Tiềm năng và cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô phát triển
Tạo môi trường thuận lợi cho Thủ đô phát triển Học sinh quận Hoàn Kiếm lan tỏa nét đẹp văn hóa Thủ đô Cơ hội cho công nghiệp văn hóa Thủ đô “cất cánh” |
Theo dự thảo Nghị quyết, các lĩnh vực hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa được mở rộng từ thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn, thiết kế, đến các ngành công nghiệp sáng tạo mới như phần mềm và trò chơi giải trí, quảng cáo, thời trang. Điều này hứa hẹn không chỉ tạo ra các sản phẩm văn hóa đặc sắc mà còn thúc đẩy sự kết nối, hợp tác giữa các ngành công nghiệp văn hóa và các doanh nghiệp sáng tạo trong và ngoài nước.
![]() |
Một trong những nguyên tắc hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa là tạo môi trường để các nghệ sĩ, nhà sáng tạo thể hiện ý tưởng đổi mới, sáng tạo và phát triển sản phẩm văn hóa. Ảnh minh họa |
Một trong những điểm nhấn quan trọng trong dự thảo Nghị quyết là các chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là việc dành ưu tiên trong quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như hỗ trợ nguồn lực cho các dự án đầu tư mới vào ngành công nghiệp văn hóa.
Cụ thể, theo Khoản 2, Điều 17 của dự thảo Nghị quyết: Trung tâm công nghiệp văn hóa, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong trung tâm công nghiệp văn hóa được hưởng chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư mới vào các ngành công nghiệp văn hóa theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 43 Luật Thủ đô. Trường hợp thuê công trình tài sản công để thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa, nhà đầu tư được miễn tiền thuê trong 5 năm đầu thành lập, giảm 50% tiền thuê công trình trong 5 năm tiếp theo.
![]() |
Lĩnh vực hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa quy định trong dự thảo Nghị quyết được mở rộng thêm đa dạng các lĩnh vực. Ảnh minh họa |
Theo ý kiến của nhiều người dân, chính sách này rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Chị Ngô Phương Mai (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), một startup trẻ trong lĩnh vực thiết kế thời trang chia sẻ: “Tôi hoàn toàn ủng hộ với những chính sách từ dự thảo Nghị quyết. Việc chính quyền hỗ trợ quy hoạch đất đai và cơ sở hạ tầng là điều rất đáng hoan nghênh. Điều này không những giúp các dự án sáng tạo của tôi phát triển mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng sáng tạo mạnh mẽ hơn.”
Cũng theo chị Mai, chính sách miễn tiền thuê đất trong 5 năm đầu sẽ giúp nhiều doanh nghiệp trẻ trong các lĩnh vực về văn hóa giảm bớt gánh nặng tài chính trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. “Với những người khởi nghiệp như chúng tôi, chi phí thuê mặt bằng là một trong những vấn đề lớn nhất. Chính sách này sẽ giúp chúng tôi tập trung vào phát triển sản phẩm thiết kế về văn hóa mà không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề tài chính”, chị Mai cho biết thêm.
![]() |
Về chính sách hỗ trợ, dự thảo Nghị quyết quy định rõ việc ưu tiên xem xét chuyển đổi công năng của công trình tài sản công thành các không gian sáng tạo văn hóa mới để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa. Ảnh minh họa |
Thêm vào đó, Dự thảo Nghị quyết cũng nhấn mạnh đến việc hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo thông qua các chương trình tài trợ và vườn ươm doanh nghiệp, cũng như khuyến khích hợp tác công tư trong phát triển công nghiệp văn hóa. Đây là một chính sách quan trọng giúp các sáng kiến sáng tạo có cơ hội được hiện thực hóa và phát triển bền vững.
Anh Phạm Hồng Thái (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) làm việc trong lĩnh vực quảng cáo cho biết: “Tôi hy vọng sẽ có nhiều cơ hội hợp tác hơn với các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, các trường đại học để cùng phát triển các sáng kiến sáng tạo. Các chương trình hỗ trợ kết nối sẽ rất hữu ích trong việc phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt trong giai đoạn mà ngành công nghiệp này còn non trẻ tại Việt Nam.”
![]() |
Các sự kiện văn hóa như triển lãm nghệ thuật, hội chợ sách và lễ hội đang ngày càng thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa. Ảnh minh họa |
Nhiều người dân cũng bày tỏ sự đồng tình với những quy định và chính sách mà Dự thảo Nghị quyết đưa ra. Ngoài ra, người dân còn rất mong đợi về các hoạt động quảng bá văn hóa, như các hội chợ nghệ thuật, lễ hội âm nhạc, hội chợ sách… Đây là các sự kiện không chỉ mang lại giá trị văn hóa mà còn tạo cơ hội kết nối giữa các nghệ sĩ, doanh nghiệp và người dân Thủ đô.
Anh Phạm Trường Giang (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Việc dự thảo Nghị quyết đưa ra những chính sách ưu đãi giúp thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa là rất cần thiết. Tôi kỳ vọng rằng các hoạt động như hội chợ sách, triển lãm nghệ thuật sẽ trở thành những sự kiện thường xuyên tại Thủ đô. Những sự kiện này không chỉ mang lại giá trị văn hóa mà còn giúp người dân kết nối, giao lưu với nhau, tạo dựng cộng đồng văn hóa mạnh mẽ hơn.”
Những năm qua, Thủ đô Hà Nội đã chứng kiến sự bùng nổ của nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch và sáng tạo, góp phần nâng cao vị thế của thành phố trong mắt bạn bè quốc tế. Dự thảo Nghị quyết đã đề ra những chính sách ưu đãi nhằm tạo nền tảng pháp lý cho việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại đây.
5 chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa được đề ra trong dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô): 1. Thành phố ưu tiên lập quy hoạch và bố trí quỹ đất; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp văn hóa; huy động nguồn lực thực hiện các dự án phát triển công nghiệp văn hóa để giao hoặc cho trung tâm công nghiệp văn hóa thuê. Ưu tiên xem xét chuyển đổi công năng của công trình tài sản công thành các không gian sáng tạo văn hóa mới để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa. 2. Trung tâm công nghiệp văn hóa, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong trung tâm công nghiệp văn hóa được hưởng chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư mới vào các ngành công nghiệp văn hóa theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 43 Luật Thủ đô. Trường hợp thuê công trình tài sản công để thành lập trung tâm công nghiệp văn hoá, nhà đầu tư được miễn tiền thuê trong 05 năm đầu thành lập, giảm 50% tiền thuê công trình trong 05 năm tiếp theo. 3. Ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước các cấp của Thành phố để hỗ trợ lãi suất vay vốn để đầu tư xây dựng; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghiệp văn hóa; hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của Thành phố. 4. Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo thông qua các chương trình tài trợ và vườn ươm doanh nghiệp; liên kết giữa các ngành công nghiệp văn hóa với nhau, giữa các ngành công nghiệp văn hóa với doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, các hội, hiệp hội chuyên ngành trong nước và quốc tế tham gia các hoạt động phát triển công nghiệp văn hóa; hỗ trợ tổ chức các hội thảo, hội nghị, triển lãm, sự kiện quốc tế như lễ hội âm nhạc, hội chợ nghệ thuật, hội chợ sách,… nhằm quảng bá nghệ thuật và văn hóa. 5. Hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích người dân và doanh nghiệp thực hiện các cơ chế hợp tác công tư trong phát triển công nghiệp văn hóa; khuyến khích xây dựng, hình thành, phát triển các loại quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ, quỹ giải thưởng theo hình thức hợp tác công tư. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trao 174 triệu đồng hỗ trợ con Thượng úy Trần Tuấn Sơn

Yên Bái: Công tác xóa nhà tạm, dột nát đạt 98,4%

Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ

3 phương án sắp xếp đơn vị hành chính của TP Đà Lạt

Lâm Đồng tập trung 5 định hướng chính để bước vào kỷ nguyên mới

Xử lý thiếu niên lan truyền thông tin sai lệch về vụ án mạng

Hải Dương: Hỗ trợ kinh phí cán bộ nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Bắc Bộ đêm rét, ngày nắng ấm

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương
