Nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH có hiệu lực từ 15/4
![]() |
Các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH có hiệu lực từ 15/4
Bài liên quan
Không nên lựa chọn nhận BHXH một lần vì khó khăn do đại dịch Covid-19
Quyết liệt ngăn chặn tình trạng trục lợi chính sách BHXH
BHXH Hà Nội triển khai nhiều phương án hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong mùa dịch Covid-19
Cảnh báo tình trạng mạo danh cơ quan BHXH thu gom sổ bảo hiểm của người lao động
Chậm đóng BHXH bắt buộc có thể bị phạt 75 triệu đồng
Ngày 1/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2020/NĐ-CP, văn bản quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đối tượng áp dụng là người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức khác có hành vi vi phạm hành chính trong ba lĩnh vực nêu trên. Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị xử phạt theo hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Cụ thể, Điều 38, của Nghị định quy định về các hành vi vi phạm về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), theo đó, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao độ ng không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.
Mức phạt này cũng áp dụng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi như hằng năm không niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của người lao động do cơ quan BHXH cung cấp; không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BH thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng BH thất nghiệp theo quy định…
Người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH.
Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau: Chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN; đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng; đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải là trốn đóng.
Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
![]() |
Từ ngày 15/4, các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH sẽ chính thức có hiệu lực |
Người lao động kê khai không đúng sự thật sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng
Tại Điều 39 của Nghị định có quy định rõ: Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không thông báo với Trung tâm Dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp…
Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, BHTN để trục lợi chế độ BHXH, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH, BHTN làm giả, làm sai lệch nội dung.
Ngoài ra, tại Điều 40 của Nghị định quy định, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả chế độbảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan BHXH chuyển đến.
Người sử dụng lao động có hành vi chiếm dụng tiền hưởng BHXH bắt buộc của người lao động sẽ bị phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền hưởng BHXH bắt buộc của người lao động mà người sử dụng lao động đã chiếm dụng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động, khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng.
Cũng theo nghị định, phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi như: không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không trả sổ BHXH cho người lao động…
Với cơ sở giáo dục nghề nghiệp nếu có một trong các hành vi như tổ chức dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia BH thất nghiệp đăng ký đối với mỗi người lao động vi phạm, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng; thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề đối với mỗi trường hợp vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động khi được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động mà có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh các mức xử phạt, nghị định cũng quy định rõ các biện pháp khắc phục đối với các vi phạm
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bài 3: Những người lo "chuyện bao đồng" xóa "điểm đen" ô nhiễm

Mỹ tiếp tục tài trợ tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn

Biên phòng Quảng Ninh bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo mới

Giới trẻ kỳ vọng vào Trung tâm Công nghiệp Văn hóa bên sông Hồng

Hà Nội sắp xuất hiện khu mua sắm kết hợp trải nghiệm văn hóa

Tiềm năng và cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô phát triển

Trao 174 triệu đồng hỗ trợ con Thượng úy Trần Tuấn Sơn

Triển khai các giải pháp cụ thể, trách nhiệm rõ ràng trong giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí

Yên Bái: Công tác xóa nhà tạm, dột nát đạt 98,4%
