Tag

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

Nhịp sống trẻ 09/05/2025 06:45
aa
TTTĐ - Trước làn sóng tự động hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các ngành nghề đều đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc, kéo theo nguy cơ cắt giảm nhân sự ở nhiều vị trí truyền thống. Để không bị bỏ lại phía sau, nhiều sinh viên đang phải đầu tư thời gian và tiền bạc để trang bị thêm các kỹ năng công nghệ, ngoại ngữ, quyết tâm "vượt sóng" để tìm kiếm cơ hội việc làm vững vàng trong bối cảnh thị trường lao động đầy thách thức.
AI trở thành “trợ thủ” đắc lực của sinh viên Điện Biên: Nhiều hoạt động trong “Ngày hội AI”

"Cuộc chiến" kỹ năng số

Trong bối cảnh làn sóng tự động hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), thị trường lao động đang trải qua những biến động chưa từng có. Nguy cơ cắt giảm nhân sự tại các vị trí truyền thống ngày càng hiện hữu, buộc người lao động, đặc biệt là sinh viên mới ra trường, phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Nhận thức rõ ràng về điều này, một bộ phận không nhỏ sinh viên thuộc các chuyên ngành có liên quan đang chủ động "gồng mình" đầu tư cả về thời gian và tài chính để trang bị thêm những kỹ năng then chốt của thời đại mới: công nghệ và ngoại ngữ.

Đây không chỉ là một sự thích ứng nhất thời mà còn là một sự chuẩn bị chiến lược cho tương lai nghề nghiệp đầy cạnh tranh. Việc thành thạo các công cụ và nền tảng công nghệ, hiểu biết về AI và khả năng sử dụng ngoại ngữ lưu loát đang dần trở thành những yêu cầu bắt buộc đối với lực lượng lao động trẻ. Sự đầu tư này thể hiện quyết tâm "vượt sóng", không để bản thân bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời mở ra những cơ hội việc làm mới trong bối cảnh thị trường lao động liên tục thay đổi và đòi hỏi những kỹ năng ngày càng cao.

Sinh viên phải nhanh chóng thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số sâu rộng
Sinh viên phải nhanh chóng thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số sâu rộng

Chia sẻ về nỗi lo lắng này, Nguyễn Thùy Linh, sinh viên đang theo học tại Học viện Tài chính, cho biết: "Khi lựa chọn vào ngành ngân hàng, em nhận thấy nhân sự khối ngành này không còn “hot” như trước bởi sự chiếm lĩnh của công nghệ. Chúng em phải gắng hết sức mình khắc phục bằng việc đăng ký học thêm tiếng Anh hoặc các bộ môn liên quan đến Tin học".

Linh cũng chia sẻ thêm, em đã bắt đầu làm quen với các công cụ AI như ChatGPT và Gemini để hỗ trợ việc học tập, tuy nhiên vẫn ý thức được việc giữ vững sự chủ động và không phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ. Định hướng cho tương lai, sinh viên này bày tỏ sự quyết tâm: "Sau này AI phát triển, chắc chắn trong vài năm nữa, em sẽ phải tìm hiểu và học thêm để trang bị kỹ năng công nghệ sau khi ra trường".

Cùng chung mối quan ngại, Nguyễn Mai Phương, sinh viên Học viện Ngân hàng, không giấu được sự lo ngại về nguy cơ bị đào thải của nhiều nhân viên trong ngành do sự tiến bộ của AI. Phương phân tích: "Khi sinh viên ra trường, họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc ở nhiều vị trí. Ví dụ, sự phát triển của thanh toán bằng thương mại điện tử khiến khách hàng không còn cần đến trụ sở giao dịch trực tiếp. Khách hàng có thể dễ dàng mở tài khoản trực tuyến, dẫn đến việc nhiều vị trí công việc truyền thống có thể biến mất trong tương lai".

Để mở rộng cơ hội nghề nghiệp, Mai Phương đã chủ động học thêm ngoại ngữ, nhắm đến các công ty nước ngoài hoặc khu công nghiệp, thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu làm việc tại các ngân hàng truyền thống. Hành động này cho thấy sự linh hoạt và chủ động thích ứng của sinh viên trước những biến động của thị trường lao động.

Đón đầu kỷ nguyên số bằng tri thức

Trước những thách thức mà sinh viên phải đối mặt trong kỷ nguyên số, TS. Nguyễn Thùy Anh, Trưởng Bộ môn Kinh tế Chính trị, khoa Kinh tế Chính trị, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã chỉ ra những rào cản: "Thách thức lớn nhất là thiếu kỹ năng số. Nhiều sinh viên còn hạn chế trong việc sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu và sử dụng công nghệ. Bên cạnh đó, với xu hướng làm việc từ xa, sinh viên không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn với ứng viên quốc tế".

Sinh viên làm chủ tương lai số với “bệ phóng” kiến thức vững chắc
Sinh viên làm chủ tương lai số với “bệ phóng” kiến thức vững chắc

Để vượt qua những thách thức này, TS. Thùy Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học các kỹ năng công nghệ như Python, phân tích dữ liệu và quản trị dự án số, đồng thời phát triển các kỹ năng mềm, đặc biệt là ngoại ngữ và kỹ năng quản trị cảm xúc (EQ). Việc tích cực tham gia thực tập và các dự án thực tế cũng được xem là yếu tố then chốt giúp sinh viên có kinh nghiệm thực tiễn và dễ dàng thích nghi hơn khi bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Để giúp sinh viên có thể phát triển sự nghiệp thành công trong tương lai đầy biến động, TS. Nguyễn Thùy Anh đã đưa ra những lời khuyên giá trị. Theo chuyên gia, việc "chọn lọc và đào sâu kiến thức" là vô cùng quan trọng. Thay vì học dàn trải, sinh viên nên tập trung vào một vài lĩnh vực cụ thể để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, việc "không ngừng học hỏi", đặc biệt là các kỹ năng số và ngoại ngữ, là yếu tố then chốt để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng ngày càng cao của thị trường lao động. TS. Thùy Anh nhấn mạnh: "Mỗi sinh viên cần hiểu rõ các vấn đề thời sự như biến đổi khí hậu, an ninh mạng và chiến tranh thương mại để đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp".

"Xây dựng mạng lưới" cũng được xem là một yếu tố quan trọng, việc kết nối với các chuyên gia, cựu sinh viên và tham gia các hội thảo chuyên ngành sẽ giúp sinh viên mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Trong bối cảnh AI đang thay đổi "cuộc chơi", sự chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng và xây dựng mạng lưới quan hệ sẽ là "chìa khóa" giúp sinh viên tự tin "vượt sóng" và gặt hái thành công trong tương lai.

Đọc thêm

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà được tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà được tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

TTTĐ - Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà vinh dự góp mặt trong số 444 đại biểu tham gia Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VIII năm 2025 được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 16 - 18/5.
Học và làm theo Bác để vượt qua khó khăn, thử thách Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Học và làm theo Bác để vượt qua khó khăn, thử thách

TTTĐ - Đại úy Vũ Nhật Hương, Trợ lý Phòng Hợp tác Quốc tế, Cục Gìn giữ hoà bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng) luôn nỗ lực học tập và rèn luyện theo lời Bác để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đại úy Vũ Nhật Hương là một trong 444 gương mặt tiêu biểu vừa dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2025.
Khi ước mơ được chắp cánh từ tinh thần hiếu học... Bản tin công tác Đội

Khi ước mơ được chắp cánh từ tinh thần hiếu học...

TTTĐ - Giữ vững thành tích học sinh xuất sắc suốt 6 năm liền, với bảng điểm ấn tượng và khả năng ngôn ngữ vượt trội, em Dương Đức Hải – học sinh Trường Trung học cơ sở Nam Từ Liêm – là một trong những đại biểu tiêu biểu tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X năm 2025.
Tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VIII Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VIII

TTTĐ - Ngày 17/5, tại Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc 2025.
Loạt hoạt động về nguồn của thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Loạt hoạt động về nguồn của thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

TTTĐ - Ngày 17/5, 444 đại biểu Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VIII năm 2025 đã tham gia nhiều hoạt động về nguồn ý nghĩa. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và hưởng ứng đại hội.
Trao huy hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác Nhịp sống trẻ

Trao huy hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

TTTĐ - Sáng 17/5, trong khuôn khổ Đại hội Thanh niên tiên tiến “Làm theo lời Bác” toàn quốc lần thứ VIII năm 2025, tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1), các đại biểu đã tổ chức báo công dâng Bác và trao nhận huy hiệu "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác".
Khởi nghiệp công nghệ: Cơ hội để người trẻ bứt phá Camera 360 trẻ

Khởi nghiệp công nghệ: Cơ hội để người trẻ bứt phá

TTTĐ - Việc mạnh dạn khởi nghiệp, đầu tư vào những công nghệ then chốt để có thể “đi tắt đón đầu” trong chuyển đổi số đã giúp không ít người trẻ thành công. Khởi nghiệp với công nghệ đã trở thành cơ hội cho người trẻ bứt phá.
Festival sáng tạo trẻ: Vật liệu chống cháy, máy bay cánh bằng... "trình làng" Tôi yêu Hà Nội

Festival sáng tạo trẻ: Vật liệu chống cháy, máy bay cánh bằng... "trình làng"

TTTĐ - 35 sản phẩm khoa học công nghệ của sinh viên Thủ đô được trưng bày tại Festival sáng tạo trẻ diễn ra chiều 16/5 đã mang đến những trải nghiệm thú vị cho người tham quan. Trong số đó, nhiều sản phẩm đã được các bạn trẻ ứng dụng vào thực tế phục vụ cộng đồng.
Chàng trai khiếm thị đi tìm ánh sáng từ bóng tối Camera 360 trẻ

Chàng trai khiếm thị đi tìm ánh sáng từ bóng tối

TTTĐ - Không đầu hàng trước nghịch cảnh, chàng trai khiếm thị Nguyễn Đức Thiện vẫn nỗ lực theo đuổi đam mê, dùng âm nhạc để lan tỏa nghị lực sống và những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Béo phì, tiểu đường... rình rập người trẻ mê đồ uống ngọt Camera 360 trẻ

Béo phì, tiểu đường... rình rập người trẻ mê đồ uống ngọt

TTTĐ - Việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường sẽ dẫn đến nguy cơ thừa cân béo phì, mắc đái tháo đường type 2, tim mạch và hàng loạt bệnh lý khác. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng chỉ ra rằng, uống nước ngọt thường xuyên có liên quan đến hành vi hung hăng hơn tại mỗi thời điểm và các triệu chứng trầm cảm ở lứa tuổi 11 và 13.
Xem thêm