Giới trẻ kỳ vọng vào Trung tâm Công nghiệp Văn hóa bên sông Hồng
Công nghiệp văn hóa: Cơ hội vàng cho thanh niên lập thân, lập nghiệp |
Người trẻ “khát” những trung tâm công nghiệp văn hoá
Sông Hồng, dòng sông mẹ, tạo dựng và nuôi dưỡng kinh tế, xã hội cho những vùng đất hai bên bờ qua hàng nghìn năm. Dòng chảy đỏ nặng phù sa ấy không chỉ ôm ấp lịch sử văn hiến ngàn năm của Thăng Long - Hà Nội mà còn tiềm ẩn một nguồn năng lượng văn hóa sáng tạo vô cùng bất tận.
Dọc theo dòng sông là hàng trăm làng với trăm nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng, làng diều Bá Dương Thị, làng đào Nhật Tân hay những di tích nổi tiếng: Đình Chèm, đền Cô Bơ - Bến Bạc, chùa Bồ Đề… Dẫu vậy, theo nhiều bạn trẻ, những di sản văn hoá dọc con sông này vẫn đang “ngủ yên” trước sự phát triển của công nghệ, văn hoá Thủ đô hiện tại.
![]() |
Nguyễn Vương Vương Phương Thảo (22 tuổi, quê quán Quảng Bình) chụp ảnh cùng sản phẩm gốm tự tay làm tại Bảo tàng Gốm Bát Tràng |
“Năm trước, may mắn được trải nghiệm du lịch tại đệ nhất gốm sứ Bát Tràng - Hà Nội, tôi ấn tượng sâu sắc cách người dân nơi đây xem trọng và gìn giữ nghề làm gốm truyền thống. Đặc biệt, với không gian mở là bảo tàng gốm Bát Tràng cùng hoạt động trải nghiệm làm gốm là cách để vùng đất này luôn có sức hút với khách du lịch. Nhưng khi tôi tìm thêm những địa điểm du lịch trải nghiệm như thế ở Hà Nội lại rất khó vì nhiều nơi không có không gian và quy hoạch chung”, bạn Nguyễn Vương Phương Thảo (22 tuổi, quê quán Quảng Bình) tâm sự.
![]() |
Nhiều nhà may truyền thống tại làng thêu Đông Cứu đang sử dụng máy thêu hoa văn để giảm chi phí nhân công, giảm giá thành giúp sản phẩm nhưng vẫn giữ được nét truyền thống làng nghề |
Giữa những bộn bề của cuộc sống hiện đại, thế hệ trẻ Thủ đô đang ngày càng ý thức rõ rệt về vai trò của văn hóa trong sự phát triển toàn diện của một đô thị. Là người con sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề thêu lâu đời, anh Vũ Thi, con trai của nghệ nhân Nhân dân Vũ Văn Giỏi làng thêu Đông Cứu, cho biết, những lớp trẻ đều khao khát phát triển văn hoá quê hương bằng nhiều cách như mở lớp dạy trực tuyến, quảng bá sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.
“Đặc biệt, mình mong muốn làng nghề cùng kết hợp với du lịch văn hoá, có những nhà trưng bày sản phẩm và không gian trải nghiệm để các em nhỏ có nơi thăm quan, học nghề thêu”, anh Vũ Thi chia sẻ.
Phát triển “Thành phố sáng tạo” về văn hoá
Dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa, một động thái cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, đang khơi dậy những kỳ vọng về một diện mạo văn hóa - kinh tế sôi động, đặc biệt là với thế hệ trẻ - những người sẽ gánh vác và kiến tạo tương lai của Thủ đô.
Theo Nguyễn Cẩm My, sinh viên năm 2 chuyên ngành Biên tập xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, việc xây dựng trung tâm công nghiệp văn hoá ở Hà Nội sẽ tác động mạnh đến dòng chảy văn hoá, giúp di sản từ trạng thái “tĩnh” trở nên “động” nhờ ứng dụng công nghệ. Điều này không chỉ giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá mà còn mở rộng khả năng tiếp cận, biến văn hoá trở thành một ngành kinh tế quan trọng.
![]() |
Bạn trẻ Nguyễn Cẩm My nhận định Hà Nội là mảnh đất lưu giữ nhiều di sản văn hóa, trong tương lai có thể sẽ trở thành trung tâm giao thoa giữa di sản và đổi mới |
Đồng tình với Cẩm My, bạn trẻ Nguyễn Thị Ngọc Lan, sinh viên trường Đại học Xây dựng cho hay, việc tạo ra trung tâm công nghiệp văn hoá sẽ là cú hích lớn đưa những người trẻ làm trong lĩnh vực sáng tạo như Lan có thêm không gian để phát triển ý tưởng. Với những trung tâm sẽ có những kiến trúc hiện đại trên nền văn hoá Bắc Bộ xưa, tạo ra một “luồng gió” mới cho văn hoá Thủ đô”.
“Đồng thời, dự thảo có đề cập đến việc tạo môi trường cho những nghệ sĩ, nhà sáng tạo trẻ. Tuy nhiên, để thực sự thu hút và phát huy tối đa tiềm năng của giới trẻ, theo tôi nghị quyết có thể thêm một số ưu đãi đặc biệt cho các dự án khởi nghiệp văn hóa của thanh niên, các chương trình ươm tạo tài năng trẻ, hay những không gian làm việc chung mang tính sáng tạo cao với chi phí phù hợp. Trung tâm văn hoá có thể trở thành nơi “ươm mầm” cho những ý tưởng, nơi mà thế hệ trẻ có cơ hội đóng góp vào sự phát triển văn hóa của Thủ đô”, Nguyễn Thị Ngọc Lan bày tỏ.
Bên cạnh nhu cầu về không gian sáng tạo, giới trẻ Hà Nội còn nhìn nhận các trung tâm công nghiệp văn hóa như một "cầu nối" quan trọng giữa văn hóa và kinh tế, mang đến những cơ hội việc làm mới mẻ và hấp dẫn.
![]() |
Nguyễn Khắc An (bên trái) là người con sinh ra và lớn lên tại làng Bá Dương Nội, nơi nổi tiếng với nghề làm diều sáo truyền thống trăm năm tuổi |
Nguyễn Khắc An, 24 tuổi, một bạn trẻ ấp ủ dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch văn hoá, nhận định: “Sông Hồng có tiềm năng du lịch văn hóa rất lớn, nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Việc xây dựng các trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ tạo ra một hệ sinh thái các dịch vụ hỗ trợ du lịch đa dạng. Điều này chắc chắn sẽ thu hút du khách, tạo ra nhiều việc làm cho giới trẻ trong các lĩnh vực như hướng dẫn viên, tổ chức sự kiện, marketing du lịch…”
Tuy nhiên, để những kỳ vọng này trở thành hiện thực, việc quy hoạch, xây dựng và tổ chức hoạt động của các trung tâm cần được thực hiện một cách bài bản, khoa học, đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa truyền thống và hiện đại, để dòng sông Hồng thực sự trở thành "bến bờ" văn hóa phồn thịnh của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Tin liên quan
Đọc thêm

Hà Nội sắp xuất hiện khu mua sắm kết hợp trải nghiệm văn hóa

Trao 174 triệu đồng hỗ trợ con Thượng úy Trần Tuấn Sơn

Yên Bái: Công tác xóa nhà tạm, dột nát đạt 98,4%

Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ

3 phương án sắp xếp đơn vị hành chính của TP Đà Lạt

Lâm Đồng tập trung 5 định hướng chính để bước vào kỷ nguyên mới

Xử lý thiếu niên lan truyền thông tin sai lệch về vụ án mạng

Hải Dương: Hỗ trợ kinh phí cán bộ nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Bắc Bộ đêm rét, ngày nắng ấm
