Nam thanh, nữ tú góp mặt với Lễ hội Đình Kim Liên
![]() |
Lễ hội Đền - Đình Kim Liên tái hiện nhiều nghi thức thú vị
Bài liên quan
Lễ hội mùa hè châu Âu tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm thu hút du khách
Lễ Kỷ niệm 1080 năm Ngô Quyền xưng Vương, định đô tại Cổ Loa
Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2019 diễn ra từ ngày 10 -13/5
Trưng bày 10.000 cuốn trong ngày hội sách tại Hải Phòng
Bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng từ mỹ thuật triều Nguyễn
Cuộc sống nơi bãi rác lớn nhất Indonesia
Tự hào với lễ hội truyền thống của địa phương, các bạn trẻ thuộc Đoàn Thanh niên phường Phương Liên đã chủ động trong công tác phục vụ lễ hội.
![]() |
Màn đánh trống khai hội |
Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, anh Nguyễn Văn Chiểu, Bí thư Đoàn phường Phương Liên cho biết: Theo tư liệu lịch sử ghi chép lại, Đình Kim Liên (ở 148 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa) là một “tứ trấn” – trấn phía Nam của Kinh thành Thăng Long xưa. Đình còn có tên là đền Kim Liên hoặc đền Cao Sơn. Cụm di tích lịch sử Đình - Đền Kim Liên đã được Bộ Văn hóa công nhận và xếp hạng di tích Quốc gia năm 1990.
Đền vốn được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương (theo tín ngưỡng dân gian, thì đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ). Đình Kim Liên được xây dựng tựa lên một gò đất cao nhất vùng này cũng là nơi mở ra ô Kim Hoa (còn gọi là ô Đồng Lầm), cửa ngõ giao lưu giữa vùng Sơn Nam về với Kinh thành.
![]() |
Các bạn trẻ tham gia rước kiệu |
Theo tài liệu lưu giữ tại đền, đền này được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tổ ngay khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng mang quân đi chinh phạt, cầm cờ tiết mao, vác bùa hoàng kim. Đến địa phận huyện Phụng Hóa (nay là Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thì thấy cảnh núi rừng rậm rạp, lại có ngôi đền cổ bên trong dựng một tảng đá ghi bốn chữ "Cao Sơn Đại Vương". Rất lấy làm lạ, vua quan bèn khẩn cầu thần phù trợ, sau 10 ngày đã thành công.
Vì thế, vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơn được lập ở Phụng Hóa. Sau khi nhà vua lên ngôi, nghĩ đến ơn thần đã ngầm giúp dẹp loạn, năm 1509 vua xin thỉnh ngài về đây và cho xây dựng lại đền thờ to đẹp hơn ở làng Kim Hoa gần Thăng Long thời bấy giờ. Sau này, dân làng Kim Liên đã lập thêm tam quan ở phía trước đền ngay sát đầm Kim Liên và bổ sung một số kiến trúc mới, tạo thành đình Kim Liên.
![]() |
Tự hào với lịch sử của Đền – Đình Kim Liên, trong những ngày diễn ra lễ hội, Đoàn Thanh niên phường Phương Liên đã huy động đông đảo các bạn trẻ tham gia vào công tác phục vụ lễ hội: Công tác lễ tân, đón tiếp khách mời, rước kiệu...
Nguyễn Minh Huyền là một trong số đó. Huyền cho biết: “Từ những ngày còn nhỏ, em đã được nghe bố mẹ, ông bà kể về lịch sử của Đền – Đình Kim Liên. Bởi vậy, mỗi mùa lễ hội về, em đều cảm thấy rất đỗi tự hào. Không chỉ là một không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống, lễ hội còn giúp những thanh niên trẻ như chúng em thêm tự hào về thế hệ cha ông. Em mong muốn góp chút sức nhỏ bé cho thành công của lễ hội, để bảo tồn và gìn giữ văn hóa”.
Bày tỏ sự am hiểu về lịch sử của địa phương, bạn trẻ Nguyễn Tú Anh hào hứng: Đình Kim Liên lưu giữ 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có 26 đạo thời Lê Trung Hưng, 13 đạo thời nhà Nguyễn; sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620). Trước đây, lễ hội đình Kim Liên thường diễn ra từ ngày 11/3 đến 16/3 âm lịch nhưng nay chỉ gói gọn trong hai ngày 15 - 16/3 và lễ hội chính là ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm . Ngoài lễ chính còn các lễ Sóc Vọng hàng tháng, lễ Kỳ An và lễ hoá vào ngày 12 tháng 8.
![]() |
Nam thanh, nữ tú phường Phương Liên tích cực tham gia phục vụ lễ hội Đền - Đình Kim Liên |
Năm nào cũng vậy, cứ đến sát dịp Rằm tháng Ba là cô gái trẻ lại cảm thấy náo nức, rộn ràng. Quần áo đẹp, trang phục chỉnh tề, Tú Anh cùng với các bạn trẻ khác tham gia phục vụ lễ hội với niềm tự hào khôn tả. “Em thường kể với bạn bè về lịch sử mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên. Ngoài các hoạt động của phần lễ, lễ hội còn diễn ra với nhiều trò chơi truyền thống như: cờ người, bóng bàn, thi đấu võ thuật, ca múa nhạc cùng sự trình diễn của Hội làng nghề cắt tóc Kim Liên thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài vùng tham gia... Đây thực sự là một không gian sinh hoạt văn hóa vô cùng độc đáo”, Tú Anh chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Tiến Lộc, Chủ tịch UBND phường Phương Liên:, các hoạt động diễn ra tại Lễ nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống di sản văn hóa địa phương, giáo dục tình yêu quê hương, đât nước, truyền thống cách mạng, giữ gìn và bảo tồn những thuần phong mỹ tục của nhân dân phường Phương Liên.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

"Góp nắng" trao yêu thương nơi biên giới Cao Bằng

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Hát vang bài ca tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh mừng đại lễ 30/4

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước
