Tag
Hà Nội

Ngành chăn nuôi bảo đảm nguồn cung những tháng cuối năm

Nông thôn mới 28/09/2021 19:25
aa
TTTĐ - Để bảo đảm nguồn cung cho thị trường, phục vụ Nhân dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh, nhất là vào dịp cuối năm, cũng như Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã lên phương án tăng cường phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã… triển khai nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh; Đồng thời khuyến khích các cơ sở chăn nuôi thúc đẩy việc tái đàn theo hướng chăn nuôi an toàn.
Sữa nông trại Myfarm: Mang cả thiên nhiên vào từng sản phẩm OCOP “Miếng bánh” dự án BT hết thời, “ông trùm” chăn nuôi Dabaco giải thể 2 công ty Kiểm soát phòng, chống bệnh cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người Hà Nội: Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân trên đàn vật nuôi

Đảm bảo chăn nuôi ổn định

Từ đầu năm 2021 đến nay, mặc dù chịu tác động nặng nề bởi dịch Covid-19, cũng như các loại dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, nhưng ngành Nông nghiệp Hà Nội vẫn giữ vững được đà tăng trưởng trong lĩnh vực chăn nuôi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm an toàn cho thị trường.

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, tính đến hết tháng 8/2021, tổng đàn bò toàn thành phố Hà Nội tăng trưởng 3,5%; Đàn lợn tăng 14%; Đàn gia cầm tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Không chỉ duy trì mức tăng trưởng, các mô hình chăn nuôi theo hướng hiện đại, khép kín, an toàn sinh học, chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm còn được mở rộng, giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững.

Đặc biệt, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tái đàn, tăng đàn đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và chuẩn bị nguồn cung thực phẩm vào dịp cuối năm.

Ngành chăn nuôi bảo đảm nguồn cung những tháng cuối năm
Ngành Nông nghiệp Hà Nội đã lên phương án bảo đảm nguồn cung cho thị trường, phục vụ Nhân dân Thủ đô, nhất là vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Ông Nguyễn Giáp Đông, Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết: Trong 8 tháng đầu năm, đàn trâu của huyện có 4.181 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 85 tấn, đàn bò 33.600 con, trong đó 11.500 con bò sữa, sản lượng sữa đạt 23.000 tấn; Đàn lợn 294.032 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 25.000 tấn; Đàn gia cầm 5,7 triệu con, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 35.000 tấn; Sản lượng trứng 70 triệu quả; Diện tích nuôi trồng thủy sản 2.600ha, sản lượng 6.000 tấn.

“Thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm xây dựng các trang trại tập trung xa khu dân cư, gắn với công tác xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường. Để đảm bảo nguồn cung thực phẩm phục vụ Nhân dân Thủ đô những tháng cuối năm, Ba Vì đang tập trung phát triển mạnh đàn bò thịt tại xã Tòng Bạt, Cẩm Lĩnh, Khánh Thượng, Minh Quang…. Đồng thời, huyện cũng phát triển lợn siêu nạc và đàn gia cầm, gà đồi, cá đặc sản an toàn và hữu cơ, đà điểu.

Cùng với việc phát triển đàn vật nuôi, Ba Vì cũng sẽ chú trọng mở rộng mô hình chăn nuôi đặc sản tại các xã vùng núi; Gắn phát triển chăn nuôi với khâu giết mổ, chế biến tiêu thụ sản phẩm, quảng bá và phát triển thương hiệu bò BBB, Wagyu, gà đồi Ba Vì, vùng chăn nuôi Đà điểu tại xã Minh Quang, Khánh Thượng, Vân Hòa, Yên Bài…. Đặc biệt là mở rộng vùng nuôi trồng thủy sản như tôm càng xanh tại xã Cẩm Lĩnh, Phú Đông”, ông Nguyễn Giáp Đông nhấn mạnh.

Phát triển và nhân rộng các chuỗi liên kết

Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người dân Thủ đô những tháng cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các cấp, ngành, địa phương, nhất là người chăn nuôi Thủ đô cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp thì mới có thể duy trì và phát triển ổn định đàn gia súc, gia cầm.

Theo đó, nhiệm vụ quan trọng ngành Nông nghiệp Hà Nội cần triển khai là bám sát diễn biến thị trường, cung - cầu để định hướng cho người chăn nuôi tăng đàn, tái đàn phù hợp với thực tiễn từng địa phương; Chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là các loại dịch bệnh nguy hiểm, tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, gia cầm.

Ngành chăn nuôi bảo đảm nguồn cung những tháng cuối năm
Ngành Nông nghiệp Thủ đô chủ trương xây dựng các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, khép kín

Đối với các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, khép kín, hay vùng chăn nuôi trọng điểm của thành phố, cần có kế hoạch sản xuất gắn với phương án phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, không để bị đứt gãy chuỗi sản xuất và tiêu thụ…

Đặc biệt, để giúp người chăn nuôi phục hồi sản xuất do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các cấp, ngành cần có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, khoanh, giãn nợ; Tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển thức ăn, sản phẩm chăn nuôi.

Cùng với đó, các địa phương cần tiếp tục thúc đẩy nhanh việc phát triển và nhân rộng các chuỗi liên kết trong chăn nuôi, có hình thức hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào ngành chăn nuôi theo chuỗi khép kín để hỗ trợ người chăn nuôi sản xuất, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

Về phía các địa phương, cần tăng cường xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi có thương hiệu, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi, làm cầu nối giữa các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trang trại với các doanh nghiệp lớn và thị trường.

Đối với người chăn nuôi, cần thực hiện theo đúng khuyến cáo của ngành chăn nuôi trong việc tăng đàn, tái đàn; Tích cực tham gia vào các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ; Thay đổi quy trình sản xuất theo hướng an toàn sinh học, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc duy trì phát triển đàn gia súc, gia cầm để chủ động, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để làm được điều đó, các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và người chăn nuôi cần tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn.

Đọc thêm

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Nông thôn mới

Hà Nội quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng sơ khảo Hội thi tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn Nông thôn mới

Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và quảng bá du lịch nông thôn

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, TikTok Việt Nam cùng đơn vị đồng hành HDBank và đối tác MCN House of Deera phối hợp thực hiện chương trình Chợ phiên OCOP "Hương vị An Giang".
Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 27/6, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả quý II, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố Nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới cấp thành phố

TTTĐ - Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hà Nội đã có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM), hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu TP đặt ra. Hà Nội cũng đã có 172 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 65 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Đây được xem là tín hiệu tích cực góp phần giúp Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM cấp TP.
Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Phú Đông đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới năm 2020, xã Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội) tiếp tục triển khai các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao. Sau hơn 3 năm thực hiện, Phú Đông đủ điều kiện, đề nghị thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Xem thêm