Công nghiệp văn hóa: Cơ hội vàng cho thanh niên lập thân, lập nghiệp
Tiềm năng và cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô phát triển |
Trung tâm công nghiệp văn hóa: Bệ phóng mới cho sáng tạo trẻ
Theo bạn trẻ Hoàng Mai Anh (Quận Hà Đông, Hà Nội): Dự thảo Nghị quyết đưa ra định hướng thành lập Trung tâm Công nghiệp Văn hóa Hà Nội như một đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động tự chủ, với chức năng nghiên cứu, hỗ trợ, tổ chức các hoạt động kết nối, phát triển lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Theo nhiều bạn trẻ, trung tâm này được kỳ vọng sẽ trở thành "trạm trung chuyển" các ý tưởng sáng tạo, nơi ươm mầm, thúc đẩy các startup và mô hình kinh doanh sáng tạo của giới trẻ Hà thành.
Mai Anh cho biết: Thủ đô Hà Nội vốn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, với hàng nghìn di tích, làng nghề, không gian nghệ thuật đương đại, cùng cộng đồng nghệ sĩ, nhà sáng tạo đông đảo. Tuy nhiên, việc chuyển hóa giá trị văn hóa thành sản phẩm cụ thể, mang tính kinh tế cao vẫn còn hạn chế. Trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ là "nhạc trưởng" kết nối các nguồn lực: nghệ sĩ - doanh nghiệp - chính quyền - nhà đầu tư để tạo nên những sản phẩm sáng tạo có sức sống thị trường.
![]() |
Chương trình nghệ thuật Linh thiêng Đình Chèm do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức thu hút đông đảo khán giả |
Điều khiến Dự thảo Nghị quyết thu hút sự chú ý của giới trẻ chính là định hướng rõ ràng về vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ thanh niên phát triển dự án khởi nghiệp trong các ngành công nghiệp văn hóa, bao gồm: điện ảnh, âm nhạc, thiết kế, thời trang, truyền thông, nghệ thuật thị giác, game, quảng cáo, ẩm thực, và cả du lịch văn hóa.
Bạn trẻ yêu nhiếp ảnh có thể phát triển studio ứng dụng công nghệ AI để chỉnh sửa ảnh cổ truyền. Các bạn trẻ thiết kế thời trang có thể biến chất liệu lụa Vạn Phúc thành bộ sưu tập thời trang đường phố mang phong cách toàn cầu. Hay đơn giản hơn, một bạn đam mê game có thể phát triển trò chơi dựa trên truyền thuyết Thánh Gióng – vừa truyền cảm hứng dân tộc, vừa tạo sản phẩm hấp dẫn. Tất cả những điều đó không còn là viễn cảnh xa vời nếu Dự thảo Nghị quyết được thông qua và Trung tâm sớm đi vào hoạt động.
Từ “khán giả” đến “người kiến tạo” văn hóa
Bạn trẻ Lan Nguyễn (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: Điều quan trọng nhất mà dự thảo Nghị quyết hướng đến không chỉ là tạo cơ sở vật chất hay hỗ trợ tài chính, mà là thay đổi tư duy: thanh niên không còn là người tiêu thụ văn hóa, mà trở thành chủ thể sáng tạo văn hóa. Họ chính là “người kiến tạo tương lai văn hóa Việt Nam” – theo đúng tinh thần UNESCO định nghĩa về công nghiệp văn hóa.
Để làm được điều này, thanh niên cần mạnh dạn thử nghiệm, dám nghĩ, dám làm, học hỏi từ mô hình các nước như Hàn Quốc, Pháp, Anh – những quốc gia đã đưa văn hóa thành “cỗ máy kinh tế”. Một sản phẩm văn hóa độc đáo, kể một câu chuyện Việt Nam một cách mới mẻ, có thể tạo ra hàng nghìn việc làm, thu hút đầu tư và quảng bá hình ảnh đất nước.
![]() |
Đình Chèm bên bờ sông Hồng được nghệ sĩ trẻ kể chuyện bằng những tiết mục ca nhạc đặc sắc thu hút rất đông người xem |
Bạn Lan Nguyễn nhấn mạnh: Một số gợi mở cho giới trẻ từ làn sóng công nghiệp văn hóa có thể kể đến: Khởi nghiệp bằng văn hóa bản địa - Hãy nhìn lại quê hương, tìm cảm hứng từ các làng nghề, lễ hội, giai thoại dân gian, để tạo ra sản phẩm số hoặc dịch vụ sáng tạo.Kết hợp công nghệ và văn hóa: Dùng AI, VR, AR để kể chuyện lịch sử, phục dựng di sản, đưa bảo tàng lên môi trường số. Xây dựng thương hiệu cá nhân qua văn hóa: Nhà thiết kế, nghệ sĩ, Youtuber, Tiktoker có thể tạo nội dung mang dấu ấn văn hóa Việt thay vì chạy theo xu hướng thị trường toàn cầu một cách mờ nhạt. Học kỹ năng sáng tạo: Từ storytelling, dựng video, thiết kế sản phẩm, quản lý tài chính đến xây dựng chiến lược truyền thông – tất cả đều có thể học được qua các chương trình mà trung tâm sẽ triển khai.
![]() |
Văn hoá dân gian được giới trẻ chuyển tải một cách độc đáo, hấp dẫn |
Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Công nghiệp Văn hóa Hà Nội không chỉ là một văn bản hành chính mà là “bản đồ khởi hành” cho một hành trình mới – nơi văn hóa trở thành tài sản chiến lược. Thanh niên là những người dẫn dắt con tàu sáng tạo. Sự thành công của Trung tâm không chỉ nằm ở thiết kế tổ chức, mà ở chính sự dấn thân, niềm tin và nỗ lực của thế hệ trẻ hôm nay.
Tin liên quan
Đọc thêm

Phù điêu Kala Núi Bà: Bảo vật quốc gia đầu tiên của Phú Yên

Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Bước đột phá lan tỏa thương hiệu văn hóa của Thủ đô

Hội tụ, lan toả, tạo bứt phá cho công nghiệp văn hoá

Hà Nội có nhiều không gian tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hoá

Cơ hội cho giới trẻ và nền kinh tế sáng tạo

Phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII

Người dân đồng tình ủng hộ việc phát triển thương mại và văn hóa

Các đơn vị nghệ thuật Hà Nội biểu diễn phục vụ Nhân dân
