Tag
Quỹ Quốc gia về việc làm:

Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai có việc làm ổn định

Lao động - Việc làm 14/11/2019 15:40
aa
TTTĐ - Thời gian qua, hoạt động cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm góp phần quan trọng hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt, đối với thanh niên vùng dân tộc thiểu số, Quỹ Quốc gia về việc làm là một trong những nguồn lực quan trọng, góp phần hỗ trợ, khuyến khích thanh niên dân tộc thiểu số tự giải quyết việc làm, tạo việc làm mới, nâng cao thu nhập.

Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai có việc làm ổn định

Nhờ có nguồn vốn của Quỹ Quốc gia về việc làm, nhiều thanh niên dân tộc thiếu số đã tạo được việc làm ổn định

Bài liên quan

Học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số "hội tụ, kết nối và lan tỏa"

Tuyên dương 120 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số

Thành lập câu lạc bộ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã Ba Vì

Sôi nổi, hấp dẫn Ngày hội văn hóa, văn nghệ trong thanh niên dân tộc thiểu số

Tập huấn kiến thức cho đội ngũ cốt cán chính trị trong thanh niên dân tộc thiểu số

Tạo cơ hội việc làm cho thanh niên nghèo

Trong cơ cấu dân số, lực lượng thanh niên của tỉnh Lào Cai hiện có trên 200.000 người. Số thanh niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động không có thu nhập ổn định khoảng trên 2.000 người. Vì vậy, giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động nói chung và lao động dân tộc thiểu số nói riêng là mối quan tâm hàng đầu của tỉnh Lào Cai những năm qua.

Trước thực trạng đó, thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, như việc tái cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, góp phần tăng cơ hội việc làm, hướng tới những việc làm bền vững cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng triển khai nhiều chính sách giảm nghèo bền vững, với hợp phần Dự án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động…

Một trong số những giải pháp đó, phải kể tới nguồn lực quan trọng hỗ trợ vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm. Nhờ Quỹ, trong những năm qua nhiều thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được tiếp thêm nguồn lực, phát huy tinh thần xung kích, dám nghĩ dám làm, vươn lên khởi nghiệp thành công. Một trong số những thanh niên dân tộc thiểu số được hỗ trợ vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia là anh Nông Văn Lương (dân tộc Giáy), ở xã Tả Van, huyện Sa Pa (Lào Cai). Hiện anh là chủ chuỗi các nhà hàng, trang trại cá nước lạnh Lương Ngọc, chủ nhiều cơ sở sản xuất và trưng bày đồ thủ công mỹ nghệ, kinh doanh nhà hàng.

Chia sẻ về nguồn vốn ban đầu trong quá trình khởi nghiệp, anh Nông Văn Lương cho biết: “Không chỉ riêng tôi, mà với các bạn trẻ dân tộc thiểu số đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay, nếu có nghị lực và ý tưởng thì nguồn vốn từ quỹ giải quyết việc làm là một trong những nguồn lực quan trọng để khởi nghiệp thành công”.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai vẫn còn một số lượng lớn người lao động dân tộc thiểu số chưa có việc làm và thu nhập ổn định
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai vẫn còn một số lượng lớn người lao động dân tộc thiểu số chưa có việc làm và thu nhập ổn định

Không chỉ có anh Nông Văn Lương được tiếp cận nguồn vốn vay của Quỹ Quốc gia về việc làm mà còn rất nhiều thanh niên vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai cũng được vay vốn để tạo việc làm mới như chị Hà Thị Vân (dân tộc Tày) khởi nghiệp bằng kinh doanh nhà nghỉ cộng đồng phục vụ ăn uống, biểu diễn văn nghệ truyền thống tại xã Tà Chải, huyện Bắc Hà; Anh Má A Nủ (dân tộc Mông), ở xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa hiện là Giám đốc Hợp tác xã chiết xuất tinh dầu H’Mông Cát Cát…

Anh Má A Nủ chia sẻ: Nhờ có sự trợ giúp kịp thời từ chính sách khởi nghiệp, Hợp tác xã H’Mông Cát Cát đã có các chi nhánh phân phối tinh dầu và sản phẩm từ thảo dược tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và một số spa, khách sạn ở các tỉnh khác. Bên cạnh chế biến thảo dược thành tinh dầu dược liệu, Hợp tác xã còn sản xuất các sản phẩm chăm sóc da như: Muối ngâm chân thảo dược, xà bông handmade tự nhiên, dầu xoa bóp... đem lại doanh thu không nhỏ, cũng như giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động địa phương.

Cần chủ động giải quyết việc làm, tránh thất nghiệp

Theo số liệu thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai, tính đến đầu năm 2019, tổng vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm tỉnh Lào Cai là trên 101 tỷ đồng. Trên cơ sở nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và ngân sách của tỉnh, hằng năm Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tham mưu trình UBND tỉnh, phân bổ nguồn vốn cho các địa phương để hỗ trợ vay vốn tạo việc làm cho người lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đến nay, Quỹ Quốc gia về việc làm tỉnh Lào Cai đã hỗ trợ trên 4.500 lao động có việc làm ổn định, trong đó có 3.150 người dân tộc thiểu số được vay vốn. Thu nhập bình quân của các hộ vay vốn đạt 4-5 triệu đồng/người/tháng. Các dự án vay vốn đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Anh Lý Seo Châu (xã Bản Phố, huyện Bắc Hà) đang theo học lớp sơ cấp nghề nông - lâm tại Trường Cao đẳng Lào Cai. Trong thời gian tham gia khóa học, anh được Nhà nước hỗ trợ học phí là 300.000 đồng/khóa, 200.000 đồng chi phí đi lại và mức hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/ngày. Mong ước của anh Châu là sau khi học xong sẽ tìm được một công việc phù hợp tại doanh nghiệp nào đó ở địa phương để trau dồi thêm kinh nghiệm và hỗ trợ cho công việc sau này.

Cũng như anh Châu, rất nhiều thanh niên dân tộc thiếu số ở Lào Cai đang được hưởng những chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và tìm việc làm. Theo đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học nghề cho 3.895 học sinh, sinh viên với tổng số hơn 20 tỷ đồng.

Nhờ có nguồn vốn của Quỹ Quốc gia về việc làm, nhiều thanh niên dân tộc thiếu số đã tạo được việc làm ổn định
Nhờ có nguồn vốn của Quỹ Quốc gia về việc làm, nhiều thanh niên dân tộc thiếu số đã tạo được việc làm ổn định

Một số chính sách giảm nghèo bền vững với hợp phần dự án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ hệ thống dịch vụ việc làm, vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm được triển khai đồng bộ ở các cấp. Từ đó, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số đã phát huy tinh thần xung kích, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn khởi nghiệp và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Toàn tỉnh hiện có 191/4.011 doanh nghiệp có chủ sở hữu là người dân tộc thiểu số, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 62.500 người.

Mặc dù, đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác giải quyết việc làm song hiện tỉnh Lào Cai cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn. Thhwcj tế đó là phần lớn thanh niên dân tộc thiểu số tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng có tư tưởng muốn làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước. Điều này dẫn đến tình trạng, nhiều lao động đã qua đào tạo vẫn ở nhà, không muốn đi làm, chờ cơ hội vào làm việc ở cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, nhiều ngành nghề sinh viên được đào tạo nhưng chưa gắn với nhu cầu của xã hội nên khó được nhận và bố trí việc làm tại các cơ quan, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số thanh niên dân tộc thiểu số mang tư tưởng ỷ lại, chưa có ý thức tự rèn luyện, phấn đấu, chỉ trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước nên khó khăn trong việc học nghề, tìm kiếm việc làm ổn định.

Ông Nông Đức Ngọc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết: Trước thực trạng đó, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức hội nghị đối thoại giữa đại diện các cơ quan chức năng của tỉnh và hơn 100 đoàn viên, thanh niên dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng nhưng chưa có việc làm để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ. Qua đối thoại, cơ quan chức năng cũng có những chính sách phù hợp, giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Có thể nhận thấy rằng, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước. Những năm qua, chính quyền và ngành chức năng của tỉnh đã ban hành, thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, hướng tới mục tiêu giải quyết việc làm cho thanh niên, sinh viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Bên cạnh nỗ lực của chính quyền các cấp để tạo việc làm cho người lao động, thanh niên các dân tộc thiểu số nói riêng cũng cần phát huy trí và lực của tuổi trẻ, kết hợp với nguồn vốn của Nhà nước, áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào phát triển kinh tế, đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.

Đọc thêm

Bình Dương: Kết nối Sinh viên 5 tốt với doanh nghiệp Lao động - Việc làm

Bình Dương: Kết nối Sinh viên 5 tốt với doanh nghiệp

TTTĐ - Sáng 24/5, tại Trụ sở văn phòng Hội doanh nhân trẻ tỉnh Bình Dương, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh phối hợp cùng Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Dương tổ chức hành trình “Kết nối sinh viên 5 tốt, sinh viên tiêu biểu với cộng đồng, cơ quan, doanh nghiệp” năm học 2023-2024 (Hành trình số 2) với sự tham gia của hơn 100 sinh viên 5 tốt, sinh viên tiêu biểu.
Người lao động Phân bón Bình Điền thu nhập bình quân hơn 17 triệu đồng/tháng Lao động - Việc làm

Người lao động Phân bón Bình Điền thu nhập bình quân hơn 17 triệu đồng/tháng

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (thương hiệu Đầu Trâu) vừa tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
Quảng Nam: Cảnh báo lừa đảo đưa lao động sang Australia Lao động - Việc làm

Quảng Nam: Cảnh báo lừa đảo đưa lao động sang Australia

TTTĐ - Hiện nay, một số cá nhân, tổ chức đã mạo danh được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phía Australia chấp thuận cho tuyển chọn để thu tiền của người lao động trái quy định.
Chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động Lao động - Việc làm

Chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 51/CĐ-TTg ngày 21/5/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Cơ hội phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo Lao động - Việc làm

Cơ hội phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024 là một sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp và nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội.
Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô: Ngành nghề đa dạng, mức lương hấp dẫn Lao động - Việc làm

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô: Ngành nghề đa dạng, mức lương hấp dẫn

TTTĐ - Ngày 12/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Tập trung giải quyết "tâm tư" của người lao động Lao động - Việc làm

Tập trung giải quyết "tâm tư" của người lao động

TTTĐ - Chiều 11/5, Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Cảm ơn người lao động” để gặp mặt cán bộ, đoàn viên và 50 người lao động tiêu biểu đại diện cho hơn 1,4 triệu đoàn viên Công đoàn thành phố.
Hơn 10.000 vị trí việc làm cho sinh viên TP HCM Lao động - Việc làm

Hơn 10.000 vị trí việc làm cho sinh viên TP HCM

TTTĐ - Sáng 10/5, tại khuôn viên trường Đại học Công nghiệp TP HCM đã diễn ra "Ngày hội tuyển dụng, việc làm” năm 2024. Đây là hoạt động thường niên do trường Đại học Công nghiệp thành phố phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP HCM tổ chức.
Sôi nổi ngày hội tuyển dụng việc làm sinh viên thể dục thể thao Lao động - Việc làm

Sôi nổi ngày hội tuyển dụng việc làm sinh viên thể dục thể thao

TTTĐ - Ngày 8/5, tại trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao (TDTT) Hà Nội đã diễn ra chương trình “Ngày hội tuyển dụng, việc làm sinh viên” năm 2024.
Samsung đồng hành cùng Việt Nam giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao Lao động - Việc làm

Samsung đồng hành cùng Việt Nam giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Nguồn nhân lực công nghệ cao được xem là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có ngành bán dẫn - ngành công nghiệp mà Việt Nam đang quyết tâm phát triển. Tuy nhiên, nguồn nhân lực công nghệ cao ở nước ta đang yếu và thiếu rất nhiều. Sự chung tay của các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vô cùng cần thiết.
Xem thêm