Tag

Sử dụng đồ uống có đường ở mức độ nào để bảo vệ sức khỏe?

Dinh dưỡng 18/12/2018 10:06
aa
TTTĐ- Sát dịp Tết dương và Tết Nguyên đán, mặt hàng đồ uống có đường luôn có sức tiêu thụ rất mạnh và được người dân sử dụng nhiều. Mới đây, WHO đã đưa ra khuyến nghị mới nhằm kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe con người.

Sử dụng đồ uống có đường ở mức độ nào để bảo vệ sức khỏe?

Ảnh minh hoạ

Bài liên quan

Tiếp cận những kiến thức y học mới nhất về chẩn đoán hình ảnh, nội soi tiêu hóa, phẫu thuật

Tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 73%

Tập đoàn TH công bố đề án dinh dưỡng người Việt trong 10 năm tới

Táo Aomori – Món quà quý từ thiên nhiên xứ Phù Tang đã có mặt tại Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Công thương đưa ra tại hội thảo, hiện nay, mỗi năm người Việt Nam tiêu thụ gần 5 tỷ lít nước ngọt, tỷ lệ tiêu thụ theo đầu người đã tăng gấp 7 lần trong 15 năm qua, loại đồ uống có đường được tiêu thụ phổ biến nhất là trà uống sẵn, nước ngọt có gas, đồ uống thể thao, nước tăng lực, cuối cùng là nước ép trái cây. Dự báo năm 2018, mức tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam sẽ đạt hơn 5 tỷ lít, đến năm 2025 sẽ lên 11 tỷ lít; Tiêu thụ và sản xuất đường tại nước ta cũng tăng đều hàng năm 30-40%.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đồ uống có đường mang thêm năng lượng ngoài khẩu phần ăn, đồng thời có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ngon miệng, ăn được nhiều đồ ăn hơn, đặc biệt là đồ chiên, nướng gây dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa, là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường và tim mạch.

Tuy nhiên, theo WHO, một chế độ ăn uống trung bình hàng ngày hiện nay có chứa 2.000 kcal, 10% tổng lượng kcal tương đương với 50 gr đường tự do hoặc 12,5 thìa cà phê đường. Trung bình một người Việt Nam hiện tiêu thụ khoảng 46,5 gr đường tự do mỗi ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa 50 gr và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ WHO khuyến cáo.

Qua điều tra về mức sống của hộ gia đình Việt Nam cho thấy gần 63% số hộ gia đình có tiêu dùng nước giải khát có đường. Kết quả điều tra toàn cầu về sức khỏe học sinh năm 2013 cũng cho thấy, tỷ lệ học sinh Việt Nam thường xuyên sử dụng đồ uống có gas trong 30 ngày của lứa 13-17 tuổi trung bình là 31,1%, trong đó trẻ em nam là 35,1%, trẻ em gái là 27,6%.

Số liệu điều tra toàn quốc yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPs) của Bộ Y tế năm 2015, cả nước có 15,6% số người dân bị thừa cân béo phì. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em là 5,3%. Tỷ lệ này đang gia tăng nhanh ở lứa tuổi học đường và tiền học đường, đặc biệt ở các đô thị lớn. Đồ uống có đường là loại thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh nhưng rất nghèo dinh dưỡng.

Để an toàn cho sức khoẻ, WHO khuyến cáo, lượng đường tự do (bao gồm các loại đường đôi, đường đơn được bổ sung vào thực phẩm và đồ uống hoặc đường tự nhiên có trong mật ong, sirô, nước ép trái cây, nước trái cây cô đặc...) trong chế độ ăn của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống 5% năng lượng trong một ngày (tương đương khoảng 25gr đường tự do hoặc khoảng 6 thìa cà phê) để có lợi cho sức khỏe.

TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, nếu trong một ngày, một trẻ nhỏ uống 1 lon nước ngọt thì đã hấp thụ lượng đường vượt quá ngưỡng khuyến cáo rất nhiều. Một lon nước ngọt khoảng 330 ml đã chứa khoảng 36 gr đường tự do. Nước ngọt rất được trẻ em và giới trẻ yêu thích, trong khi nước ngọt khiến cơ thể dư thừa năng lượng, dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa. Đây là nguy cơ gây các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, loãng xương, đái tháo đường ngày càng gia tăng ở người trẻ.

Cũng theo TS Trương Đình Bắc, để hạn chế ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của đồ uống có đường, WHO khuyến nghị, các quốc gia cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức của người dân để sử dụng đồ uống có đường ở mức vừa phải, đặc biệt tập trung cho đối tượng là trẻ em, vị thành niên, thanh niên để từ đó có kiến thức đúng và thực hành đúng trong việc tiêu thụ thực phẩm có đường.

Cùng với đó, các quốc gia cần có các quy định liên quan quảng cáo các sản phẩm này cho trẻ em, học sinh, đặc biệt trong trường học; khuyến khích các nhà sản xuất tham gia thực hiện dán nhãn thực phẩm giúp người dân dễ nhận biết các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ để lựa chọn sử dụng phù hợp; tăng thuế nhằm tăng thu ngân sách và hạn chế lạm dụng đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Phương Thu

Tin liên quan

Đọc thêm

Thói quen nặn mụn bằng tay gây nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong Tin Y tế

Thói quen nặn mụn bằng tay gây nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong

TTTĐ - Thời gian gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đã tiếp nhận một số ca bệnh rơi vào tình trạng nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn dẫn tới tử vong chỉ vì thói quen nặn mụn bằng tay.
Chàng trai nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym quá sức Tin Y tế

Chàng trai nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym quá sức

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Medlatec, vừa qua, các bác sĩ nơi đây đã tiếp nhận nam bệnh nhân N.T.A (25 tuổi, sống tại Hà Nội), nhập viện trong tình trạng đau tức ngực phải, khó thở sau khi tập gym.
Đẩy mạnh phát triển y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại Tin Y tế

Đẩy mạnh phát triển y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại

TTTĐ - Ngày 27/6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại đến năm 2030.
"Gỡ khó" về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược Tin Y tế

"Gỡ khó" về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược

TTTĐ - Ngày 27/6/2025, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị đối thoại về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương chủ trì hội nghị.
Bệnh viện Nam Thăng Long đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử Tin Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

TTTĐ - Ngày 27/6, Bệnh viện Nam Thăng Long tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR).
Thêm bệnh viện thứ 15 hoàn thành triển khai bệnh án điện tử Sức khỏe

Thêm bệnh viện thứ 15 hoàn thành triển khai bệnh án điện tử

TTTĐ - Ngày 26/6, Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR).
Traphaco CNC: Nền tảng xanh cho chiến lược phát triển bền vững Tin Y tế

Traphaco CNC: Nền tảng xanh cho chiến lược phát triển bền vững

TTTĐ - Trong bối cảnh thị trường đầy biến động, nơi mà chất lượng, minh bạch và sự bền vững trở thành tiêu chí sống còn, Công ty Cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Traphaco CNC) khẳng định vị thế tiên phong với chiến lược phát triển vùng dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO – "trái tim xanh" của chuỗi giá trị sản phẩm Đông dược hiện đại.
Nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư tại Việt Nam Tin Y tế

Nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư tại Việt Nam

TTTĐ - Hội Ung thư Việt Nam và một số bệnh viện đã ký kết biên bản ghi nhớ với Pfizer Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư.
Tiếp tục đảm bảo y tế kỳ thi tốt nghiệp THPT Sức khỏe

Tiếp tục đảm bảo y tế kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Tiếp tục đảm bảo công tác y tế, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố trước và sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, Sở Y tế đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng chức năng của Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, Trung tâm cấp cứu 115, các trung tâm y tế (TTYT) quận, huyện, thị xã; bệnh viện trong và ngoài công lập trực thuộc Sở Y tế để đảm bảo đáp ứng toàn diện về công tác y tế.
Vì sao chiều cao người Việt vẫn “lùn” hơn khu vực? Tin Y tế

Vì sao chiều cao người Việt vẫn “lùn” hơn khu vực?

TTTĐ - Chiều cao người Việt đã tăng sau một thập kỷ nhưng vẫn xếp ở nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Nguyên nhân không nằm ở gen di truyền mà đến từ lỗ hổng trong cách nuôi dưỡng trẻ từ nhỏ: Thiếu vi chất, lựa chọn sản phẩm cảm tính và sự buông lỏng trong việc kiểm soát chất lượng.
Xem thêm