Không để miễn học phí nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác
Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục Hà Nội dự kiến cần khoảng 1.800 tỷ đồng để miễn học phí |
Thảo luận tại tổ chiều 22/5, các đại biểu Quốc hội thống nhất cao với việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) đánh giá cao mục tiêu và ý nghĩa nhân văn của chính sách; nhấn mạnh, chính sách đã thể hiện được tính ưu việt: mọi trẻ em, học sinh đều không bị gặp rào cản về tài chính khi đến trường.
Việc miễn học phí rộng rãi sẽ giảm gánh nặng chi phí cho nhiều gia đình, khuyến khích những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đi học, qua đó nâng cao mặt bằng học vấn và nguồn nhân lực trong tương lai.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh). |
Tuy nhiên, để chính sách quy định tại Điều 2 được triển khai hiệu quả và công bằng, đại biểu Nguyễn Thị Hà đề nghị cần bổ sung, làm rõ về mức độ và cơ chế “hỗ trợ học phí” đối với cơ sở ngoài công lập.
Theo đại biểu phân tích, dự thảo mới dừng ở nguyên tắc hỗ trợ, nhưng chưa nêu chi tiết hỗ trợ mức nào và bằng hình thức gì. Nếu Nhà nước hỗ trợ, có thể hiểu là ngân sách sẽ cấp một khoản tiền để bù đắp một phần hoặc toàn bộ học phí mà lẽ ra học sinh phải đóng cho trường tư thục, dân lập. Trong thực tế, học phí tại các cơ sở ngoài công lập rất đa dạng và cao so với cơ sở giáo dục công lập.
Do vậy, để đảm bảo công bằng và hiệu quả ngân sách, đại biểu Nguyễn Thị Hà đề nghị trong Nghị quyết nên giao Chính phủ quy định rõ mức hỗ trợ học phí cho học sinh ngoài công lập; có thể quy định mức hỗ trợ không thấp hơn mức trần học phí công lập tại địa phương hoặc mức ngân sách Nhà nước chi bình quân cho một học sinh công lập.
Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Thị Hà cũng đề nghị cần làm rõ hình thức hỗ trợ ngân sách sẽ cấp trực tiếp cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập theo số lượng học sinh, hay cấp cho địa phương, hay hoàn trả cho phụ huynh.
“Phương thức thực hiện minh bạch sẽ giúp tránh tiêu cực, đảm bảo tiền hỗ trợ đến đúng đối tượng và mục đích”, đại biểu nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Thị Hà cũng đề nghị, cần chú trọng kiểm soát các khoản thu khác ngoài học phí khi áp dụng miễn học phí.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (đoàn Lào Cai). |
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hướng dẫn chặt chẽ về danh mục và mức trần các khoản thu dịch vụ, thỏa thuận trong nhà trường, kèm cơ chế giám sát bởi phụ huynh và chính quyền địa phương, tránh việc lợi dụng lạm thu các khoản thu khác kể cả trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh.
“Như vậy mới đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất, chứ không phải miễn một khoản chính thức nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác”, đại biểu Nguyễn Thị Hà nêu rõ.
Tương tự, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (đoàn Lào Cai) cho rằng, quy định miễn học phí cho người học tại các cơ sở giáo dục công lập là chủ trương đúng đắn, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với công bằng trong tiếp cận giáo dục.
Tuy nhiên, cần lưu ý thêm khái niệm “cơ sở giáo dục công lập” hiện nay bao hàm cả những đơn vị đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, trong đó có những cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
Theo đại biểu, mặc dù tỷ lệ các trường mầm non và phổ thông công lập thực hiện tự chủ tài chính hiện vẫn còn ít, nhưng ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... đã xuất hiện một số mô hình trường phổ thông công lập tự chủ hoàn toàn hoặc một phần. Nếu không xác định rõ phạm vi được miễn học phí, sẽ dẫn đến cách hiểu và áp dụng không đồng bộ giữa các địa phương.
Về phương thức chi trả, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất phương án chi trả trực tiếp cho học sinh khối ngoài công lập.
"Tôi hơi băn khoăn một chút. Nếu cấp trực tiếp cho người học đối với thành phố thì rất thuận lợi, nhiều khi có thể chuyển khoản cho phụ huynh rất thuận lợi. Tuy nhiên, với những vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số của chúng tôi thì thực sự gây khó khăn mà còn phát sinh thủ tục hành chính", đại biểu cho biết.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chính sách đột phá trong dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)

Học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô báo công dâng Bác

Bộ GD&ĐT công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025

Chi hơn 5.000 tỷ đồng mỗi năm để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 5 tuổi

Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục

Học sinh không trúng tuyển thẳng có thể đăng ký thi đến ngày 23/5

Quốc hội thảo luận việc miễn học phí cho học sinh

Danh sách 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập

Hà Nội yêu cầu không tổ chức dạy, học thêm dịp hè
