Tag

Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp 03/11/2020 06:05
aa
TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 161/NQ-CP về đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm, đùn đẩy trách nhiệm Doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện đúng quy định về công bố thông tin Lương cơ bản của sếp doanh nghiệp nhà nước có thể đạt 70 triệu đồng/tháng Chính phủ bàn giải pháp đổi mới, phát triển khối doanh nghiệp nhà nước Giám sát doanh nghiệp nhà nước: Cần đột phá hay dò đá qua sông? Gỡ vướng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Nghị quyết nêu rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, đối với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, DNNN
Nghị quyết nêu rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, đối với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước

Thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tuy nhiên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt, khẩn trương, kịp thời ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương, kịp thời ban hành quy định nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có DNNN nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động đối phó với ảnh hưởng của dịch bệnh, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Với các chỉ đạo quyết liệt đó và nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực.

Nghị quyết nêu rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, đối với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, DNNN. Trong đó, cần khẩn trương nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh, chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống các chỉ số để theo dõi, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh theo các chuẩn mực quản trị hiện đại và thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, đi đầu trong nghiên cứu, đổi mới phát triển công nghệ. Mỗi Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước phải là một trung tâm đổi mới sáng tạo. Xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp, hình thành các chuỗi giá trị, tiên phong trong việc thực hiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0; chủ động hơn nữa trong hội nhập, vươn ra thị trường quốc tế; lấy thị trường nội địa làm trọng tâm, làm bàn đạp để vươn mình hội nhập, kết nối với chuỗi giá trị của khu vực và toàn cầu.

Phát huy sức mạnh đoàn kết, tăng cường liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ giữa các DNNN và các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài; chủ động tìm hiểu thông tin, trang bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng tận dụng cơ hội, lợi thế của các FTAs mới để chuyển hướng, tạo chuỗi giá trị mới, củng cố và mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu Việt Nam trên thế giới.

Nâng cao vai trò kiến tạo tại những địa bàn khó khăn, quan tâm đầu tư đến những lĩnh vực, địa bàn tư nhân không muốn đầu tư, những lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc phòng; xây dựng tiêu chí cụ thể, toàn diện để đánh giá hiệu quả đúng hơn nữa của DNNN trong nền kinh tế.

Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, DNNN cần góp phần tích cực trong cơ cấu lại nền kinh tế, giữ ổn định vĩ mô, đảm bảo an ninh cho nền kinh tế (an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường...). Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước thì Nhà nước phải nắm cổ phần chi phối.

Các lĩnh vực điện lực, lương thực, viễn thông, các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và một số doanh nghiệp phúc lợi phục vụ nhân dân thì Nhà nước phải nắm cổ phần. DNNN phải có chiến lược, dẫn dắt thúc đẩy phát triển một số lĩnh vực như công nghệ 5G, Chính phủ điện tử, thành phố thông minh... nhận thức rõ vai trò, vị thế của DNNN trong vấn đề này để đổi mới, nâng cao hiệu quả và cơ cấu lại DNNN.

Tiếp tục phát huy vai trò, đổi mới mô hình tổ chức và phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể trong quá trình cơ cấu lại DNNN; quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng trong DNNN khi để xảy ra thua lỗ, tổn thất trong hoạt động và vi phạm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Vừa đảm bảo chống dịch, vừa đảm bảo tối đa hoạt động sản xuất kinh doanh

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, DNNN triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ có liên quan và một số nội dung.

Trong đó, khẩn trương xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt phương án cơ cấu lại DNNN trực thuộc theo đúng quy định tại Quyết định số 707/QĐ-TTg; kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan về việc chậm phê duyệt phương án theo quy định.

Khẩn trương chỉ đạo các đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thực hiện báo cáo kê khai, đề xuất phương án xử lý nhà, đất, trên cơ sở đó tổng hợp, lập phương án báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt; rà soát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất bảo đảm thực hiện đúng chế độ quy định, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý trong việc kiểm tra hiện trạng nhà, đất; khẩn trương có ý kiến về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn để bảo đảm tiến độ phê duyệt phương án xử lý.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán; bàn giao các doanh nghiệp thuộc diện phải bàn giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo đúng quy định của pháp luật;...

Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, DNNN vừa đảm bảo yêu cầu chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo tối đa hoạt động sản xuất kinh doanh; rà soát, điều chỉnh lại các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2020 cho phù hợp với tình hình mới; trong đó, xây dựng các giải pháp ứng phó rủi ro, hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, đề xuất, kiến nghị cụ thể giải pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau khi dịch kết thúc. Quan tâm đối với người lao động, sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, bảo đảm công ăn việc làm, thu nhập ổn định, chăm lo đời sống cho người lao động. Trường hợp bất khả kháng phải cắt giảm tạm thời số lượng lao động, cần có chế độ, chính sách hỗ trợ, trợ cấp phù hợp.

Không để xảy ra lợi ích nhóm trong cổ phẩn hóa

Các địa phương phát huy thế mạnh của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn là đầu tầu cho phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển bền vững, đồng bộ; Thúc đẩy liên kết nội vùng, liên vùng và quốc tế, tạo cơ sở phát triển mô hình tổ chức lãnh thổ, tổ chức sản xuất kinh doanh mới; hình thành các cụm ngành, chuỗi giá trị sản xuất và cung ứng liên thông.

Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động nghiên cứu, triển khai thực hiện nhất quán và triệt để cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung giải quyết các điểm bất cập làm cản trở doanh nghiệp phát triển; phục hồi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gãy; xây dựng, phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới;..

Nâng cao vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN, gắn kết quả việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, tuân thủ nguyên tắc thị trường, không để xảy ra hiện tượng lợi ích nhóm trong việc triển khai cổ phẩn hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN.

Đọc thêm

Khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, khát vọng làm giàu chính đáng Doanh nghiệp

Khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, khát vọng làm giàu chính đáng

TTTĐ - Nghị quyết số 68-NQ/TW (Nghị quyết số 68) của Bộ Chính trị mang thông điệp khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, khát vọng làm giàu chính đáng, ý chí đổi mới và tinh thần dấn thân của doanh nhân, doanh nghiệp và mỗi người dân Việt Nam. Nếu được triển khai hiệu quả, nghị quyết này chính là chất xúc tác đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên của sáng tạo, hội nhập và thịnh vượng, trong đó kinh tế tư nhân đóng vai trò dẫn dắt với tinh thần chủ động, tự cường và đầy khát vọng.
Chính thức vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại xứ sở bạch dương Doanh nghiệp

Chính thức vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại xứ sở bạch dương

TTTĐ - Ngày 11/5, Tập đoàn TH (thương hiệu TH true MILK) chính thức đưa vào vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại Liên bang Nga. Sự kiện đánh dấu cột mốc ra đời những hộp sữa tươi sạch TH true MILK đầu tiên sản xuất tại xứ sở bạch dương.
Gia tăng tiềm lực cho doanh nghiệp và đất nước từ nền tảng khoa học công nghệ Doanh nghiệp

Gia tăng tiềm lực cho doanh nghiệp và đất nước từ nền tảng khoa học công nghệ

Tối 11/5, Lễ trao Giải thưởng Bảo Sơn năm 2024 được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cùng đại diện các bộ, ban, ngành, đông đảo nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Phái đoàn Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ trao đổi hợp tác cùng CT Group Nhịp sống phương Nam

Phái đoàn Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ trao đổi hợp tác cùng CT Group

TTTĐ - Phái đoàn Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ cùng CT Group đã trao đổi chuyên sâu nhiều nội dung về các lĩnh vực công nghệ cao, giáo dục, kinh tế xanh và phát triển xã hội bền vững…
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Doanh nghiệp

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

TTTĐ - Ngày 11/5, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (Hanoisme) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995 - 2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
“Cởi trói” để mở rộng đối tượng viên chức được thành lập doanh nghiệp Doanh nghiệp

“Cởi trói” để mở rộng đối tượng viên chức được thành lập doanh nghiệp

TTTĐ - Ngoài cho phép viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập "được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập", các đại biểu Quốc hội đề xuất nên mở rộng hơn đối tượng.
Phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

TTTĐ - Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng, sức cạnh tranh của một nền kinh tế không chỉ được quyết định bởi tiềm lực của khu vực nhà nước hay đầu tư nước ngoài, mà ngày càng phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân. Ở Việt Nam, phát triển kinh tế tư nhân là một hướng đi quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Chặn việc mở doanh nghiệp “ma”, kê khống vốn Doanh nghiệp

Chặn việc mở doanh nghiệp “ma”, kê khống vốn

TTTĐ - Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp thành lập mới nhưng thực chất là không hoạt động mà lại thực hiện nhiều hình thức khác, gây khó khăn cho việc quản lý tại địa phương.
Giao lưu doanh nghiệp Hải Phòng và Trung Quốc Doanh nghiệp

Giao lưu doanh nghiệp Hải Phòng và Trung Quốc

TTTĐ - Tối 10/5, trong khuôn khổ “Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025”, Sở Ngoại vụ thành phố Hải Phòng, Cục Ngoại vụ và Ngoại giao Văn hóa (Bộ Ngoại giao) tổ chức sự kiện “Hành trình hợp tác” tại Khu công nghiệp (KCN) Nam Cầu Kiền.
Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển Doanh nghiệp

Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi như cải cách thủ tục hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, bình đẳng trong các chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư…
Xem thêm