Tag

Nỗ lực hồi sinh di sản công nghiệp Nhà máy Xe lửa Gia Lâm

Người Hà Nội 16/11/2023 14:54
aa
TTTĐ - Hàng loạt các hoạt động sáng tạo sẽ diễn ra tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 nhằm hồi sinh di sản này.
Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trở thành không gian sáng tạo đặc sắc Loạt hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội Người trẻ Thủ đô mong chờ Lễ hội Thiết kế sáng tạo

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 sẽ diễn ra từ ngày 17 - 26/11/2023 tại Hà Nội. Lễ hội có chủ đề “Dòng chảy” và được kỳ vọng mang đến trải nghiệm mới cho người dân và du khách.

Điểm nhấn chính của sự kiện năm nay đó là chuỗi hoạt động sáng tạo, đa dạng diễn ra tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm.

Vẽ giấc mơ hiện đại

Cụ thể, tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, ngày 17/11 sẽ có triển lãm “Kiến trúc, Nhà máy và vẽ (lại) giấc mơ hiện đại” do KTS Mai Hưng Trung, sáng lập Hà Nội Ad Hoc thực hiện. Triển lãm đan xen giữa khai phá tài liệu lịch sử về những di sản công nghiệp hoạt động trên mảnh đất Hà Nội và tinh thần sáng tạo để thiết kế không gian đổi mới, kiến tạo giá trị văn hóa.

Triển lãm chia làm 5 khu vực, theo đó sẽ trưng bày nghiên cứu và tiến trình lịch sử của 12 nhà máy trong địa bàn Hà Nội, đặc biệt là Nhà máy Xe lửa Gia Lâm; chiếu phim tư liệu tái hiện đời sống của những nữ công nhân làm việc trong các nhà máy quốc doanh, từ đó làm nổi bật mối quan hệ giữa các thực thể kiến trúc và kí ức tập thể, con người; trưng bày các tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và những đối chiếu từ góc nhìn quốc tế.

Nỗ lực hồi sinh di sản công nghiệp Nhà máy Xe lửa Gia Lâm
Nhiều hoạt động trưng bày sẽ diễn ra tại không gian Nhà máy Xe lửa Gia Lâm

Bên cạnh đó, tại đây, người xem có thể tương tác trực tiếp với bản đồ của 170 nhà máy và khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, bao gồm thông tin cụ thể, vị trí của từng nhà máy. Ngoài ra, không gian còn trưng bày mô hình vật lý thực của Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và trình chiếu những hình ảnh sáng tạo, đề xuất hướng phát triển không gian và chức năng nhà máy; những đồ án ấn tượng đoạt giải trong cuộc thi thiết kế nhanh 72 giờ, gợi mở những khả thể về tương lai của các di sản công nghiệp tại Hà Nội.

Triển lãm đầu máy xe lửa hơi nước

Dịp này, Ban Tổ chức cũng tái hiện “Góc ký ức đầu máy xe lửa hơi nước Gia Lâm” tại Vườn Nhãn. Ở đây, công chúng sẽ được nhìn ngắm lại một trong những biểu tượng của ngành đường sắt - nhân chứng đã tham gia vào cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Nỗ lực hồi sinh di sản công nghiệp Nhà máy Xe lửa Gia Lâm

Trình diễn nghệ thuật “Đối thoại đôi bờ”

Lấy cảm hứng từ hai bờ sông Hồng và hình tượng "bên lở bên bồi" vốn đã quen thuộc trong ca dao, dân ca, "Đối thoại đôi bờ" là sự kiện trình diễn nghệ thuật theo concept "sing-chat-show", nơi các nghệ sĩ của các lĩnh vực âm nhạc khác nhau được biểu diễn, kết nối và thử thách lẫn nhau.

Khán giả sẽ có cơ hội thưởng thức các tác phẩm âm nhạc với guitar cổ điển, nhạc cụ dân tộc Việt Nam và âm nhạc EDM. Theo hành trình điểm chạm cảm xúc của khán giả, trình tự âm nhạc cổ điển - âm nhạc dân tộc - EDM sẽ tạo nên một dòng chảy cảm xúc đi từ nhẹ nhàng đến bùng nổ. Trong đó, phần âm nhạc dân gian của Việt Nam vẫn là tâm điểm. Bên cạnh đó, các khán giả tham gia cũng có có cơ hội được lắng nghe, đối thoại và giao lưu với nghệ sĩ, qua đó xóa nhòa dần khoảng cách giữa cổ và kim, giữa Đông và Tây.

Sự kiện nghệ thuật “Đối thoại đôi bờ" mở cửa tự do cho công chúng tham gia trong khoảng thời gian 14 - 16 giờ, ngày 25/11/2023 tại Xưởng Nóng, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm.

Trình diễn hành trình thời trang Hà Nội

Buổi trình diễn sẽ mô phỏng theo hành trình các chuyến tàu đưa du khách đi qua 6 trạm khác nhau. Ở mỗi trạm, các nhà thiết kế trẻ tới từ 6 trường đại học hàng đầu đào tạo ngành thiết kế thời trang sẽ mang đến những bộ sưu tập mang cá tính riêng biệt, thể hiện góc nhìn mới của thời trang đối với dòng chảy lịch sử, văn hóa và cuộc sống.

Show diễn lấy cảm hứng từ những chuyến tàu gắn liền với dòng thời gian của đất nước, là hiện thân của sự kết nối vùng miền và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Buổi trình diễn lấy bối cảnh tại chính Nhà máy Xe lửa Gia Lâm cùng những chuyến tàu chứng kiến những thăng trầm của cuộc sống người dân Hà Nội, một di sản lưu giữ những kí ức của Thủ đô tồn tại đến ngày hôm nay.

Các bộ sưu tập được thiết kế bởi các nhà thiết kế trẻ tới từ các trường: Đại học Kiến trúc, Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Đại học Hòa Bình, Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương và Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Sự kiện diễn ra vào 19h ngày 19/11/2023 tại cầu Lăn Chìm - địa điểm số 3 (khu vực ngoài trời Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2023).

Ngoài ra, hàng loạt sự kiện khác cũng đồng loạt diễn ra tại không gian Nhà máy Xe lửa Gia Lâm như trình diễn âm thanh "Ga Hà Nội", trình diễn nghệ thuật "Đường trường"...

Nỗ lực hồi sinh di sản công nghiệp Nhà máy Xe lửa Gia Lâm
Nhà máy Xe lửa Gia Lâm - biểu tượng về sản xuất công nghiệp của Hà Nội thời kỳ xây dựng XHCN

Theo PGS.TS Phạm Thúy Loan, đại diện Việt Nam trong Mạng lưới Di sản công nghiệp Châu Á (ANIH), Nhà máy Xe lửa Gia Lâm có đặc điểm đa dạng về vị trí, quy mô cũng như các giá trị về kiến trúc và lịch sử; có quỹ không gian còn nguyên vẹn giá trị, phù hợp để tái thiết. Những hoạt động trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 diễn ra tại đây giúp cho chúng ta lưu giữ ký ức đô thị của các di sản công nghiệp; tạo ra hạ tầng cho nền kinh tế sáng tạo; tăng thêm không gian công cộng, không gian văn hóa cho cư dân đô thị.

Đây cũng chính là minh chứng cho việc chính quyền Hà Nội và cộng đồng sáng tạo đang nỗ lực tái thiết các di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo, không gian công cộng.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm