Tag

Chính sách đột phá trong dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)

Giáo dục 22/05/2025 15:14
aa
TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã triển khai xây dựng Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) (GDNN) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực: Những thay đổi quan trọng giáo viên cần lưu ý Lần đầu tiên có quy định chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học Tại sao Bộ GD&ĐT đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS?

Thông tin đến báo chí ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-CP, ngày 18/3/2025 của Chính phủ, Nghị quyết số 77/2025/UBTVQH15, ngày 21/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025, Bộ GD&ĐT đã triển khai xây dựng Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) (GDNN) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Dự kiến có 5 chính sách sẽ được xây dựng và thể chế hóa vào Luật GDNN (sửa đổi).

Chính sách đột phá trong dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
Học sinh Hà Nội tìm hiểu về nghề pha chế đồ uống tại Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động năm 2025

Đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp

Việc đổi mới hệ thống nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi công dân, đẩy mạnh phân luồng, tăng số lượng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông vào GDNN; thực hiện đào tạo nghề, dạy văn hoá, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học tại các cơ sở GDNN; đẩy nhanh lộ trình phổ cập nghề cho thanh niên.

Đổi mới hệ thống nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém về hướng nghiệp, phân luồng, liên thông; bất hợp lý về cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo; quy mô, chất lượng, hiệu quả đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành, nghề mới, kỹ năng tiên tiến, hội nhập quốc tế.

Các nội dung đổi mới bao gồm: Hình thành chương trình trung học nghề trong GDNN, đào tạo tích hợp kiến thức nền tảng của chương trình trung học phổ thông và năng lực nghề nghiệp; đẩy mạnh hướng nghiệp, phân luồng; hình thành mạng lưới cơ sở GDNN tinh gọn, hiệu quả, gồm: trường trung học nghề, trường cao đẳng; mở rộng hệ thống cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, bổ sung quy định về quy hoạch phát triển trường cao đẳng là trung tâm quốc gia, trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao; hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản trị của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đây là những đổi mới quan trọng để giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân nhưng vẫn đảm bảo tính liên thông, đào tạo chất lượng và hiệu quả và tinh gọn bộ máy.

Đổi mới chương trình, tổ chức đào tạo và bảo đảm chất lượng GDNN

Đổi mới chương trình, tổ chức đào tạo và bảo đảm chất lượng GDNN là một trong các chính sách quan trọng trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp sửa đổi nhằm khắc phục các tồn tại, vướng mắc của hệ GDNN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

Đổi mới đa dạng hóa chương trình, thời gian, hình thức, phương thức đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ theo hướng mở, linh hoạt, thực tiễn; tạo điều kiện để người dân học tập suốt đời, nâng cao, cập nhật và chuyển đổi năng lực nghề nghiệp nhằm thích ứng với sự thay đổi của công nghệ và thị trường lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Luật Giáo dục nghề nghiệp sửa đổi nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo cao đẳng; nhân rộng, chuyển giao các chương trình đào tạo tiên tiến, cập nhật kịp thời các tiêu chuẩn, công nghệ mới trong GDNN, đáp ứng yêu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao, nhất là những ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn cho phát triển đất nước.

Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong đào tạo các chương trình của giáo dục nghề nghiệp, Luật GDNN sửa đổi đã nhấn mạnh tới vai trò xuyên suốt của bảo đảm chất lượng thông qua việc xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng nội bộ (IQA) hiệu quả tại các cơ sở GDNN hướng tới xây dựng văn hóa chất lượng trong mỗi cơ sở GDNN thông qua cơ chế giám sát nội bộ, cải tiến liên tục và quản lý rủi ro cũng như xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng về cơ chế giám sát và đánh giá chất lượng GDNN thông qua các cơ quan và quy trình bảo đảm chất lượng bên ngoài.

Bên cạnh đó, Luật nhằm tiếp tục hoàn thiện chuẩn và chuẩn hóa cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo với tư cách là một trong các điều kiện đảm bảo chất lượng tối thiểu cơ sở GDNN phải đáp ứng cũng như thiết lập cơ sở pháp lý rõ ràng về định danh, phân loại đội ngũ người dạy trong GDNN.

Thu hút hiệu quả doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài vào GDNN

Luật GDNN sẽ bổ sung vai trò của doanh nghiệp trong GDNN, các chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong việc tham gia các hoạt động GDNN cũng như quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động GDNN.

Cùng với đó là các chính sách về hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài trong GDNN; chính sách thu hút lao động của doanh nghiệp tham gia giảng dạy các trình độ GDNN mở rộng và tận dụng những lợi thế về nguồn vốn và đội ngũ giảng dạy đến từ doanh nghiệp gắn đào tạo với sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư dựa trên chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch của cơ sở GDNN

Ngành GDNN đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ về cơ chế, chính sách tài chính nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả đầu tư và phát huy tối đa nguồn lực xã hội.

Các chính sách của Luật tập trung vào minh bạch trong quản lý tài chính, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDNN, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người học thông qua học phí hợp lý, học bổng và hỗ trợ tài chính. Mục tiêu là xây dựng hệ thống GDNN hiện đại, công khai, công bằng, thúc đẩy phân luồng học sinh hợp lý và phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển bền vững của xã hội.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về GDNN

Chính sách này nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, cắt giảm rào cản kinh doanh và đơn giản hóa thủ tục.

Đồng thời, tập trung tăng cường tự chủ cho các cơ sở GDNN về tổ chức, nhân sự, tài chính và hoạt động chuyên môn, nâng cao trách nhiệm giải trình trước Nhà nước và xã hội.

Một trong những điểm nhấn quan trọng là đẩy mạnh phân quyền, phát huy vai trò của người đứng đầu, kết hợp cơ chế "tiền kiểm" và "hậu kiểm", đặc biệt với các ngành nghề đặc thù như y, dược. Bên cạnh đó, chính sách cũng chú trọng đơn giản hóa điều kiện đầu tư, giảm bớt thủ tục hành chính để tạo môi trường thuận lợi cho GDNN phát triển.

Với hai nội dung chính là phân cấp mạnh mẽ hơn cho các cơ sở đào tạo và tinh gọn quy định pháp lý, chính sách này hứa hẹn mang lại hiệu quả quản lý cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội.

Các chính sách mới trong dự thảo Luật GDNN thể hiện quyết tâm đổi mới toàn diện, tạo bước đột phá về chất lượng đào tạo nghề nghiệp. Với các trọng tâm đổi mới hệ thống, chương trình, tổ chức đào tạo và bảo đảm chất lượng GDNN, gắn kết với doanh nghiệp cũng như phân cấp mạnh mẽ, tăng cường tự chủ, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hệ thống GDNN hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Đọc thêm

Hà Nội dành nguồn đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo Giáo dục

Hà Nội dành nguồn đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo

Chiều 22-5, thảo luận tại tổ trong khuôn khổ kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, thành phố dành nguồn lực rất lớn cho công tác giáo dục và đào tạo.
Không chỉ miễn học phí, người dân kỳ vọng trường lớp phải tốt hơn Giáo dục

Không chỉ miễn học phí, người dân kỳ vọng trường lớp phải tốt hơn

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng, không chỉ miễn học phí, người dân kỳ vọng trường lớp phải tốt hơn, thầy cô yên tâm giảng dạy và nội dung chương trình phù hợp với năng lực học sinh..
Không để miễn học phí nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác Giáo dục

Không để miễn học phí nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác

TTTĐ - Các vị đại biểu Quốc hội cho rằng, cần đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất, tránh miễn một khoản chính thức nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác...
Học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô báo công dâng Bác Giáo dục

Học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô báo công dâng Bác

TTTĐ - Sáng 22/5, 200 học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô năm học 2024-2025 đại diện cho học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô cùng các thầy, cô giáo đã báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bộ GD&ĐT công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025 Giáo dục

Bộ GD&ĐT công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố 19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025 kèm mã số của từng phương thức.
Chi hơn 5.000 tỷ đồng mỗi năm để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 5 tuổi Giáo dục

Chi hơn 5.000 tỷ đồng mỗi năm để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 5 tuổi

TTTĐ - Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc vào năm 2030.
Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục Giáo dục

Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục

TTTĐ - Miễn học phí cho học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục, dân lập. Đây là đề xuất vừa được Chính phủ trình Quốc hội.
Học sinh không trúng tuyển thẳng có thể đăng ký thi đến ngày 23/5 Giáo dục

Học sinh không trúng tuyển thẳng có thể đăng ký thi đến ngày 23/5

TTTĐ - Những học sinh đã đăng ký xét tuyển thẳng vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026 nhưng không trúng tuyển thẳng có thể nộp hồ sơ đăng ký tại trường tới 11h ngày 23/5/2025.
Quốc hội thảo luận việc miễn học phí cho học sinh Giáo dục

Quốc hội thảo luận việc miễn học phí cho học sinh

TTTĐ - Hôm nay 22/5, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Danh sách 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập Giáo dục

Danh sách 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập

TTTĐ - Ngày 21/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố danh sách 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập năm học 2025 - 2026.
Xem thêm