vừa làm nhiệm vụ giao liên, vừa tiếp tế lương thực, quân nhu cho bộ đội, vừa làm nhiệm vụ cứu thương và trực tiếp tham gia chiến đấu, khiến ông Vân không thể nào quên.

Nhất định chiến thắng trở về

"Trẻ" hơn một chút, nhưng cũng gan dạ, anh dũng không kém là những "vệ út" tuổi thiếu niên. "Chúng tôi là những người được gọi là vệ út - những đứa em út của các anh vệ quốc đoàn", ông Đặng Văn Tích, một vệ út năm xưa cho biết.

Ông Tích nhớ lại, trước ngày 19/12/1946, quân ta đã bí mật đục tường làm đường liên thông từ nhà này sang nhà khác và những vệ út là những người thuộc các lối đi lại này. Khi kháng chiến bắt đầu, đồ đạc, cây cối, cột điện, toa tàu được ném hết ra đường để chặn quân Pháp. Vệ quốc đoàn và dân quân tự vệ không thể tự do đi lại trên phố.

Lúc ấy, các vệ út là những liên lạc viên chạy như con thoi trước làn đạn của giặc để báo tin. Vệ út cũng là người truyền mệnh lệnh giữa chỉ huy đến các đơn vị chiến đấu và dẫn quân tiếp viện đến nếu cần. Nhiều vệ út đã anh dũng hy sinh.

Trận chiến đấu khiến ông Đặng Văn Tích day dứt nhất là tại Trường Ke (khu vực Trường tiểu học Trần Nhật Duật hiện nay), khi quân địch đánh chiếm tầng dưới, lực lượng của ta rút lên tầng hai. Tình hình cam go buộc cậu bé liên lạc Trần Ngọc Lai trèo ống máng nước xuống về địa điểm đóng quân xin tiếp viện. Nhưng khi trèo trở lên thì địch phát hiện, bắn chết. Lực lượng của ta đã lao xuống trả thù cho liên lạc Trần Ngọc Lai, buộc quân địch phải rút quân.

Ngày ấy, cậu bé Phùng Đệ mới 13 tuổi, khi tiếng súng đã ngớt, cậu trốn người lớn đi xem phố phường tan hoang ra sao và thấy tự vệ ta đang phá đường, đào chiến hào, đắp ụ chiến đấu ở khu phố Tạ Hiện, đoạn ra Cầu Gỗ. Thấy vậy, Phùng Đệ hăng hái vào làm cùng các anh và đó là cơ duyên để cậu được nhận vào Đại đội 15, Tiểu đoàn 103, khu Đông Kinh Nghĩa Thục.

Vệ út Phùng Đệ bồi hồi kể: "Công việc chính của tôi lúc đó là làm trinh sát. Trong điều kiện khu Đông Kinh Nghĩa Thục cũng như các khu khác không có điện, không nước, không chợ búa mà còn bị bao vây, cô lập, trong khi phải chiến đấu với địch nhằm giam chân chúng. Vượt qua mọi khó khăn, tôi thường trinh sát, nghe ngóng tình hình nơi địch đóng quân, sau đó về báo cáo với bộ đội và dẫn các anh đi tấn công, quấy rối địch".

Trước yêu cầu thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang, Đảng ủy Liên khu 1 quyết định hợp nhất các lực lượng vũ trang trong Liên khu thành lập một Trung đoàn chính quy mang tên "Trung đoàn Liên khu 1", với quân số khoảng 2.500 người (từ ngày 12/1/1947, Trung đoàn được mang tên Trung đoàn Thủ đô).

Sau 60 ngày đêm chiến đấu ác liệt để giữ chân quân Pháp, Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút lên Việt Bắc để bảo toàn lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Trước khi đi, nhiều chiến sĩ không cầm được nước mắt, viết lên bức tường dòng chữ "Hà Nội ơi, chúng tôi sẽ hẹn ngày chiến thắng trở về", "Tạm biệt nhé Hà Nội, chúng tôi nhất định sẽ chiến thắng trở về" và 8 năm sau, họ trở về giải phóng Thủ đô, viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Quốc Toản

https://nhandan.vn/sang-mai-tinh-than-quyet-tu-de-to-quoc-quyet-sinh-post847157.html

Đọc thêm

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt Người Hà Nội

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt

TTTĐ - Trưa 29/6, lãnh đạo xã Mê Linh (mới) và công chức, người lao động vẫn tất bật với nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở vật chất để chào mừng thành lập xã mới.
Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội Người Hà Nội

Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội

TTTĐ - Để làm nên một Hà Nội ngàn năm văn hiến, văn minh, hiện đại, yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Trong đó, gia đình chính là nền tảng, là căn cốt vững chắc để lớp lớp người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nêu cao phẩm chất riêng có của mình trong suốt thiên niên kỉ qua. Đó là hành trang quý giá và vô cùng tự hào để chúng ta gìn giữ, trao truyền qua các thế hệ tiếp nối.
Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc Người Hà Nội

Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc

TTTĐ - Sáng 26/6, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam. 80 gia đình văn hóa tiêu biểu được vinh danh đã góp phần làm rạng danh truyền thống ấy, trở thành tấm gương sáng cho cộng đồng noi theo.
Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng Người Hà Nội

Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng

TTTĐ - Hà Nội đang vào những ngày nóng nhất của mùa hè. Cái oi bức, hầm hập của ánh mặt trời chói chang và sự đông đúc, ngột ngạt của đô thị dễ khiến người ta nổi quạu hơn so với lúc khí trời mát mẻ, ôn hòa. Vì thế, cần lắm sự bình tĩnh, ứng xử có văn hóa để làm dịu mát đi những bất lợi của thời tiết, mang đến bầu không khí mát lành, xoa dịu đi mùa hè nóng bỏng.
Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội Người Hà Nội

Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội

TTTĐ - Trong công cuộc phát triển văn hóa, nâng cao nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, tạo nên một diện mạo Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, vai trò của nhà báo không hề nhỏ. Họ vừa là người phát hiện ra vấn đề, phản ánh vấn đề vừa là cầu nối để chính quyền và Nhân dân kịp thời điều chỉnh những điều chưa được, nhân lên những điều tốt đẹp. Chính vì thế, họ cũng chính là những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Thủ đô Hà Nội.
Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô Người Hà Nội

Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô

TTTĐ - Từ lòng Thủ đô Hà Nội - nơi những dòng sông lặng lẽ trôi qua nghìn năm văn hiến, từng mái ngói rêu phong, từng nhành hoa giữa phố đều mang dáng hình đất nước - những nhịp sóng thương nhớ vẫn âm thầm thổn thức hướng về biển Đông, nơi biển trời Tổ quốc mênh mông và sâu thẳm. Ở đó có Trường Sa - Hoàng Sa - hai tiếng thiêng liêng trong tâm khảm người Hà Nội. Từ trái tim của thành phố vì hòa bình, những nhịp đập yêu thương, tự hào và trách nhiệm vẫn ngày ngày vọng về khơi xa - nơi những người lính đảo đang lặng lẽ viết nên khúc tráng ca bảo vệ chủ quyền bất tử của non sông.
Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp Người Hà Nội

Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp

TTTĐ - Đã thành truyền thống, bên cạnh những bài báo, những tác phẩm thể hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, mỗi nhà báo tại Tuổi trẻ Thủ đô còn mang trong mình trái tim nhân ái, chia sẻ với cộng đồng.
Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Không cần những tuyên ngôn phô trương, Hà Nội chinh phục lòng người bằng nhịp sống an yên, lòng hiếu khách và chiều sâu văn hóa. Nơi đây, những nguyên thủ quốc gia đến không chỉ để dự hội nghị, mà thong dong đạp xe, dạo hồ, nhâm nhi ly cà phê phố cổ… giữa một Hà Nội rất đỗi thân quen, đáng yêu và đầy sức sống.
Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn Người Hà Nội

Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn

TTTĐ - Giá trị của hòa bình hôm nay được đánh đổi bằng máu xương của lớp lớp tiền nhân. Đến kính cẩn nghiêng mình trước hương linh các Anh hùng liệt sĩ, cúi đầu mặc niệm và suy ngẫm, chúng ta càng cảm nhận rõ ràng, sâu sắc hơn giá trị của hòa bình và không có việc đền ơn đáp nghĩa nào có ý nghĩa bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu Người Hà Nội

Giao lưu gương sáng phụ nữ Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng TP Hà Nội tổ chức chương trình Giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt với chủ đề "Phụ nữ Thủ đô tự tin - hội nhập - kết nối thành công" năm 2025.
Xem thêm