Tag

Huyện Gia Lâm: Phấn đấu không “nợ” chỉ tiêu về thiết chế văn hóa

Người Hà Nội 08/08/2023 12:49
aa
TTTĐ - Sau 2 năm thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”, huyện Gia Lâm đã có nhiều chỉ tiêu vượt và đạt. Tuy vậy, tính đến nay, huyện mới có 162/164 thôn, tổ dân phố (TDP) có nhà văn hóa, chưa đạt chỉ tiêu của Chương trình 06-CTr/TU.
Nhiều giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả các thiết chế văn hóa Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả thiết chế văn hóa Khơi thông nguồn lực, phát huy giá trị các "địa chỉ đỏ" trong phát triển du lịch Điểm sáng về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đời sống văn hóa được nâng cao

Theo đánh giá của đồng chí Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội, Gia Lâm là một trong những huyện có phong trào thể dục, thể thao mạnh và nổi bật của thành phố. Đây cũng là cái nôi đào tạo nhiều vận động viên quốc gia. Vì thế, các thiết chế văn hóa như nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, thể thao cần phải được phát huy hiệu quả.

Đáng chú ý, thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025” và Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về phát triển công nghiệp văn hóa giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Huyện ủy Gia Lâm đã ban hành Kế hoạch số 86-KH/HU ngày 27/6/2022 về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội.

UBND huyện hàng năm đều xây dựng Kế hoạch thực hiện với nội dung, chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể và đạt được những kết quả nổi bật nhằm huy động các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa công nghiệp văn hóa dần trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, xây dựng con người Gia Lâm thanh lịch – văn minh.

Huyện Gia Lâm: Phấn đấu không “nợ” chỉ tiêu về thiết chế văn hóa
Đồng chí Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội phát biểu tại buổi kiêm tra việc thực hiện Chương trình 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" năm 2023 tại huyện Gia Lâm

Kết quả nổi bật là ngoài việc xây dựng các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, trang thiết bị hoạt động của cơ sở văn hóa, tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, huyện đã rất chú trọng việc nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật, quyền bảo hộ tác giả, phát triển công nghiệp văn hóa, từ đó, phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng được duy trì thường xuyên và hoạt động có hiệu quả.

Huyện Gia Lâm: Phấn đấu không “nợ” chỉ tiêu về thiết chế văn hóa
Huyện đã tổ chức thành công các buổi biểu diễn phục vụ các sự kiện chính trị trọng đại của huyện và thành phố

Huyện đã tổ chức thành công các buổi biểu diễn phục vụ các sự kiện chính trị trọng đại của huyện và thành phố, điển hình là các chương trình: Gặp mặt đầu xuân; Tết trồng cây; Liên hoan Ca múa nhạc Xã Nông thôn mới; Kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7); Tổng kết Sea Games 31; Biểu diễn nghệ thuật chào mừng Đại hội TDTT huyện lần thứ X....; Tham gia đầy đủ các liên hoan, hội thi do thành phố tổ chức đạt kết quả cao như: Liên hoan Nghệ thuật quần chúng xã Nông thôn mới; Hội thi thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách hè; Liên hoan Giọng hát Họa Mi; Liên hoan Múa hát tập thể; Liên hoan Dân ca dân vũ...

Đáng chú ý, nhờ khai thác tốt các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần, tỷ lệ hộ được công nhận “Gia đình văn hóa" ở Gia Lâm 3 năm liền luôn đạt >90%.

Huyện Gia Lâm: Phấn đấu không “nợ” chỉ tiêu về thiết chế văn hóa
Ông Nguyễn Tiến Việt, Phó bí thư Thường trực huyện ủy Gia Lâm

162/164 thôn, TDP có nhà văn hóa

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội, Gia Lâm là một trong những huyện đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa. Hiện toàn địa bàn đã có 9/22 xã, thị trấn có trung tâm tăn hóa - thể thao được xây dựng độc lập, đạt chuẩn.

Giai đoạn 2020-2025, huyện đã và đang triển khai tổng số 14 dự án đầu tư xây dựng mới trung tâm văn hóa thể thao xã, trong đó đã phê duyệt và triển khai thi công 2 dự án xây dựng trung tâm văn hóa thể thao khu vực tại xã Đa Tốn và xã Đình Xuyên.

Toàn huyện có 162/164 thôn, TDP có nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng. Hiện còn TDP Tiền Phong không có quỹ đất và Thôn 3 Giang Cao, xã Bát Tràng là phải chờ thành phố phê duyệt quy hoạch tổng thể Bát Tràng.

Giai đoạn 2020-2025, đã và đang triển khai tổng số 7 dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa thôn với kinh phí 103.135.000.000 triệu đồng.

Ông Nguyễn Tiến Việt, Phó bí thư Thường trực huyện ủy Gia Lâm cho hay, các điểm vui chơi, tập luyện được được quan tâm đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước và xã hội hóa. Đến nay, toàn huyện có 30 sân vận động, 67 sân bóng đá mini, 240 sân bóng chuyền, 190 sân cầu lông, 21 sân bóng rổ, 20 bể bơi, 2 sân quần vợt, 3 sới vật, 320 điểm lắp đặt các thiết bị TDTT ngoài trời (bình quân có 12 thiết bị luyện tập/thôn, TDP); 322 vườn hoa sân chơi trong khu dân cư đáp ứng tốt nhu cầu luyện tập, nâng cao sức khỏe, vui chơi giải trí của Nhân dân.

Huyện Gia Lâm: Phấn đấu không “nợ” chỉ tiêu về thiết chế văn hóa
Nhà văn hóa tại xã Đông Dư (Gia Lâm - Hà Nội)

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục quan tâm đến công tác đầu tư cơ sở vật chất về thiết chế văn hóa phấn đấu đạt và vượt mức chỉ tiêu. Tuy vậy, để khai thác hiệu quả nhà văn hóa thì huyện cũng mong nhận được Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư quan tâm, có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng tài sản công tại các thiết chế văn hóa.

Để đạt được mục tiêu đề ra theo Chương trình 06/Ctr – TU là 100% các thôn, TDP có nhà văn hóa, các thành viên trong Ban Chỉ đạo Chương trình 06 đề nghị huyện quan tâm ưu tiên đến giải pháp tháo gỡ, bố trí đất để hoàn thành nốt nhà văn hóa của 2 TDP Tiền Phong và Thôn Giang Cao, xã Bát Tràng.

Góp ý với huyện ủy Gia Lâm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh nhấn mạnh: “Gia Lâm là huyện nông thôn mới nên nhất thiết không được “nợ” chỉ tiêu, “nợ” là có lỗi với Nhân dân. Kinh nghiệm cho thấy, khi còn là huyện vì thì việc dành quỹ đất cho thiết chế văn hóa sẽ dễ dàng hơn khi lên quận. Do đó, huyện cần ưu tiên tăng tốc để hoàn thành chỉ tiêu về nhà văn hóa trước khi lên quận”.

Đọc thêm

Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng Nhịp điệu cuộc sống

Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng

TTTĐ - Mỗi tháng 5 về, cả nước tưng bừng kỉ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Thời gian có thể qua đi nhưng âm hưởng về Điện Biên vẫn còn sống mãi trong kí ức người Việt qua những bài ca đi cùng năm tháng.
Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô Người Hà Nội

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô

TTTĐ - Gương mẫu, tỉ mỉ, ham học hỏi và sáng tạo là những tố chất cần có của một người công nhân công nghệ ô tô - đó không chỉ là lời chia sẻ tâm huyết mà còn là kim chỉ nam trong suốt hành trình nghề nghiệp của Hà Công Bảo - kỹ thuật viên trẻ tuổi, Tổ trưởng Tổ sửa chữa nhanh tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm (thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội). Như một sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực bền bỉ, anh đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2024.
Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình Người Hà Nội

Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình

TTTĐ - Với tình yêu hòa bình tha thiết, với tinh thần tiên phong không ngừng nghỉ, suốt những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người Hà Nội cho thấy nét hào hoa và sáng tạo tuyệt vời của mình. Chính vì thế, truyền thống ấy hôm nay được kể lại để lớp lớp con cháu hôm nay và sau này cảm phục, tự hào về cha anh của mình.
Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim… Nhịp điệu cuộc sống

Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim…

TTTĐ - “Vừa ra khỏi phòng chiếu, tôi hít một hơi dài căng lồng ngực bầu không khí của Hà Nội, bầu không khí của tự do. Tôi ngước nhìn bầu trời xanh thẳm trên đầu. Tôi thấy yêu hơn từng con đường mình đi, yêu hơn từng mái nhà trên phố, yêu cả những cây xanh và những người không quen biết”. Đó là tâm sự của bạn Lê Minh (sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) sau khi xem phim “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối”.
Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4 Người Hà Nội

Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 26/4, hơn 50.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đã đồng diễn dân vũ trên nền nhạc Liên khúc "Đất nước trọn niềm vui" và "Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh".
Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Xem thêm