Tag

Kiểm soát đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Sức khỏe 24/06/2018 23:13
aa
TTTĐ- Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới đã tổ chức Hội thảo công bố các khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới nhằm kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường. 

Kiểm soát đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Hiện nay ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì đang tăng nhanh chóng.Một trong những nguyên nhân chính do chế độ ăn uống thừa năng lượng. Việc chế độ ăn uống thừa năng lượng, đặc biệt là ở trẻ em có liên quan đến các đồ uống có đường. Khi uống nước ngọt, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn, và ăn được nhiều hơn nhất là các đồ nướng, rán.

Trong khi đó đồ uống có đường lại còn bổ sung thêm một lượng năng lượng nữa. Những năng lượng thừa này tích lũy dưới dạng mỡ gây thừa cân, béo phì. Người béo phì dễ mắc bệnh đái tháo đường và tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.

Trước tình hình đó, chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới phối hợp với Bộ Y tế đã đánh giá tình hình tiêu thụ đồ uống có đường và đưa ra các khuyến cáo cho Việt Nam để kiểm soát đồ uống có đường.

Báo cáo tại hội thảo cho biết, tỷ lệ thừa cân, béo phì tại Việt Nam đang gia tăng nhanh, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ 0,6% năm 2000 lên 5,3% năm 2015.


Kiểm soát đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Hội thảo công bố các khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới nhằm kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường


Số liệu thống kê năm 2010 cũng cho thấy tỷ lệ béo phì đối với trẻ em ở thành phố từ 5 đến 19 tuổi cũng khá cao (18,2%), đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh rất cao (34,5%). Theo điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, sau 10 năm (từ năm 2002 đến 2012, tỷ lệ bệnh đái tháo đường tăng lên 2 lần (từ 2,7% lên 5,4%). Việc chăm sóc, điều trị cho những người mắc bệnh đái tháo đường suốt đời sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn nhiều muối, nhiều sản phẩm có đường, chất béo bão hòa, ăn ít rau và trái cây, thiếu hoạt động thể lực là những yếu tố làm tăng các bệnh không lây nhiễm hiện nay. Trong đó, mức tiêu thụ đồ uống có đường đang ngày càng gia tăng nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Đồ uống có đường được sản xuất ở quy mô công nghiệp ngày càng gia tăng với nhiều sản phẩm đa dạng và được trẻ em ưa thích. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho thấy sử dụng đồ uống có đường sẽ dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm như: Béo phì, tăng huyết áp, tim mạch, loãng xương…

Để hạn chế ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tại hội thảo các chuyên gia y tế, các nhà khoa học trong nước và quốc tế cũng đã thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các khuyến cáo đối với việc kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường nhằm hạn chế thấp nhất các bệnh không lây nhiễm như: Giảm tiêu thụ lượng đường tự do trong suốt cuộc đời cả ở người lớn và trẻ em xuống dưới 10% tổng năng lượng ăn vào; truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng đồ uống có đường ở mức vừa phải; kiểm soát quảng cáo các sản phẩm có đường cho trẻ em và học sinh đặc biệt trong trường học; tăng thuế đối với các sản phẩm đồ uống có đường và hạn chế lạm dụng để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng…

Tin liên quan

Đọc thêm

Số bệnh nhân khám, cấp cứu tăng vọt Tin Y tế

Số bệnh nhân khám, cấp cứu tăng vọt

TTTĐ - Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, trong 24 giờ qua tính từ 7 giờ ngày 2/5 đến 7 giờ ngày 3/5/2025, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 186.251 lượt người bệnh.
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc Sức khỏe

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

TTTĐ - Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động quản lý chất lượng thuốc; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của Pháp luật về chất lượng thuốc cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc, Sở Y tế xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc năm 2025.
"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao? Tin Y tế

"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao?

TTTĐ - Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và Tổ chức HealthBridge tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả Tin Y tế

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
"Yêu" sai tư thế, người chồng nhập viện cấp cứu Tin Y tế

"Yêu" sai tư thế, người chồng nhập viện cấp cứu

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân nam (35 tuổi, Hà Nội) phải nhập viện do quan hệ vợ chồng sai tư thế khiến dương vật bị đau, sưng và bầm tím, không thể cương cứng.
Đảm bảo công tác y tế Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV Tin Y tế

Đảm bảo công tác y tế Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 70/ KH-KSBT đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh phục vụ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng chưa "hạ nhiệt" Tin Y tế

Số ca mắc sởi, tay chân miệng chưa "hạ nhiệt"

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 18/4 đến ngày 25/4), toàn thành phố ghi nhận 198 ca mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không có ca tử vong.
Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4 Tin Y tế

Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4

TTTĐ - Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh đã huy động 20 xe cấp cứu 2 bánh, 64 xe cứu thương của mạng lưới cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng ứng trực phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường phát sóng các clip kỹ năng thoát hiểm dịp nghỉ lễ Tin Y tế

Tăng cường phát sóng các clip kỹ năng thoát hiểm dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn hỏa tốc số 593/KCB-NV về việc tăng cường sản xuất và phát sóng về các kỹ năng thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp.
Xử lý nghiêm vụ người nhà tấn công bác sĩ tại Phú Thọ Tin Y tế

Xử lý nghiêm vụ người nhà tấn công bác sĩ tại Phú Thọ

TTTĐ - Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm