Đồng Tháp kết nối Hà Nội để tiêu thụ ếch đặc sản
Chiều 20/8/2021, tại cuộc họp kết nối tiêu thụ nông sản của tỉnh Đồng Tháp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Võ Phương Thúy cho biết, Hợp tác xã đặc sản Đồng Tháp đang trao đổi với Sở Công Thương thành phố Hà Nội để kết nối tiêu thụ ếch của tỉnh.
![]() |
Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp Võ Phương Thủy tại cuộc họp trực tuyến kết nối tiêu thụ nông sản chiều 20/8/2021 |
Bà Võ Phương Thủy cho biết thêm, việc kết nối này được Sở Công thương thành phố Hà Nội chủ động trao đổi với Hợp tác xã đặc sản Đồng Tháp, mở ra kênh tiêu thụ quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài.
Tỉnh Đồng Tháp phát triển nuôi ếch đặc sản gần chục năm nay, ở các huyện Tháp Mười, Hồng Ngữ và thành phố Cao Lãnh, Sa Đéc. Không chỉ nuôi trong ao riêng, ếch còn được bà con nông dân nuôi chung với các loại cá, đạt sản lượng ếch hàng năm 5.000-6.000 tấn, cho hiệu quả kinh tế khá.
![]() |
Ếch đặc sản Đồng Tháp |
Khi chưa xảy ra dịch bệnh Covid-19, ếch Đồng Tháp được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Campuchia. Từ khi dịch bệnh xảy ra, tiêu thụ khó khăn, người nuôi ếch đang chịu lỗ. Việc Hợp tác xã đặc sản Đồng Tháp làm việc với Sở Công thương thành phố Hà Nội để kết nối kênh tiêu thụ đang mở ra nhiều hy vọng.
Bên cạnh, việc tiêu thụ nông sản nói chung ở tỉnh Đồng Tháp cũng có nhiều tín hiệu tích cực. Chẳng hạn Tiki dự kiến thu mua nông sản của nông dân để cung cấp trên sàn thương mại điện tử và phối hợp thực hiện Tuần hàng nông sản Đồng Tháp.
![]() |
Người dân nuôi ếch đặc sản tại Đồng Tháp |
Hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản ở tỉnh Đồng Tháp qua nhiều kênh, đặc biệt là sàn thương mại điện tử những ngày gần đây có kết quả khả quan. Theo bà Thủy, chỉ hai ngày 19 và 20/8, các đơn vị đã hỗ trợ tiêu thụ được trên 300 tấn thuỷ sản (cá tra, ếch), 850 tấn nông sản, trái cây các loại.
Trong lúc, việc lưu thông hàng hóa qua các chốt kiểm soát còn nhiều khó khăn do các địa phương đang siết chặt kiểm soát dịch bệnh. Trong ngày 20/8/2021, tỉnh Đồng Tháp phát hiện 156 ca dương tính (giảm 29 ca so ngày hôm qua). Cụ thể: 54 ca trong các cơ sở cách ly y tế tập trung; 45 ca trong khu vực phong tỏa (giảm 72 so với hôm qua); 57 ca trong cộng đồng (tăng 24 ca so với hôm qua). Tổng số ca dương đến cuối ngày 20/8/2021 là 5.760 ca.
Đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh nhưng tại cộc họp trực tuyến của tỉnh Đồng Tháp, các đơn vị thu mua nông sản cũng đề nghị được tạo điều kiện để lưu thông hàng hóa dễ dàng, nhanh chóng. Trong đó, với chủ trương thực hiện “4 tại chỗ” (thêm tiêu chí y tế tại chỗ để doanh nghiệp chủ động hơn) mà tỉnh Đồng Tháp ban hành, các doanh nghiệp đề nghị có hướng dẫn phương án để triển khai thực hiện.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP
