Tag

Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt

Doanh nghiệp 03/07/2025 22:00
aa
TTTĐ - Agribank tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phát triển hệ thống thanh toán, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Agribank được vinh danh và trở thành "ngọn cờ" của khát vọng Việt Nam

Trong kỷ nguyên số, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc đổi mới và phát triển hệ thống thanh toán điện tử (thanh toán không dùng tiền mặt) không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực quan trọng để xây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại, minh bạch và bền vững. Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu, nhiều năm qua, Agribank đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phát triển hệ thống thanh toán, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ; phổ biến thanh toán điện tử ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; từng bước góp phần thực hiện chiến lược tài chính toàn diện, đóng góp lớn vào công cuộc chuyển đổi số ngành Ngân hàng, phát triển kinh tế số và xã hội số của đất nước.

Phát triển nền kinh tế số, chuyển đổi số

Thời gian qua, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thanh toán điện tử, từ các giao dịch qua thẻ ngân hàng, ứng dụng di động đến ví điện tử và mã QR. Sự gia tăng này không chỉ xuất phát từ nhu cầu tiện lợi của người dân mà còn được thúc đẩy bởi các chính sách quyết liệt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc xây dựng một xã hội không tiền mặt.

Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến ở Việt Nam
Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến ở Việt Nam

Ngày 28/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Đề án) với quan điểm: Bám sát các chủ trương, định hướng, chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), phát triển kinh tế số, chuyển đổi số; Lấy khách hàng làm trung tâm gắn liền với việc đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trong hoạt động TTKDTM; gia tăng trải nghiệm của khách hàng, tăng trưởng cao về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán là thước đo hiệu quả của hoạt động TTKDTM.

Cùng với đó, ưu tiên hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; xây dựng hệ sinh thái thanh toán số dựa trên triển khai kết nối, tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thanh toán với các hệ thống thuộc các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tăng cường hợp tác, nghiên cứu, ứng dụng các mô hình, các thành tựu, kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực thanh toán vào hoạt động TTKDTM tại Việt Nam.

Mục tiêu tổng quát của việc triển khai Đề án bao gồm: Tạo sự chuyển biến tích cực về TTKDTM trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, đưa việc sử dụng các phương tiện TTKDTM trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt; Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của CMCN 4.0 để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ TTKDTM, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân; Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động TTKDTM; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hóa các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đã được hiện thực hóa trong đời sống và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, chuyển đổi số
Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đã được hiện thực hóa trong đời sống và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, chuyển đổi số

Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025 giá trị TTKDTM gấp 25 lần GDP; TTKDTM trong thương mại điện tử đạt 50%; Từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác. Đối với dịch vụ công, từ 90-100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức TTKDTM, từ 90-100% các trường đại học, cao đẳng trên đô thị triển khai thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; 60% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức TTKDTM; 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức TTKDTM.

Đề án được NHNN đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan tích cực triển khai thực hiện trong gần 4 năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, khẳng định hiệu quả bằng số lượng giao dịch và giá trị thanh toán cụ thể, góp phần tạo sự chuyển biến sâu, rộng về TTKDTM trong nền kinh tế, thúc đẩy sử dụng các phương tiện, dịch vụ TTKDTM. Các tổ chức tín dụng đã nỗ lực ứng dụng khoa học công nghệ, cung ứng đa dạng các sản phẩm dịch vụ thanh toán, qua đó đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán cũng như yêu cầu của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào thành quả chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.

Theo thống kê của NHNN, đến năm 2024, một số mục tiêu của Đề án đã hoàn thành vượt mức. Cụ thể, giá trị TTKDTM trong năm 2024 đạt trên 295,2 triệu tỷ đồng, gấp 26 lần GDP của Việt Nam. Cùng thời điểm này, Việt Nam đã có tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng đạt 86,97%. Số liệu thống kê của NHNN cũng cho thấy, tính đến hết quý I/2025, giao dịch TTKDTM tăng 44,43% về số lượng, trong đó thanh toán qua kênh Internet tăng 40,41%, qua kênh điện thoại di động tăng 39,82%, qua phương thức QR code tăng 81,64%. Riêng trong quý I năm 2025, giao dịch qua Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt 35.665.760 món với giá trị đạt 81.468.633 tỷ đồng (tương ứng tăng 9,60% về số lượng và tăng 36,81% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2024).

Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt
Agribank tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phát triển hệ thống thanh toán điện tử hiện đại hơn, gia tăng trải nghiệm của khách hàng, tăng mạnh số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt
Agribank tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phát triển hệ thống thanh toán điện tử hiện đại hơn, gia tăng trải nghiệm của khách hàng, tăng mạnh số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt

Về khuôn khổ pháp lý, NHNN đã trình Quốc hội thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV (có hiệu lực từ 1/7/2024), trong đó bổ sung quy định về dịch vụ ngân hàng điện tử, hoạt động đại lý thanh toán, khung pháp lý cho thử nghiệm ứng dụng công nghệ, sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới trong hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về TTKDTM và Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát và 7 thông tư hướng dẫn luật, nghị định trong lĩnh vực này.

Ngành Ngân hàng cũng đã ban hành hàng loạt Thông tư hướng dẫn liên quan đến hoạt động đại lý thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ TTKDTM, quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán, về hoạt động thẻ ngân hàng, quy định về giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng và hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán…

Vì một Agribank phát triển hiện đại

Bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, NHNN và Kế hoạch chuyển đổi số của Agribank đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Agribank đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số, triển khai nhiều giải pháp phát triển hệ thống thanh toán hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như: Nâng cấp hệ thống thanh toán liên ngân hàng theo thời gian thực (RTGS); Mở rộng hạ tầng API để kết nối giữa ngân hàng, Fintech và doanh nghiệp; Ứng dụng công nghệ blockchain để tăng tính bảo mật và minh bạch; Xây dựng nền tảng thanh toán mở (Open Banking) để thúc đẩy sáng tạo dịch vụ.

Bên cạnh đó, phát triển các phương thức thanh toán sáng tạo như: Mở rộng dịch vụ “Buy Now, Pay Later” (BNPL) để tăng cường tiêu dùng; Thúc đẩy thanh toán di động (Mobile Payment) như Apple Pay, Google Pay.

Song song với phát triển sản phẩm, dịch vụ, Agribank luôn chú trọng giải pháp tăng cường bảo mật và đảm bảo an toàn giao dịch với các giải pháp công nghệ cao như: Áp dụng công nghệ xác thực mạnh (Strong Customer Authentication - SCA); Sử dụng AI và Machine Learning để phát hiện gian lận trong giao dịch; Nâng cao tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu theo PCI DSS và ISO 27001.

Agribank định hướng phát triển các hệ thống thanh toán đồng bộ, hiện đại, xử lý xuyên suốt, liền mạch để cung cấp các dịch vụ thanh toán an toàn, tức thời với chi phí hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng, đẩy mạnh thanh toán số ở khu vực
Agribank định hướng phát triển các hệ thống thanh toán đồng bộ, hiện đại, xử lý xuyên suốt, liền mạch để cung cấp các dịch vụ thanh toán an toàn, tức thời với chi phí hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng, đẩy mạnh thanh toán số ở khu vực nông nghiệp, nông thôn

Hiểu rõ những ưu thế cũng như hạn chế của phương thức TTKDTM trong bối cảnh hiện nay, với đặc thù là ngân hàng phục vụ chủ yếu khu vực nông thôn và các doanh nghiệp nhỏ, Agribank đã và đang tích cực phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị thực hiện các giải pháp thiết thực để nâng cao nhận thức và đào tạo người dùng bằng việc tổ chức chương trình giáo dục tài chính số cho người dân, hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ về lợi ích và cách sử dụng thanh toán số, thực hiện các chiến dịch truyền thông khuyến khích sử dụng thanh toán điện tử….

Với hệ thống hạ tầng được đầu tư hiện đại và liên tục cập nhật nâng cấp tính năng, toàn hệ thống Agribank đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong đời sống: Khuyến khích khách hàng sử dụng QR Code, ví điện tử và thẻ không tiếp xúc (contactless); Hỗ trợ khách hàng thanh toán điện tử cho các dịch vụ công (thuế, viện phí, học phí); Triển khai hệ thống thanh toán số ở chợ truyền thống, phục vụ nhu cầu thiết thực của đối tượng khách hàng là hộ kinh doanh nhỏ. Kết quả, năm 2023 - 2024, Agribank ghi nhận 1.145.445.111 giao dịch thanh toán nội tệ qua các hệ thống (tăng 373,34%), bình quân 3.129.631 giao dịch/ngày (tăng 372,04% so với năm 2023); doanh số thanh toán là 29.495.008 tỷ đồng (tăng 44,63%); số lượng giao dịch thanh toán ngoại tệ là 5.292 giao dịch (tăng 13,17%), bình quân là 14 giao dịch/ngày (tăng 12,86% so với năm 2023).

Trong định hướng phát triển, Agribank sẽ dành nguồn lực phát triển các hệ thống thanh toán đồng bộ, hiện đại, xử lý xuyên suốt, liền mạch để cung cấp các dịch vụ thanh toán an toàn, tức thời với chi phí hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và sẵn sàng kết nối thanh toán xuyên biên giới. Bên cạnh đó, phát triển hệ sinh thái số bao gồm: thiết lập hạ tầng thanh toán thống nhất, đồng bộ, có khả năng tích hợp và kết nối các ngành, lĩnh vực; triển khai các dịch vụ thanh toán 24/7; hỗ trợ xử lý các phương thức thanh toán mới như QR, ví điện tử, tiền di động; đẩy mạnh thanh toán số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tiếp tục triển khai các nghiên cứu, ứng dụng giải pháp công nghệ để nâng cao chất lượng hệ thống thanh toán điện tử, Agribank đồng thời tham gia đồng hành, tài trợ chương trình có ý nghĩa như “Ngày không tiền mặt năm 2025”, thiết thực hưởng ứng “Ngày không tiền mặt toàn quốc 16/6”.

Chương trình “Ngày không tiền mặt năm 2025” với chủ đề “Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số” được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND TP Hồ Chí Minh. Theo Ban tổ chức, Chương trình “Ngày không tiền mặt năm 2025” là một chuỗi sự kiện, tập trung mạnh vào chủ đề thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, trong đó nổi bật là Lễ hội không tiền mặt - Ting Ting Day diễn ra từ ngày 14/6 đến ngày 15/6 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Ban Tổ chức phối hợp với các cơ quan, đơn vị, Sở ngành tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Thanh toán không tiền mặt: Động lực tăng trưởng kinh tế số” nhằm phân tích vai trò của thanh toán số và đề xuất các giải pháp trong giai đoạn 2026 - 2030.

Agribank tạo dựng nền tảng vững chắc giúp người trẻ “an cư lập nghiệp” Agribank tạo dựng nền tảng vững chắc giúp người trẻ “an cư lập nghiệp”

TTTĐ - Agribank tiên phong triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô lên đến 10.000 tỷ đồng, dành riêng cho người trẻ ...

Nguyễn Nhung

Đọc thêm

Nhà máy Tetra Pak Bình Dương thúc đẩy chuỗi cung ứng hộp giấy tiệt trùng Doanh nghiệp

Nhà máy Tetra Pak Bình Dương thúc đẩy chuỗi cung ứng hộp giấy tiệt trùng

TTTĐ - Tetra Pak, nhà cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm hàng đầu từ Thụy Điển, chính thức khánh thành Giai đoạn 2 Nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng Tetra Pak Bình Dương.
Sau cơn “địa chấn” Thành phố Hồ Chí Minh, DAFC Private Sale “đổ bộ” Hà Nội Doanh nghiệp

Sau cơn “địa chấn” Thành phố Hồ Chí Minh, DAFC Private Sale “đổ bộ” Hà Nội

TTTĐ - Sau 4 ngày diễn ra thành công tại TP HCM với sự tham gia của đông đảo khách hàng, sự kiện DAFC Private Sale - chương trình ưu đãi thường niên được mong đợi nhất từ nhà phân phối thời trang hàng hiệu hàng đầu Việt Nam - chính thức có mặt tại Hà Nội, từ ngày 3 đến 6/7 tại Tràng Tiền Plaza.
BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch trong 6 tháng đầu năm 2025 Doanh nghiệp

BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch trong 6 tháng đầu năm 2025

TTTĐ - Bất chấp thị trường dầu mỏ thế giới tiếp tục bất ổn bởi xung đột địa chính trị diễn ra trên nhiều nơi, tác động tiêu cực chính sách thuế của Mỹ, giá dầu thô biến động mạnh và áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Hòa Phát đưa vào khai thác tàu The Momentum 110.000 DWT Doanh nghiệp

Hòa Phát đưa vào khai thác tàu The Momentum 110.000 DWT

TTTĐ - Hòa Phát vừa tiếp nhận tàu hàng rời The Momentum tải trọng 110.000 DWT. Đây là tàu biển lớn nhất của Tập đoàn Hòa Phát, phục vụ chiến lược mở rộng đội tàu vận tải biển và chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc sản xuất tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất.
PV GAS lọt Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025 của Forbes Việt Nam Doanh nghiệp

PV GAS lọt Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025 của Forbes Việt Nam

TTTĐ - Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025. Trong đó, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) xuất sắc đứng vị trí thứ 4/50 cùng với 5 đơn vị thành viên khác trong Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) trong danh sách công bố lần thứ 13 này.
PNJ khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực marketing sự kiện Doanh nghiệp

PNJ khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực marketing sự kiện

TTTĐ - PNJ vừa được vinh danh cao nhất tại hạng mục “Best Cost-Effective Event” của Event Marketing Awards 2025.
Tập đoàn Singapore muốn huy động khoảng 5-7 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam Doanh nghiệp

Tập đoàn Singapore muốn huy động khoảng 5-7 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam

Chiều 2/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Makara Capital (Singapore) đang tìm hiểu, xúc tiến đầu tư tại Việt Nam.
Khi hộ kinh doanh cần một bệ đỡ tài chính kịp thời... Doanh nghiệp

Khi hộ kinh doanh cần một bệ đỡ tài chính kịp thời...

TTTĐ - Chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp không chỉ là một thủ tục hành chính. Đó là bước ngoặt đầy cân nhắc, khi người chủ phải rời bỏ sự quen thuộc để bước vào một mô hình mới – nhiều kỳ vọng nhưng cũng đầy thách thức.
PVcomBank triển khai gói tín dụng “thông thoáng” phục vụ sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp

PVcomBank triển khai gói tín dụng “thông thoáng” phục vụ sản xuất, kinh doanh

TTTĐ - Với quy trình cho vay linh hoạt, “thông thoáng”, PVcomBank triển khai gói tín dụng “Hành trình mới, sống trọn ước mơ”, mở rộng cơ hội vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh qua kênh ngân hàng.
VPBank và MobiFone: Hợp lực kiến tạo hệ sinh thái tài chính - viễn thông tích hợp toàn diện Doanh nghiệp

VPBank và MobiFone: Hợp lực kiến tạo hệ sinh thái tài chính - viễn thông tích hợp toàn diện

TTTĐ - Ngày 2/7, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Viễn thông MobiFone chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện, hướng tới xây dựng hệ sinh thái tích hợp giữa viễn thông và tài chính – ngân hàng, mở rộng dịch vụ số đến hàng triệu khách hàng trên toàn quốc.
Xem thêm