Tag

Đồng Nai: Định hướng sầu riêng là cây trồng chủ lực, tiềm năng lớn

Nông thôn mới 16/06/2023 16:29
aa
TTTĐ - Sầu riêng Đồng Nai hiện đang có nhiều tiềm năng và lợi thế để xuất khẩu. Dự kiến năm 2023, tỉnh sẽ xuất khẩu 20.000 tấn sầu riêng từ 11 vùng trồng với tổng diện tích 820ha.
Sầu riêng Ri6 hảo hạng Việt Nam “cháy hàng” tại Australia Sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc Chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu trái Biện pháp hạn chế rụng hoa - rụng trái sầu riêng Giải pháp phục hồi cây sầu riêng trên vùng đất bị nhiễm mặn

Xuất 360 tấn sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc

Sáng 16/6, tại Đồng Nai đã có buổi lễ công bố xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng đầu tiên theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Trước đó, giữa Trung Quốc và Việt Nam ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu.

Đồng Nai: Định hướng sầu riêng là cây trồng chủ lực, tiềm năng lớn
Lễ công bố xuất 360 tấn sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang thị trường Trung Quốc

Theo đó, trong đợt xuất khẩu này có 6 doanh nghiệp xuất nhập khẩu sầu riêng với số lượng 20 container với 360 tấn sầu riêng gồm giống Dona, Ri6 được thu hoạch từ 6 vùng trồng và 6 cơ sở đóng gói gồm Công ty TNHH XNK Trái cây Hòa Hạnh, Công ty TNHH XNK Thanh Trung, Công ty TNHH MTV Trái cây Thủy, Công ty Cổ phần Tập đoàn XNK trái cây Chánh Thu, Công ty TNHH XNK Tân Hoàng Linh, Công ty TNHH TMSX Thuận Hương.

Nông sản trên đã được cấp mã số xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua các Cửa khẩu Tân Thanh, Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (vận chuyển bằng đường bộ; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại trái cây Chiết Giang, Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Quảng Tây, Công ty TNHH Mậu Dịch Quốc tế Vạn Thành Hỷ).

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, Trung Quốc và Việt Nam đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu. Theo đó, phía nước này yêu cầu các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng phải có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ các đối tượng kiểm dịch thực vật, nhất là ruồi đục quả Bactrocera correcta và các loài rệp sáp; Đáp ứng được yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; Thực hiện đúng quy cách về đóng gói, thông tin trên bao bì để đảm bảo truy xuất nguồn gốc chính xác…

Tại tỉnh Đồng Nai, sầu riêng là một trong những loại cây trồng chủ lực của tỉnh, với diện tích trên 11.345ha, đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ và đứng thứ tư cả nước về diện tích sau Đắk Lắk (22.458ha), Lâm Đồng (17.719ha), Tiền Giang (17.656ha).

Đồng Nai: Định hướng sầu riêng là cây trồng chủ lực, tiềm năng lớn
Thứ trưởng Bộ NN &PTNT Hoàng Trung và lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tham quan các gian hàng sầu riêng tại buổi lễ

Vùng trồng sầu riêng ở tỉnh Đồng Nai tập trung các huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú, Xuân Lộc và thành phố Long Khánh. Các giống sầu riêng trồng chủ yếu là Ri6 (chiếm 45% diện tích), DONA (chiếm 50% diện tích). Diện tích thu hoạch 6.574ha và sản lượng năm 2023 khoảng 69 ngàn tấn.

Dự kiến xuất khẩu 20.000 tấn sầu riêng năm 2023

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng cho biết, sầu riêng Đồng Nai đang có nhiều tiềm năng và lợi thế để xuất khẩu. Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở đóng gói và 11 vùng trồng sầu riêng với diện tích trên 820ha, sản lượng khoảng 20.000 tấn được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, hiện có 61 vùng trồng sầu riêng với diện tích gần 2.000ha và 4 cơ sở đóng gói sầu riêng đã hoàn thiện hồ sơ gửi Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt mã số.

“Đây là cơ sở, tiền đề đảm bảo việc xuất khẩu sầu riêng chính thức, ổn định bền vững; góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lợi ích cho người nông dân. Do đó, Đồng Nai đã tập trung triển khai thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp để phát triển nền nông nghiệp tỉnh, đặc biệt là tập trung xây dựng, phát triển và quản lý tốt các vùng trồng nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nước nhập khẩu”, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết.

Đồng Nai: Định hướng sầu riêng là cây trồng chủ lực, tiềm năng lớn
Dự kiến năm 2023, tỉnh Đồng Nai sẽ xuất khẩu 20.000 tấn sầu riêng từ 11 vùng trồng với tổng diện tích 820ha

Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 140 vùng trồng với diện tích gần là 27.000ha (chuối, xoài, mít, thanh long, chôm chôm, chanh) xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc và Mỹ, EU, Úc và New Zealand. Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc có 103 vùng trồng, gồm: 11 vùng trồng sầu riêng, diện tích 820ha, 18 vùng trồng xoài với diện tích hơn 9 ngàn ha; 22 vùng trồng chôm chôm, diện tích hơn 6,9 ngàn ha; 30 vùng trồng chuối, diện tích 5,6 ngàn ha; 13 vùng trồng mít với diện tích 2,2 ngàn ha và 9 vùng trồng thanh long diện tích 728ha.

Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, mục tiêu của tỉnh Đồng Nai là phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, chuyển đổi số và tăng năng suất lao động; Phát triển hài hòa giữa kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, tập trung vào phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

Tôn vinh trái cây và sản phẩm OCOP Đồng Nai năm 2023

Được biết, lễ công bố xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng là một trong những hoạt động của chương trình lễ hội trái cây Long Khánh năm 2023, vừa được khai mạc vào tối 15/6 và diễn ra trong 9 ngày, từ 15-23/6/2023) tại Công viên Bia Chiến thắng Long Khánh, phường Xuân An, TP Long Khánh.

Lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá du lịch và sản phẩm trái cây Long Khánh đến du khách trong và ngoài tỉnh; Tạo điều kiện kết nối điểm đến du lịch sinh thái vườn đến với du khách và các đơn vị lữ hành, để tạo điều kiện kết nối tour, tuyến du lịch trong thời gian tới.

Tại đây sẽ diễn ra nhiều hoạt động: Tuần lễ tôn vinh trái cây và sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Nai năm 2023 với khoảng 20 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm trái cây, nông sản tiêu biểu của địa phương; Lễ công bố xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng đầu tiên sang Trung Quốc; Liên hoan ẩm thực “Hương sắc Long Khánh”…

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Xem thêm