Tag

Chính phủ bàn giải pháp đổi mới, phát triển khối doanh nghiệp nhà nước

Kinh tế 21/11/2018 20:33
aa
TTTĐ - Ngày 21/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty.

Chính phủ bàn giải pháp đổi mới, phát triển khối doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng 2 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị.

Bài liên quan

Quy chế trình tự, thủ tục chuyển giao DN về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu 6 doanh nghiệp từ Bộ Công thương về "siêu ủy ban"

Thủ tướng dự lễ ra mắt Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Ủy ban quản lý vốn Nhà nước sẽ hoạt động từ tháng 10/2018

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng khẳng định, DNNN hết sức cần thiết cho sự phát triển đất nước. Các nước trên thế giới đều có DNNN để điều tiết nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Thủ tướng đã có quyết định về tiêu chí phân loại DNNN, nêu rõ tỷ lệ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ vốn. Trong đó, Nhà nước nắm chi phối cảng, sân bay, điện lực, 4 ngân hàng lớn để điều tiết chính sách tiền tệ, quốc phòng, an ninh, viễn thông, cao su, dầu khí…

Chính phủ đã lập ra Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đây không phải là cơ quan trung gian, gây khó khăn, ách tắc cho sản xuất kinh doanh. “Anh quản lý làm sao để doanh nghiệp phát triển, xứng tầm vai trò chủ đạo của nền kinh tế, chứ không phải càng ngày càng teo tóp, đi xuống”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng nhìn nhận thời gian qua, công tác đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN đạt nhiều kết quả quan trọng, nổi bật ở 2 điểm: Góp phần ổn định vĩ mô, tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước và giảm số lượng DNNN (từ trên 12.000 xuống còn dưới 600 doanh nghiệp). Thủ tướng nêu rõ quan điểm “thà ít mà tốt”.

Đồng thời, Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý một số điểm bất cập, tồn tại, là hiệu quả, đóng góp của nhiều DNNN còn thấp. Nếu quản trị tốt hơn, đầu tư nhất là đầu tư khoa học công nghệ tốt hơn thì đóng góp sẽ tốt hơn nữa. Đây là điều chúng ta trăn trở. Bên cạnh đó, còn nợ xấu, thua lỗ, thất thoát lớn. Tính công khai, minh bạch, kiểm tra, kiểm soát có nhiều vấn đề. Băn khoăn tình trạng có tập đoàn, tổng công ty trong nhiều năm liền không khởi công công trình nào, Thủ tướng cho rằng, chúng ta “không mặc áo quá đầu” nhưng không đầu tư trong tình hình thị trường trong nước đạt gần 100 triệu dân và hội nhập sâu rộng thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các DNNN đi đầu trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các DNNN đi đầu trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế.

Những hạn chế, yếu kém này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh việc chấp hành chỉ đạo của cấp trên, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa được nghiêm; còn tư tưởng e ngại, nhận thức chưa thông trong vấn đề đổi mới khi cổ phần hóa, thoái vốn; tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau cổ phần hoá, thoái vốn; tư tưởng yên vị đã và đang kìm hãm tiến độ đổi mới; lợi ích nhóm, tham nhũng trong cổ phần hóa, thoái vốn.

Thời gian qua, có nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực và một số vụ án khởi tố cán bộ, lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty, bộ, ngành, địa phương liên quan. Việc này có nhiều nguyên nhân, vừa do cơ chế, chính sách, vừa do lỗi buông lỏng quản lý Nhà nước trong thời gian dài, đặc biệt là lỗi chủ quan của cán bộ, tổ chức liên quan. Quan điểm của Đảng, Nhà nước là tiếp tục thực hiện nghiêm công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực, khắc phục khuyết điểm, hạn chế trong cổ phần hóa, thóa vốn DNNN. Chính phủ sẽ chủ động chỉ đạo, rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách để tập trung khắc phục.

“Thủ tướng rất hiểu tình hình, thông cảm với các đồng chí nhưng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, DNNN phải tập trung hơn nữa cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, không để ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra phải hết sức chặt chẽ, theo đúng quy định, bình thường mỗi năm một lần để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thanh tra kiểm tra là để doanh nghiệp làm đúng hơn, thực hiện tốt hơn các quy định, cơ chế chính sách liên quan. Xử lý vi phạm nhưng không kìm hãm sự phát triển, đặc biệt các cơ quan chức năng phải củng cố niềm tin cho doanh nghiệp, của nhà đầu tư, của thị trường, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.

Tại hội nghị, Thủ tướng nêu các yêu cầu cụ thể đặt ra đối với các cấp, các ngành, tập đoàn, tổng công ty, DNNN. Đó là cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, không làm thất thoát vốn, tài sản Nhà nước. Cổ phần hóa ngay cả doanh nghiệp có hiệu quả để thu hút vốn xã hội, nâng cao năng lực quản trị, góp phần chống tham nhũng. Cổ phần hóa phải gắn với niêm yết trên sàn chứng khoán vì quá trình cổ phần hóa dễ gây thất thoát tài sản Nhà nước, dễ tham nhũng. Chống “đi đêm” trong cổ phần hóa.

Đối với các doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa do lý do khách quan, cần kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các khó khăn, vướng mắc để xem xét, giải quyết.

Xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc để chậm trễ trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn. Có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm các vi phạm, không để tái diễn.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chức năng khẩn trương tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các tập đoàn, tổng công ty, DNNN để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi ngay các quy định liên quan đến xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, quy trình cổ phần hóa, thoái vốn, các quy định về quản lý tài chính, tiền lương, đăng ký, niêm yết; quyền và trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan quản lý, đại diện chủ sở hữu… “Tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là tạo mọi thuận lợi về cơ chế, chính sách, pháp luật để thực hiện; trường hợp có vướng mắc thì phải rà soát, đề xuất, sửa đổi ngay; đồng thời, phải thực thi nghiêm pháp luật; không để có lỗ hổng pháp lý và tái diễn những vi phạm trong cổ phần hóa, thoái vốn”.

Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN trước ngày 31/12/2018 hoàn thành việc phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý theo đúng quy định, trong đó nêu rõ tiến độ, cơ quan tổ chức thực hiện, người chịu trách nhiệm.

Trường hợp không triển khai thoái vốn đúng tiến độ đối với những danh mục đã được duyệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước có trách nhiệm chuyển giao về SCIC để tổ chức thoái vốn theo quy định trước ngày 31/12/2018.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng 2 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng và các đại biểu trao đổi sau khi kết thúc hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng 2 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng và các đại biểu trao đổi sau khi kết thúc hội nghị.

Nhấn mạnh công tác nhân sự, bố trí cán bộ tại các tập đoàn, tổng công ty, Thủ tướng nêu rõ, cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đại diện vốn Nhà nước đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, “bố trí người làm việc chứ không bố trí người nhà”. Kiên quyết không để tình trạng "sân trước, sân sau".

Thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập, công tác cán bộ; đặc biệt là trong ký kết và thực hiện các hợp đồng với những người có liên quan đến người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch và xử lý nghiêm các vi phạm. Kiên quyết xử lý dứt điểm các DNNN, dự án đầu tư chậm tiến độ, hoạt động thua lỗ.

Định kỳ công bố công khai thông tin về cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước làm cơ sở để theo dõi, đánh giá tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính cùng Văn phòng Chính phủ tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại Hội nghị, hoàn thiện dự thảo Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới DNNN, cổ phần hóa, thoái vốn DNNN, sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành.

Đọc thêm

ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống Doanh nghiệp

ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống

TTTĐ - Xuyên suốt quá trình phát triển, sứ mệnh kiến tạo giá thị thuận ích luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ROX Group. Doanh nghiệp mang đến các sản phẩm, dịch vụ chất lượng đồng thời khuyến khích khách hàng, cộng đồng theo đuổi lối sống văn minh, hài hòa cả về thể chất và tinh thần.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, hỗ trợ việc làm cho người lao động Lao động - Việc làm

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, hỗ trợ việc làm cho người lao động

TTTĐ - Trong tháng 4/2025, thành phố Hà Nội đã tạo việc làm mới cho 31.454 người lao động. Tính trong 4 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động, đạt 52,1% kế hoạch năm 2025.
Kế hoạch triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Kế hoạch triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 139/NQ-CP ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân (Kế hoạch).
Thiên Long tham dự Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 68 Doanh nghiệp

Thiên Long tham dự Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 68

TTTĐ - Sáng 18/5, tại toà nhà Quốc hội (Hà Nội), Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Tập đoàn Thiên Long là một trong số doanh nghiệp tiêu biểu tham gia sự kiện quan trọng này.
Xã Nhơn Hải đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của Bình Định Nông thôn mới

Xã Nhơn Hải đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của Bình Định

TTTĐ - Xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Định đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa - du lịch năm 2024.
Cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng với các doanh nhân Doanh nghiệp

Cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng với các doanh nhân

Sáng 18/5, ngay tại Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, trước sự hiện diện của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp trao đổi, giải đáp một số ý kiến, đề xuất của lãnh đạo, đại diện cộng đồng doanh nghiệp tư nhân.
Gỡ nút thắt để cà phê, trà Việt Nam vươn tầm quốc tế Thị trường - Tài chính

Gỡ nút thắt để cà phê, trà Việt Nam vươn tầm quốc tế

TTTĐ - Tại hội thảo "Cà phê Việt Nam: Tăng lợi ích cho người trồng, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu" trong khuôn khổ Lễ hội "Tôn vinh cà phê Việt" do Báo Người Lao động tổ chức, nhiều chuyên gia đã hiến kế giúp tăng giá trị, thúc đẩy phát triển ngành.
Khoa học công nghệ - nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới Doanh nghiệp

Khoa học công nghệ - nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới

TTTĐ - "Chìa khóa" để bước vào kỷ nguyên mới được Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) xác định chỉ có một, đó chính là khoa học công nghệ.
Tạo động lực, truyền cảm hứng cho doanh nhân và phát động toàn dân thi đua làm giàu Kinh tế

Tạo động lực, truyền cảm hứng cho doanh nhân và phát động toàn dân thi đua làm giàu

Sáng 18/5, trình bày chuyên đề tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng "thương trường là chiến trường", cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các thương nhân - chiến sĩ trên mặt trận kinh tế và phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu trên phạm vi cả nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ra mắt thương hiệu VCBNeo và ứng dụng số NeoOne Doanh nghiệp

Ra mắt thương hiệu VCBNeo và ứng dụng số NeoOne

TTTĐ - Vietcombank ra mắt thương hiệu mới VCBNeo và ứng dụng ngân hàng số NeoOne, đánh dấu bước tiến số hóa toàn diện trong hệ sinh thái Vietcombank.
Xem thêm