Tag

“Nhà máy thông minh và robot với trí tuệ nhân tạo 2018”

Chuyển đổi số 20/11/2018 08:43
aa
TTTĐ - Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Quốc tế thường niên Khu công nghệ cao lần thứ 5 năm 2018, Công ty TNHH Mitsubishi Electric Việt Nam vừa tổ chức buổi hội thảo “Nhà máy thông minh và robot với trí tuệ nhân tạo 2018”.

“Nhà máy thông minh và robot với trí tuệ nhân tạo 2018”

Ông Yoshitaka Kumagai, đại diện Bộ phận sản xuất robot, Quản lý Trung tâm kỹ thuật robot, Tập đoàn Mitsubishi Electric, trao đổi về robot AI với người tham dự

Bài liên quan

Ngành điện Thủ đô tiên phong áp dụng Trí tuệ nhân tạo trong Chăm sóc khách hàng

SenseTime Group - Startup trí tuệ nhân tạo đắt giá nhất thế giới

Bạn trẻ Việt tham gia phát hiện ung thư bằng trí tuệ nhân tạo

Facebook dùng trí tuệ nhân tạo ngăn nạn tự tử

Chương trình là dịp để giới thiệu và trình diễn giải pháp nhà máy thông minh, e-F@ctory, cùng giải pháp ứng dụng robot với trí tuệ nhân tạo (Robot – AI) của hãng. Trong buổi hội thảo, công ty cũng đã trao giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc trong cuộc thi “Chuyên viên lập trình điều khiển với PLC Mitsubishi Electric”.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có những tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt, thị hiếu của người tiêu dùng cũng đa dạng hơn đòi hỏi các nhà sản xuất phải có những quy trình sản xuất tự động, linh hoạt, đa dạng sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng và giảm chi phí, giá thành sản phẩm.

Ông Yoshitaka Kumagai, đại diện Bộ phận sản xuất robot, Quản lý Trung tâm kỹ thuật robot, Tập đoàn Mitsubishi Electric, trao đổi về robot AI với người tham dự
Ông Yoshitaka Kumagai, đại diện Bộ phận sản xuất robot, Quản lý Trung tâm kỹ thuật robot, Tập đoàn Mitsubishi Electric, trao đổi về robot AI với người tham dự

Nắm bắt xu thế đó, Công ty TNHH Mitsubishi Electric Việt Nam đã tiên phong trong công nghệ nhà máy thông minh e-F@ctory và giới thiệu đến thị trường nhiều mẫu thiết bị tự động hóa công nghiệp tiên tiến. Với công nghệ điều khiển các vật bằng mạng lưới (Internet of Things), e-F@ctory của Mitsubishi Electric đem đến giải pháp quản lý sản xuất hiện đại nhất.

Ông Yoshitaka Kumagai, đại diện Bộ phận sản xuất robot, Quản lý Trung tâm kỹ thuật robot, Tập đoàn Mitsubishi Electric cho biết: “Chúng tôi luôn đi trước thời đại và nỗ lực trong sáng tạo công nghệ. Việc tùy biến cao trong giải pháp nhà máy thông minh cho phép các công ty sản xuất đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường một cách linh hoạt với nhiều mặt hàng, sản phẩm”.

Các cá nhân thắng giải cuộc thi “Chuyên viên lập trình điều khiển với PLC Mitsubishi Electric”
Các cá nhân thắng giải cuộc thi “Chuyên viên lập trình điều khiển với PLC Mitsubishi Electric”

Ông cũng khẳng định, tuy các nhà máy thông minh có thể tự động sản xuất, nhưng không thể thiếu sự có mặt của con người: “e-F@ctory của Mitsubishi Electric là sự kết hợp hài hòa giữa con người, robot và hệ thống trí tuệ nhân tạo”.

Hệ thống robot với trí tuệ nhân tạo của Mitsubishi Electric hiện bao gồm các robot cảm biến lực và cảm biến hình ảnh. Robot trang bị cảm biến lực cho phép hiện thực hoá các quy trình sản xuất phức tạp, đồng thời liên tục thu thập lại kết quả để đo lường và cải tiến dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, robot còn trang bị cảm biến hình ảnh với camera quan sát giúp tiết kiệm thời gian lắp đặt robot vào dây chuyển sản xuất lớn, đem lại sự chính xác cao và giảm thời gian cấu hình đến 16 lần. Đặc biệt, khi robot kết nối với dữ liệu đám mây, robot cho phép sản xuất sản phẩm tuỳ biến theo nhu cầu cá nhân trong thời gian thực.

Với hệ thống mạng lưới internet tích hợp trong e-F@ctory cùng trung tâm máy tính có nhiệm vụ phân tích và phản hồi, các nhà sản xuất có thể điều khiển, kiểm soát nhà máy từ xa thông qua chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay. Quan trọng hơn hết, robot còn đảm bảo tính an toàn cho con người và cơ sở sản xuất. Cụ thể, robot có thể nhận biết sự xuất hiện của con người để tạm dừng hoạt động cho đến khi con người ra đến khu vực an toàn.

Các bạn trẻ tham gia cuộc thi lập trình điều khiển hệ thống tự động
Các bạn trẻ tham gia cuộc thi lập trình điều khiển hệ thống tự động

Tại sự kiện, Mitsubishi Electric Việt Nam cũng giới thiệu cánh tay robot mới với nhiều cải tiến trong công nghệ cảm biến và điều khiển. Cánh tay robot này có thể được áp dụng trong các công đoạn từ đơn giản cho đến phức tạp như: lắp ráp, kiểm tra sản phẩm, theo dõi sản phẩm trên băng chuyền … đáp ứng nhu cầu về nhân lực trong nhà máy. Bên cạnh đó, công ty còn giới thiệu về ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong nhà máy thông minh cho phép học hỏi nhằm tối ưu hoá hiệu năng của quy trình sản xuất, kết hợp robot giúp sản xuất tự động, giúp giảm thiểu tối đa lỗi trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Khái niệm e-F@ctory đã được Mitsubishi Electric giới thiệu từ năm 2003 và triển khai cộng tác với hơn 610 đối tác trên toàn thế giới cũng như áp dụng cho hơn 7.700 dây chuyền sản xuất. Phòng thí nghiệm và thực hành e-F@ctory cũng được Mitsubishi Electric Việt Nam đặt tại Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ Việt - Nhật, thuộc Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao TP HCM.

Công ty đã phối hợp với Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao TP HCM tổ chức cuộc thi “Chuyên viên lập trình điều khiển với PLC Mitsubishi Electric” dành cho các bạn sinh viên, kỹ thuật viên, những người đam mê lập trình điều khiển hệ thống tự động. Cuộc thi giúp nâng cao các kiến thức và kỹ năng lập trình điều khiển trên phần mềm; đồng thời giới thiệu, phổ biến kỹ năng lập trình điều khiển với PLC Mitsubishi đến với cộng đồng.

Chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 2011 với trụ sở đặt tại TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, Mitsubishi Electric Việt Nam tập trung vào lĩnh vực điều hòa không khí dự án, hệ thống thang máy, thang cuốn, hàng thiết bị gia dụng và tự động hóa công nghiệp. Công ty hướng đến các mục tiêu cải thiện đời sống của người dân Việt Nam, tạo ra môi trường “xanh” hơn thông qua các hoạt động kinh doanh và những đóng góp cho cộng đồng xã hội. Đặc biệt, thông qua các khái niệm về nhà máy thông minh và robot trí tuệ nhân tạo, Mitsubishi Electric sẽ tiếp tục hợp tác và phát triển ngành công nghiệp sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội bền vững tại Việt Nam.

Đọc thêm

Thanh niên Bình Dương "phổ cập kỹ năng số" cho cộng đồng Nhịp sống phương Nam

Thanh niên Bình Dương "phổ cập kỹ năng số" cho cộng đồng

TTTĐ - Nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua tại cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động của các đội, tổ, nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng (CĐSCĐ) năm 2025 do Tỉnh đoàn Bình Dương tổ chức.
Tích hợp 4 TTHC trong Đảng lên Cổng Dịch vụ công quốc gia Chuyển đổi số

Tích hợp 4 TTHC trong Đảng lên Cổng Dịch vụ công quốc gia

TTTĐ - Ngày 19/5, Văn phòng Thành ủy Hà Nội đã tích hợp thành công 4 thủ tục hành chính của Đảng lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Lắng nghe doanh nghiệp, người dân để phục vụ tốt hơn Chuyển đổi số

Lắng nghe doanh nghiệp, người dân để phục vụ tốt hơn

TTTĐ - Chiều 19/5, Trung tâm Phục vụ Hành chính công TP Hà Nội phối hợp với Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức buổi tọa đàm “Lắng nghe để phục vụ Nhân dân tốt hơn”.
Phải "nghĩ thật, làm thật, kết quả thật, Nhân dân thụ hưởng thật" Công nghệ số

Phải "nghĩ thật, làm thật, kết quả thật, Nhân dân thụ hưởng thật"

TTTĐ - Ngày 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo.
Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Tối 17/5, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức “Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ - đổi mới sáng tạo” năm 2025.
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là nền tảng để phát triển bền vững Công nghệ số

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là nền tảng để phát triển bền vững

TTTĐ - Sáng 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo.
Ứng dụng GenAI mang ý nghĩa lịch sử và giá trị công nghệ vượt trội mừng sinh nhật Bác Công nghệ số

Ứng dụng GenAI mang ý nghĩa lịch sử và giá trị công nghệ vượt trội mừng sinh nhật Bác

TTTĐ - HUB Network vừa công bố kết quả khóa học HUB GenAI Future Founders 2025. Khóa học, diễn ra từ tháng 3 - 5/2025 dưới sự chỉ đạo của Cung Thanh niên Hà Nội đã tạo nên dấu ấn với 26 dự án khởi nghiệp sáng tạo từ 50 học viên. Trong đó nổi bật là dự án “Hành trình đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ” của nhóm học viên Trần Quang Hưng, Nguyễn Tuấn Đạt và Hà Huy Hoàng - một ứng dụng GenAI mang ý nghĩa lịch sử và giá trị công nghệ vượt trội.
Hướng dẫn lấy số thứ tự dịch vụ công online qua ứng dụng iHanoi Chuyển đổi số

Hướng dẫn lấy số thứ tự dịch vụ công online qua ứng dụng iHanoi

TTTĐ - Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, giảm thời gian chờ đợi và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực hành chính công, từ ngày 19/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chính thức triển khai tính năng thực hiện lấy số thứ tự online trên ứng dụng iHanoi để làm thủ tục hành chính tại tất cả các chi nhánh thuộc Trung tâm.
Người dân không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” Công nghệ số

Người dân không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng”

TTTĐ - Chuyển đổi số đã trở thành công cụ đột phá thúc đẩy giải quyết thủ tục hành chính “phi địa giới”, tạo ra hệ sinh thái dịch vụ công thống nhất, thuận tiện và hiệu quả. Điều đó không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn là xu hướng tất yếu để nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ công.
Viết tiếp sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam Tin tức

Viết tiếp sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Sáng 16/5, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc mở rộng lần thứ 30 với chủ đề “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới” do Báo Hànộimới đăng cai tổ chức.
Xem thêm