Tag

Người Việt tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần

An toàn thực phẩm 05/04/2024 17:23
aa
TTTĐ - Ngày 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng HealthBridge Việt Nam đã tổ chức hội thảo truyền thông chính sách về vấn đề tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng.
Sử dụng quá nhiều đồ uống có đường làm tăng 73% nguy cơ mắc ung thư gan Sử dụng đồ uống có đường ở mức độ nào để bảo vệ sức khỏe? Kiểm soát đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm Ma túy mới “núp bóng” thực phẩm, đồ uống xâm nhập giới trẻ

Tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe

Thông tin tại hội thảo cho thấy, để hạn chế sử dụng đồ uống có đường, hơn 100 quốc gia hiện đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm này.

Hội hội thảo truyền thông chính sách về vấn đề tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe
Hội thảo truyền thông chính sách về vấn đề tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe

TS Angela Pratt, Trưởng đại điện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho hay đồ uống có đường là đồ uống có chứa đường tự do - chúng có thể là nước ngọt có ga hoặc không ga, nước ép rau quả hoặc dạng cô đặc hay dạng bột, nước có hương vị, nước tăng lực và thể thao, trà uống liền, cà phê uống liền và sữa có thêm đường.

Trưởng đại diện WHO dẫn chứng bằng chứng toàn cầu cho thấy tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và sâu răng. Chúng cũng góp phần khiến mọi người thừa cân và béo phì.

Tất cả những điều này là những vấn đề sức khỏe quan trọng, cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các tình trạng khác bao gồm ung thư.

Nó cũng gây ra gánh nặng cho cá nhân và xã hội do tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giảm năng suất lao động do bệnh tật, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa đồ uống có đường và bệnh tim, nhất là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

"Ở Việt Nam, trong 10 năm qua, người dân đã uống nhiều đồ uống có đường hơn. Trung bình, người dân Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, chúng ta đã thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh , đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.

Ở các thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì. Chúng ta cần có hành động quyết liệt để đảo ngược xu hướng tiêu cực này", TS Angela Pratt nói.

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), tại Việt Nam, tình trạng thừa cân, béo phì cũng tăng lên rất nhanh chóng ở trẻ em, tại các thành phố lớn Hà Nội, TP HCM tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ có thể lên tới 40%. Con số này ở người trưởng thành là 20%, có địa phương lên tới gần 30%.

Bổ sung thêm thông tin, ThS Nguyễn Thùy Duyên, Trường Đại học Y tế công cộng cho hay tại Việt Nam, số liệu cho thấy sự tăng nhanh chóng mặt về tỷ lệ thừa cân béo phì ở cả người lớn và trẻ em. Điểm đáng lưu ý là cũng trong thời gian này, sản lượng tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam cũng tăng theo cấp số nhân.

"Nếu đặt hai số liệu này cạnh nhau, chúng ta có thể nhận ra tần suất và mức độ tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam đã thay đổi như thế nào trong hai thập kỉ vừa qua. Chính vì vậy, việc xây dựng chính sách thuế đồ uống có đường đã được đề cập đến trong các chính sách, đường lối chung và cả của riêng ngành y tế", ThS Nguyễn Thùy Duyên nói.

Tăng thuế giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường?

Theo TS Angela Pratt, trên thế giới, một biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá của chúng bằng thuế. Tín hiệu giá, chi phí cao hơn rất có tác dụng để giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Hơn 100 quốc gia hiện đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm này.

Ngoài thuế, WHO cũng khuyến nghị đưa ra các biện pháp bao gồm: ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên.

TS Angela Pratt nhấn mạnh: Bằng chứng, kinh nghiệm hiện tại cho thấy nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%. Họ chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn như nước suối.

Các biện pháp như thế này có thể giúp làm chậm sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì, đặc biệt là ở trẻ em và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong các thế hệ tương lai.

undefined
PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) tham luận tại hội thảo

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, để hạn chế tiêu thụ đường, chúng ta cần có ý thức hạn chế cho thêm đường, sử dụng các sản phẩm ít đường hoặc không đường để đảm bảo cơ thể có sự cân đối lành mạnh giữa các dinh dưỡng.

Lượng đường tự do tiêu thụ một ngày không nên quá 25gr, đồng thời chúng ta nên có thói quen đọc nhãn sản phẩm để lượng đường ăn vào là bao nhiêu… Trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường...

Tham luận tại hội thảo, ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm, Chuyên gia của WHO nhấn mạnh thêm khuyến cáo của WHO về đường: Giảm tiêu thụ đường tự do trong suốt quá trình sống (khuyến nghị mạnh mẽ); ở cả người lớn và trẻ em, giảm lượng đường tự do ăn vào dưới 10% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày, tương đương với 12 thìa cà phê đường.

"Tốt nhất nên giảm thêm lượng đường tự do ăn vào xuống dưới 5% (6 thìa cà phê đường) tổng năng lượng ăn vào sẽ mang lại lợi ích bổ sung", BS Tuấn Lâm nêu rõ.

WHO khuyến cáo rằng việc tiêu thụ cái mà chúng ta gọi là "đường tự do" - có thể coi là bất kỳ loại đường nào được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống - nên được giới hạn ở mức dưới 10% tổng năng lượng, nhưng lý tưởng là dưới 5%. Vì vậy, đó là khoảng 25 gram mỗi ngày cho một người trưởng thành trung bình...

Phương Thu

Đọc thêm

Thu hồi thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé An toàn thực phẩm

Thu hồi thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị rà soát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé.
Báo chí và “cuộc chiến” vì bữa ăn an toàn An toàn thực phẩm

Báo chí và “cuộc chiến” vì bữa ăn an toàn

TTTĐ - Trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn, hàng giả, hàng nhái cam go, quyết liệt thời gian vừa qua, báo chí đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng với nhiệm vụ tuyên truyền. Việc đẩy mạnh thông tin về an toàn thực phẩm góp phần nâng cao nhận thức của người kinh doanh và tiêu dùng, đấu tranh với những hành vi sai trái ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Khuyến cáo người dân về siro ăn ngon của Tiktoker “Gia đình Hải Sen” An toàn thực phẩm

Khuyến cáo người dân về siro ăn ngon của Tiktoker “Gia đình Hải Sen”

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe siro ăn ngon Hải Bé.
Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường An toàn thực phẩm

Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vừa phát hiện và thu giữ hơn 11 tấn thực phẩm hết hạn sử dụng, được tuồn vào các nhà hàng và công ty chế biến suất ăn công nghiệp để tiêu thụ.
"Tuýt còi" thêm 12 loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ An toàn thực phẩm

"Tuýt còi" thêm 12 loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

TTTĐ - Ngày 6/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có liên tiếp các quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 3 công ty khác nhau.
Thanh Chương (Nghệ An): Phát hiện xe tải chở 1,3 tấn nội tạng lợn đã bốc mùi hôi thối An toàn thực phẩm

Thanh Chương (Nghệ An): Phát hiện xe tải chở 1,3 tấn nội tạng lợn đã bốc mùi hôi thối

TTTĐ - Ngày 5/6, Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa phối hợp Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An phát hiện xe tải chở số lượng lớn thực phẩm bẩn.
Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các điểm thi THPT An toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm tại các điểm thi THPT

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã chủ động các kế hoạch đảm bảo chất lượng nước và an toàn thực phẩm cho kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia.
Xử phạt 2 quán lòng xe điếu nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh An toàn thực phẩm

Xử phạt 2 quán lòng xe điếu nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Sau khi kiểm tra đột xuất 27 cơ sở kinh doanh lòng heo và phụ phẩm thịt trên địa bàn, Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã xử phạt gần 15 triệu đồng đối với 2 hộ kinh doanh do không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm.
Cách phân biệt thịt lợn tươi ngon, tránh mua phải thịt lợn bệnh Món ngon

Cách phân biệt thịt lợn tươi ngon, tránh mua phải thịt lợn bệnh

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt thịt lợn tươi ngon và thịt lợn bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh trên đàn gia súc còn diễn biến phức tạp và tình trạng thực phẩm bẩn vẫn len lỏi ngoài thị trường.
Tạm dừng lưu thông nguyên liệu một loại bột kem không sữa Dinh dưỡng

Tạm dừng lưu thông nguyên liệu một loại bột kem không sữa

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã yêu cầu tạm dừng lưu thông nguyên liệu thực phẩm bột kem không sữa (Almercrème R941 Non Creamer), do vi phạm nội dung bắt buộc về thành phần trên nhãn hàng hóa.
Xem thêm