Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm nhằm giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất
![]() |
Các đại biểu dự hội thảo
Bài liên quan
Thủ tướng chủ trì họp về sạt lở bờ biển 13 tỉnh miền Trung
Hỗ trợ khẩn cấp nhà ở cho người dân bị lũ quét, sạt lở đất
Nghệ An: QL48 sạt lở, giao thông ách tắc, hàng ngàn ngôi nhà chìm trong biển nước
Hai bà cháu bị vùi lấp do khối đất đá từ trên đồi cao sạt lở
Hiện nay, tại khu vực miền núi phía Bắc có hàng ngàn điểm bị nguy cơ cao xảy ra trượt lở đất, lũ quét, gây rủi ro lớn về người và tài sản nhất là khi mưa lũ sắp vào mùa cao điểm.
Theo thống kê giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015 đã xảy ra hơn 250 trận lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm chết và mất tích 779 người, 426 người bị thương; ước tính hàng nghìn tỷ đồng bị thiệt hại. Năm 2016, lũ quét, sạt lở đất ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc làm 60 người chết, nhiều công trình bị sạt lở, hư hỏng ước tính thiệt hại khoảng 9.032 tỷ đồng. Năm 2017, tại các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Nam lũ quét và sạt lở đất khiến 71 người chết, 4109 ngôi nhà bị đổ sập, cuốn trôi. Vào tháng 6/2018 tại Hà Giang, Lai Châu và một số tỉnh miền núi phía Bắc sạt lở đất và lũ quét khiến cho 33 người bị chết và mất tích, hơn 1 ngàn ha lúa bị thiệt hại, gần 200 ngôi nhà bị đổ, cuốn trôi.
Tại hội thảo, Tiến sĩ Trần Quang Hoài, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng, Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới về thiên tai.
![]() |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm |
Một trong các loại hình thiên tai gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của Việt Nam phải kể đến lũ quét, sạt lở đất. Thiệt hại về người chết và mất tích do lũ quét, sạt lở đất gây ra chiếm 10,1% tổng số thiệt hại về người và mất tích do thiên tai, chỉ đứng sau bão và lũ lụt.
Bên cạnh thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình ứng phó thiên tai phải lồng ghép áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất. Trong đó, việc áp dụng những công trình như đập Sabo: loại đập nhỏ ngăn đất đá trôi xuống hạ du mỗi khi xảy ra lũ ống, lũ quét mà Nhật Bản đang áp dụng có thể giải quyết những rủi ro do lũ quét, sạt lở đất gây ra ở Việt Nam. Việt Nam và Nhật Bản có 2 nền kinh tế khác nhau nhưng Nhật Bản cũng không chỉ đầu tư những công trình đắt tiền quy mô lớn mà song song đó Nhật bản đầu tư những công trình phù hợp, kể cả những công trình người dân có thể tham gia đầu tư. Đây là bài học kinh nghiệm tốt về việc đầu tư vừa tiết kiệm được nguồn lực đáp ứng được mục tiêu lâu dài và hiệu quả.
Nằm trong khu vực châu Á, Nhật Bản là quốc gia có lịch sử lâu đời về phòng chống thiên tai. Nhật Bản đầu tư nhiều nguồn lực cho phòng chống thiên tai trong các giai đoạn phòng ngừa, ứng phó và khắc phục, ước tính hàng năm khoảng 1,2% GDP (tương đương 60 tỷ USD) - mức trung bình giai đoạn 2010-2016.
Theo ông Yusuke Sakai, Viện Nghiên cứu tổng hợp chính sách công nghệ đất đai quốc gia, Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng và thiệt hại lớn từ thiên tai. Một trong những giải pháp phòng chống thiệt hại do sạt lở tại Nhật Bản là việc xây dựng các đập Sabo (đập Sabo kiểu đóng và đập Sabo kiểu nâng đập).
![]() |
Ảnh minh họa |
Đập Sabo kiểu đóng là loại đập dùng để chặn giữ trực tiếp đất đá và cây cối bị cuốn trôi trong lòng bùn đất hoặc dòng nước lũ, làm cho các khối đất đá ở đầu dòng, bùn đất bị mắc lại vào giữa phần kết cấu thép để chặn giữ, làm yếu đi sức chảy của dòng bùn đất.
Đập Sabo kiểu nâng đập giúp cho việc tạo dòng chảy xoáy ngược tại vùng thượng lưu đập bằng cách thu hẹp bề rộng cửa đập, đất đá được dòng xoáy ngược cuộn vào trong sẽ tạm thời được lưu giữ lại, giúp giảm thiểu lượng đất đá chảy trôi theo dòng chảy, dòng nước lũ.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Kiên, Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Phòng chống thiên tai cho rằng, ở Việt Nam đã có hơn 50 dự án, đề tài nghiên cứu tại Việt Nam về lũ quét, trượt lở đất. Các dự án, đề tài đã có những đóng góp nhất định trong công tác phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro do loại hình thiên tai gây ra.
Các cơ sở dữ liệu đã có nguồn tư liệu quý giá để phát triển các nghiên cứu khác, nhằm hiểu rõ hơn cơ chế hình thành, cách thức tác động, từ đó đề ra các biện pháp phòng tránh phù hợp, hiệu quả. Tuy vậy, trong bối cảnh diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, các kết quả nghiên cứu cần cụ thể hơn, đi vào thực tiễn nhiều hơn, giúp công tác dự báo, cảnh báo, điều hành, ứng phó đạt hiệu quả mong muốn vì một xã hội an toàn trước thiên tai.
Nhằm nâng cao công tác phòng chống, giảm tối thiểu thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra, thời gian tới cần triển khai thực hiện khẩn trương Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai và Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Bên cạnh đó, cần triển khai, áp dụng các giải pháp công trình và phi công trình trong phòng, chống giảm nhẹ rủi ro lũ quét, sạt lở đất, như thí điểm hệ thống quan trắc, cảnh báo lũ bàn đá; thí điểm công nghệ đập ngăn bùn đá trong điều kiện miền núi phía Bắc Việt Nam; xây dựng hệ thống bản đồ cảnh báo có độ chính xác cao; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế, thi công lắp đặt; hệ thống cảnh báo sớm lũ quét, lũ bùn đá, đập ngăn bùn đá; nghiên cứu xây dựng quy hoạch phòng tránh lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt đối với các khu vực có nguy cơ cao.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ IoT nhằm giảm thiểu chi phí thiết bị giám sát và nâng cấp hệ thống thông tin lưu vực sông; các công cụ giám sát và thiết bị truyền dữ liệu trong trường hợp thiên tai liên quan đến nước.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô

Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS

Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025

Công ty Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị phạt gần 1 tỷ đồng

Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt trong phòng, chống vi phạm IUU

Điện máy Xanh kết hợp cùng địa phương mang đến giải pháp nước sạch

Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng xanh, bền vững
