Tag

Điểm mặt các dịch bệnh thường xuất hiện trên đàn vật nuôi mùa Đông - Xuân

Nông thôn mới 03/01/2022 08:33
aa
TTTĐ - Hiện nay, thời tiết miền Bắc đang trong những ngày lạnh nhất từ đầu mùa Đông đến nay, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của đàn vật nuôi, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus sinh sôi, này nở, gây hại cho đàn gia sức, gia cầm. Do đó, các hộ chăn nuôi cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi.
Hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách phát triển thủy sản

Kiểm soát tốt dịch bệnh đàn vật nuôi, đảm bảo cung ứng thực phẩm cuối năm Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống dịch trên đàn vật nuôi Ngành chăn nuôi bảo đảm nguồn cung những tháng cuối năm Thúc đẩy sản xuất để giữ vững an ninh lương thực

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất lớn

Hà Nội là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn với 32,6 triệu con gia cầm, 1,56 triệu con lợn, 171.251 con trâu, bò. Trong năm 2021 vừa qua, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định. Tuy nhiên, khoảng thời gian này, thời tiết diễn biến khắc nghiệt, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi khiến tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh như: Tụ huyết trùng, tiêu chảy, viêm phổi (đàn trâu, bò); Phó thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy (đàn lợn); Tụ huyết trùng, Newcastle (đàn gia cầm)...

Thời điểm hiện tại, các hộ dân đang tập trung đẩy mạnh tái đàn lợn nhằm cung cấp nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đây cũng là giai đoạn dễ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm do trên địa bàn thành phố còn nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chưa được quản lý. Người chăn nuôi khá chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, thời tiết mưa, nắng thất thường cũng tạo điều kiện cho mầm bệnh truyền nhiễm phát sinh. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cuối năm của người dân tăng cao nên việc vận chuyển gia súc, gia cầm tương đối lớn cũng tiềm ẩn phát sinh dịch bệnh.

Điểm mặt các dịch bệnh thường xuất hiện trên đàn vật nuôi mùa Đông - Xuân
Nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia cầm vào thời điểm mùa Đông - Xuân là rất lớn, do đó các hộ chăn nuôi cần chủ động các phương án phòng chống dịch

Để hạn chế dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát vào dịp cuối năm và các tháng đầu năm mùa lễ hội 2022, các địa phương đang duy trì trực 24/24 giờ tại chốt kiểm dịch động vật liên ngành trên địa bàn toàn thành phố; Các lực lượng chức năng cũng đẩy mạnh xử lý nghiêm các trường hợp nhập động vật, sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch; Tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y, công an, quản lý thị trường trong kiểm dịch, kiểm soát động vật, sản phẩm động vật xuất, nhập trên địa bàn thành phố.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, các địa phương cần đẩy mạnh tiêm phòng các loại vắc xin, đạt tỷ lệ cao (từ 80% tổng đàn trở lên) để tạo miễn dịch cho đàn gia súc, gia cầm. Cùng với đó, thực hiện tổng tẩy uế môi trường, làm giảm sự lây nhiễm mầm bệnh ở các cơ sở chăn nuôi.

Các địa phương thực hiện tốt việc giám sát dịch bệnh tại các cơ sở, chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở thực hiện tốt việc giám sát tại các thôn, xóm có chăn nuôi; Tăng cường kiểm tra các bãi rác, kênh mương, kịp thời xử lý xác gia súc, gia cầm chết trôi nổi, không rõ nguồn gốc; Kịp thời phát hiện dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm để có biện pháp ngăn chặn; Lấy mẫu làm các xét nghiệm để dự tính, dự báo dịch bệnh, nhất là các cơ sở chăn nuôi lớn, vùng chăn nuôi tập trung.

Chủ động các biện pháp phòng chống dịch

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 303/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố năm 2022.

Theo đó, các sở, ngành liên quan và các địa phương của thành phố triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định; Phát triển chăn nuôi, quản lý giết mổ gia súc, gia cầm có kiểm soát.

Trong công tác tổ chức triển khai thực hiện phải có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở và cả hệ thống chính trị. Các đơn vị cần tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, huy động toàn dân tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh và chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm an toàn.

UBND thành phố cũng yêu cầu các địa phương tổ chức phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm phải kịp thời, phù hợp, hiệu quả, không để lãng phí các nguồn kinh phí đầu tư; Quản lý chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm và giám sát dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt tại các ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ cao, bảo đảm an toàn cho người trực tiếp tham gia và những người liên quan đến công tác phòng, chống dịch.

Điểm mặt các dịch bệnh thường xuất hiện trên đàn vật nuôi mùa Đông - Xuân
Các địa phương của thành phố triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định

Song song đó, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản của UBND thành phố về nội dung trên, cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm và phòng, chống dịch bệnh; kiên quyết ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Hà Nội cho thấy, năm 2021, trên địa bàn thành phố xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại 8 huyện; Bệnh cúm gia cầm xảy ra tại 10 huyện; Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xảy ra tại 3 huyện.

Trong năm, các cấp, các ngành đã chủ động thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và đạt được kết quả tích cực, dịch bệnh không lây lan ra diện rộng.

Dự báo tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2022 vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm (A/H5N8), bệnh Dịch tả lợn châu Phi… trong khi, thành phố có quy mô tổng đàn gia súc, gia cầm lớn; Chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, tự phát còn chiếm tỷ lệ cao; Mặt khác địa bàn Hà Nội có mức tiêu thụ sản phẩm động vật và lưu lượng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào thành phố khá lớn… nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm là rất cao.

Do đó, các địa phương cần chủ động giám sát dịch bệnh, nhất là tại những nơi đã từng xuất hiện dịch bệnh, các khu vực có nguy cơ cao để cảnh báo, phát hiện sớm và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện.

Đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo với chính quyền địa phương dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho cộng đồng. Mặt khác, các địa phương cần tổ chức tổng vệ sinh, khử trùng để tiêu diệt các mầm bệnh ở môi trường, nhất là những nơi có mật độ chăn nuôi cao; Đặc biệt, cần có biện pháp ngăn chặn các loài truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, không để dịch bệnh lây lan.

Tăng cường giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 Tăng cường giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Tiến hành các thủ tục để mua vaccine cho trẻ 5-11 tuổi Tiến hành các thủ tục để mua vaccine cho trẻ 5-11 tuổi
Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt việc tiêm vaccine phòng COVID-19 Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt việc tiêm vaccine phòng COVID-19
Cơ chế, chính sách đặc thù về thuốc, vaccine phòng, chống COVID-19 Cơ chế, chính sách đặc thù về thuốc, vaccine phòng, chống COVID-19
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác điều trị, giảm ca tử vong do COVID-19 Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác điều trị, giảm ca tử vong do COVID-19
Tiếp nhận vaccine Sputnik Light do Chính phủ Liên bang Nga viện trợ Tiếp nhận vaccine Sputnik Light do Chính phủ Liên bang Nga viện trợ

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng Nông thôn mới

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng

TTTĐ - Trong bối cảnh bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi, với truyền thống đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, chủ động, linh hoạt, triển khai nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn. Nhờ đó, quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành tựu ấn tượng trên các lĩnh vực.
Xem thêm