Tag

Người trẻ "xoay sở" với kế hoạch giảm chi, tiết kiệm

Nhịp sống trẻ 13/07/2023 10:00
aa
TTTĐ - Nhiều người trẻ sống đang tìm mọi cách tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong giai đoạn bão giá. Tuy nhiên, việc làm theo một số phương pháp không mang lại hiệu quả hay do nhiều vấn đề khác trong cuộc sống khiến không ít trong số họ từ bỏ mục tiêu tiết kiệm, quay lại với lối sống trước đây hoặc thậm chí trở nên mệt mỏi, căng thẳng hơn...
Người trẻ và "cơn nghiện" từ mạng xã hội

Hiệu quả tỉ lệ nghịch với công sức

Sau 2 tháng liên tiếp “thắt lưng buộc bụng”, Trần Đức (26 tuổi, sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) phải “mở túi” trở lại. Kế hoạch tiết kiệm và thắt chặt chi tiêu khiến chàng trai trẻ luôn lo lắng mỗi khi xài tiền, các mối quan hệ xã hội thì đi xuống.

Từ khi bắt đầu kế hoạch tiết kiệm, chàng trai 26 tuổi luôn cảm thấy cuộc sống mệt mỏi hơn, hiệu quả lại tỷ lệ nghịch với công sức. Điều này đến từ việc anh đột ngột cắt hẳn một nửa chi phí sinh hoạt hàng tháng trong bối cảnh “bão giá”.

Với mức lương gần 20 triệu đồng mỗi tháng, Đức cho biết trước đây anh chi tiêu khá thoải mái, kể cả việc mua sắm, ăn uống không hề gò bó. Mỗi tháng, chàng trai gửi về gia đình 3 triệu đồng, số còn lại trang trải cho hóa đơn điện nước và nhu cầu cá nhân.

Vào thời điểm giá cả tăng cao, câu chuyện tiết kiệm được đặt lên bàn cân ở khắp nơi, Đức cũng nghe đồng nghiệp trong cơ quan thảo luận sôi nổi về các cách siết chặt túi tiền. Được mọi người mách mẹo, anh liền áp dụng theo với hy vọng có thể “tồn tại” qua “mùa bão”.

“Người thì giảm một vài sở thích, thú vui, người thì cắt luôn tụ tập, gặp mặt bên ngoài. Có người còn khuyên mình nấu đồ ăn sáng ở nhà vì rẻ hơn ngoài quán. Mình cũng thử mua đồ về tập nấu. Cuộc sống một mình ở thành phố lớn khiến mình không thể không cân nhắc những lời khuyên của đồng nghiệp”, Đức nói.

Người trẻ "xoay sở" với kế hoạch giảm chi, tiết kiệm
Người trẻ đang thực hiện kế hoạch tiết kiệm, giảm chi

Bắt tay vào thực hiện, mục tiêu của anh là mỗi tháng để dành được 50% thu nhập tùy ý, nghĩa là anh chỉ được phép chi trong mức 7 - 8 triệu đồng. Chàng trai trẻ bắt đầu từ chối những cuộc hẹn với bạn bè, bỏ hẳn các buổi nhậu nhẹt và thói quen mua sắm. Đây là những thứ anh cho là không cần thiết.

Mỗi khi đi chợ, Đức thường xuyên so sánh giá cả của nhiều mặt hàng để mua được thứ rẻ nhất. Những điều này hoàn toàn trái ngược so với lối sống trước đây của chàng trai 26 tuổi.

“8h vào làm thì 5h30 mình đã dậy để chuẩn bị đồ ăn sáng và bữa trưa mang đi. Đến hiện tại, mình vẫn chưa quen với nhịp sinh hoạt này. Ngoài phải dậy sớm hơn khiến cơ thể lừ đừ, thiếu ngủ cả ngày, mình thấy nấu ở nhà cũng không tiết kiệm hơn là bao. Trước đây mình tốn 2 triệu/tháng ăn ngoài thì giờ tiền đi chợ cũng chiếm xấp xỉ nhiêu đó nếu muốn bữa ăn chất lượng, đổi món liên tục”, anh chia sẻ.

Ngoài ra, việc từ bỏ những thú vui cũng khiến tinh thần của Đức đi xuống rõ rệt, không còn năng động như trước.

“Thời điểm đó, mình luôn lo lắng mình sẽ “vung tay” chi tiêu quá đà. Bạn bè rủ vài lần không được nên cũng dần dần tách mình ra khỏi những cuộc vui. Cắt giảm khoản chi cho các thực phẩm có lợi cho sức khỏe và bỏ tập thể dục còn khiến cơ thể mình tăng cân nhanh chóng, ì ạch hơn trước đây”, Đức bày tỏ.

Tinh thần đi xuống

Tương tự Trần Đức, Bích Liên (25 tuổi, sống tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng chung tâm trạng sau nhiều tháng “thắt lưng buộc bụng”. Trong đợt sale vừa qua, cô gái trẻ đã hủy đặt mua chiếc váy yêu thích vì có giá lên tới 1 triệu đồng. Khi xem lại giỏ hàng, cô ước mình có thể bỏ thêm vài món đã thanh toán.

Từ 3 tháng trước, khi giá xăng kéo theo loạt hàng hóa tăng giá, Bích Liên lo sợ tình hình này sẽ đe dọa đến kế hoạch tiết kiệm của bản thân. Cô tìm cách siết chặt chi tiêu hơn nữa.

Người trẻ "xoay sở" với kế hoạch giảm chi, tiết kiệm
Bích Ly gặp khó trong kế hoạch tiết kiệm của mình

“Mình luôn đứng giữa 2 trạng thái khi mua sắm: không mua thì tiếc, sợ bỏ lỡ giá tốt và tự dằn vặt nếu lỡ tiêu tiền. Sau đó, mình nghiêng về lựa chọn thứ 2 nhiều hơn. Việc này khiến mình khổ sở, không dám tự thưởng cho bản thân món đồ yêu thích”, nữ nhân viên tư vấn chăm sóc sức khỏe chia sẻ.

Cô gái 25 tuổi bắt đầu cuộc sống tự lập từ 3 năm trước sau khi kiếm được công việc ổn định dù gia đình cô cũng sống tại Hà Nội. Với thu nhập 15 triệu đồng mỗi tháng, Bích Liên không quá lo lắng về cái ăn, cái mặc. Mọi thứ vẫn ổn cho đến khi lạm phát bùng nổ, giá cả leo thang khiến cô không thể không nghĩ đến chuyện “nâng lên, đặt xuống” những khoản chi tiêu trong nhà.

Ngoài các mục cố định như hóa đơn điện nước, tiền nhà, Liên cho rằng cần phải thắt chặt khoản chi cho ăn uống, mua sắm. Tuy nhiên, dù tính toán kỹ lưỡng đến thế nào, cô gái trẻ nhận thấy khuyết điểm lớn nhất vẫn là độ chi tiết và chính xác của kế hoạch.

“Luôn luôn có những thứ cần tiêu tiền lúc khẩn cấp, vì thế, độ chênh lệch so với con số dự kiến là khoảng 5 -10%. Hiện tại, mình đã tiết kiệm được gần 50% mục tiêu đề ra. Việc dành dụm vẫn đạt hiệu quả, chỉ có điều nó khiến mình thực sự mệt mỏi vì phải đưa ra lựa chọn”, Bích Liên bày tỏ.

Với Hải Linh (29 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), việc thực hiện thành công kế hoạch tiết kiệm càng trở nên khó khăn khi có con nhỏ. Mặc dù có thu nhập dao động 15 - 20 triệu đồng/tháng, người mẹ trẻ gần như luôn chi hết cho sinh hoạt của gia đình, từ tiền ăn nộp cho bố mẹ, bỉm sữa, quần áo, vui chơi cho con, mua sắm cá nhân, phát sinh sinh nhật, cưới hỏi, về quê, đi du lịch… mỗi tháng một kiểu.

Người trẻ "xoay sở" với kế hoạch giảm chi, tiết kiệm
Việc thực hiện kế hoạch giảm chi, tiết kiệm của Hải Linh gặp khó khăn từ khi cô có con

Vì luôn có ý định kiểm soát chi tiêu, Hải Linh vẫn gửi vào tài khoản tiết kiệm khi chồng đưa tiền hàng tháng. Tuy nhiên, khoản này hiếm khi còn nguyên vẹn do có việc lại phải rút ra lo liệu.

“Việc phải cân đo đong đếm các khoản phí sinh hoạt khiến mình thấy mệt mỏi và mất kiên nhẫn. Nhiều khi, lập bảng chi tiêu nhưng hôm nhớ ghi hôm quên. Mình không tiết kiệm nổi vì tính cũng tiêu hoang, hay mua đồ vì thích hơn là cần. Có lúc mình bị dằn vặt vì trót sắm sửa gì đó nhưng nhịn cho mình được thì lại mua cho con”, cô cho biết.

Đôi khi, để kiềm chế việc chi tiêu không cần thiết, Hải Linh thường quy đổi giá trị ra tiền mua sữa cho con để thấy tiếc và từ bỏ ý định.

“Mình nhận ra tiết kiệm giúp bản thân an tâm nhưng phải đúng cách thì mới đi đường dài được”, Hải Linh khẳng định.

Đọc thêm

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7 Nhịp sống trẻ

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, sẽ chính thức diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất được tuyển chọn từ hàng trăm đề án khởi nghiệp trên cả nước.
Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao Đối thoại với Thanh niên

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

TTTĐ - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng, bày tỏ mong muốn lắng nghe những ý kiến, đề xuất của thanh niên, đồng thời trao đổi những định hướng, gợi mở, hiến kế giúp thanh niên phát huy tốt hơn vai trò phát triển nông nghiệp xanh.
Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025 Camera 360 trẻ

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - 119.801 công trình, phần việc thanh niên; hơn 13.000 đội hình tình nguyện "Bình dân học vụ số" do thanh niên làm nòng cốt, tổ chức hơn 18.000 hoạt động hỗ trợ tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho trên 785.000 người dân… là những con số ấn tượng tuổi trẻ cả nước đã đạt được trong Tháng Thanh niên năm 2025.
Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình Camera 360 trẻ

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ 7, năm 2025 có chủ đề “Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình Camera 360 trẻ

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình

TTTĐ - Đinh Việt Hà, học sinh lớp 10A1, Trường THPT chuyên Chu Văn An (Hà Nội) vừa xuất sắc góp mặt trong top 5 thí sinh Việt Nam tham dự vòng Chung kết Cuộc thi Vô địch Thiết kế đồ họa thế giới (ACP World Championship) . Đây là một trong những sân chơi quốc tế danh giá nhất dành cho học sinh, sinh viên đam mê sáng tạo và công nghệ thiết kế.
Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ Camera 360 trẻ

Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ

TTTĐ - Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và đề xuất định hướng giai đoạn 2026 – 2030 không chỉ là dịp tổng kết những kết quả đã đạt được, mà còn nhìn nhận lại chặng đường đồng hành của tuổi trẻ với nông thôn Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả chương trình trong thời gian tới.
Thanh niên nghe chuyện lịch sử, viết tiếp tương lai Nhịp sống trẻ

Thanh niên nghe chuyện lịch sử, viết tiếp tương lai

TTTĐ - Tháng 4, tháng của những khúc tráng ca lịch sử dân tộc, ngày 17/4, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình “Kể chuyện lịch sử - Tiếp lửa truyền thống” nhằm ôn lại chặng đường hào hùng và tri ân những người đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc; đồng thời nói lên lý tưởng, khát vọng của thế hệ trẻ Thủ đô hôm nay, tiếp lửa truyền thống - cống hiến sức trẻ trong công cuộc xây dựng Thủ đô, đất nước.
Khi người trẻ trở thành nguồn cảm hứng lan tỏa mạnh mẽ cho xã hội Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khi người trẻ trở thành nguồn cảm hứng lan tỏa mạnh mẽ cho xã hội

TTTĐ - Bản lĩnh, trách nhiệm, nhiệt huyết, đó là những gì người ta nhắc đến khi nói về Đỗ Thu Thảo Nguyên - một nữ thanh niên trẻ, một đảng viên tích cực, luôn hăng hái, nhiệt huyết vì các hoạt động cộng đồng, là nguồn cảm hứng cho các đoàn viên, thanh niên, sinh viên đang sinh sống và học tập trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên các cấp được triển khai Camera 360 trẻ

Hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên các cấp được triển khai

TTTĐ - Theo Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy, với nhiều kết quả nổi bật, Tháng Thanh niên 2025 đã diễn ra sôi nổi, mang tính hành động và hướng về cơ sở.
Tỏa sáng tài năng sinh viên Đại học Kinh tế Đà Nẵng Camera 360 trẻ

Tỏa sáng tài năng sinh viên Đại học Kinh tế Đà Nẵng

TTTĐ - Cuộc thi Sinh viên tài năng thanh lịch Miss & Misster DUE 2025 không chỉ là sân chơi để sinh viên thể hiện tài năng, vẻ đẹp trí tuệ của bản thân mà còn là nơi để nâng cao kiến thức về lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, thể hiện sự sáng tạo, khát vọng vượt qua thử thách, hoàn thiện bản thân.
Xem thêm